Kính thưa các đ/c trong Đảng uỷ, Chỉ huy hệ 4,
Kính thưa các đ/c cán bộ, giảng viên Khoa Giáo dục thể chất
Thưa các đ/c học viên Khoá 1 Giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh thân mến;
Trước hết thay mặt cho đội ngũ cán bộ, giảng viên khoa GDTC xin cảm ơn chân thành và trân trọng đến các đ/c cán bộ, học viên hệ 4 đã quan tâm,
tổ chức sự kiện này để chung ta có cuộc gặp mặt xúc động chào mừng 67 năm ngày thể thao Việt Nam hôm
nay.
Thưa các đ/c, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi được bầu làm Chủ tịch nước
tháng 8/1945, thì Người là Nhà giáo và là giáo viên dạy văn hóa, dạy thể dục,
thể thao ở trường Dục Thanh -TP Phan thiết.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, đất nước vừa giành được độc lập đã gặp phải biết bao khó khăn, bởi thù
trong, giặc ngoài, cộng thêm với nền kinh tế do chế độ cũ để lại rất nghèo nàn
lạc hậu, nhân dân nhiều nơi đói rét, dịch bệnh hoành hành, sức khỏe giảm sút.
Trong hoàn cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đã đề ra nhiều chủ
trương hết sức đúng đắn, kịp thời, nhằm đẩy lùi những khó khăn; Người kêu gọi
đồng bào cả nước chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; đồng thời Người đã
sớm ký sắc lệnh thành lập ngành TDTT của nước Việt Nam mới.
Trước
Tết Ất Dậu nửa tháng, ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14
thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên. Ngành TDTT mới ra đời có
nhiệm vụ là "Liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên
cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc". Để tăng cường
và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất
cho thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27/3/1946
thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục; đặc biệt ngay
sau đó, Người đã viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Lời kêu gọi này lần đầu tiên được tăng trên
báo Cứu Quốc số ra ngày 27/3/1946". Lời kêu gọi toàn dân tập
thể dục" của Người như ánh dương tỏa chiếu, định hướng cho sự hình thành
và phát triển nền TDTT mới của nước Việt Nam mới. Lời kêu gọi do Bác tự tay
viết với văn phong bình dị, rõ ràng, ai cũng có thể hiểu được.
Người
viết: "Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì
cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm
cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho
cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của
mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già
trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể
dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là
sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể
dục. Tự tôi ngày nào cũng tập".
Lời kêu gọi tập thể dục của Người gồm
148 chữ; cùng với những hình ảnh sinh động về hoạt động tập luyện thể dục thể
thao của người như Bác tập tạ ante, bơi lội, tập Võ (thái cực quyền), tập bóng chuyền ,đi ngựa, hành quân bộ giã ngoại và rất nhiều hình
ảnh sinh động về cuộc đời không ngừng rèn luyện thể lực, sức khỏe để phục vụ cách mạng, nhân dân của Bác. Trải qua 67 năm xây dựng, trưởng
thành và phát triển, từ Sắc lệnh số 33 và cùng đó là Lời kêu gọi tập thể dục của
Người cho đến ngày nay. Ngành thể dục thể thao nước ta đã phát triển rất mạnh mẽ;
thể dục thể thao trong LLVT nói chung trong Quân đội nói riêng cũng không nằm
ngoài quỹ đạo phát triển đó.
Các đ/c đã là những cán bộ giảng viên
và sẽ tiếp tục là những cán bô, giảng viên giảng dạy GD-QP-AN trong các trường
THPT, trung cấp, cao đẳng và đại học trong toàn quốc. Dân tôc ta có truyền thống
anh hùng, bất khuất trong đấu tranh dựng nước luôn đi đôi với giữ nước, truyền thống đó còn được
thể hiện rõ trong chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ vững chắc biên cương bờ cõi,
đó là truyền thống lấy chí nhân, thay cường bạo, lấy ít địch nhiều, lấy đoản
binh chế trường trận, đó là nghệ thuật bàn mưu, tính kế, lập thế tạo lực để đánh
giặc, đó là cả nước đồng lòng, toàn dân giết giặc, đó là khi giặc đến nhà đàn bà
cũng đánh. Đánh địch bằng mưu sâu, kế hiểm, đánh địch bằng mưu, kế, thế, thời, trên cơ sở
của việc tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ để chuyển hoá dần lực lượng và thế trận từ nhỏ đến lớn, từ yếu
sang mạnh, dựa vào dân để đánh giặc, đó là cách đánh của nghệ thuật biết tập
trung sức mạnh của dân tộc, của LLVT vào
thời cơ và điểm quyết định, trận đánh then chốt và then chốt quyết định.
Thưa các đ/c, nhân dịp này, tôi xin chúc Lãnh đạo, chỉ huy Hệ 4, cùng toàn thể các đ/c luôn đoàn kết, có sức khỏe dồi dào hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ; chúc buổi thi đấu giao lưu thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn các đ/c.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét