Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thế, thời, mưu, kế, lực trong xây dựng thế trận quốc phòng Việt Nam

Lịch sử hàng ngàn năm của Dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước từ lúc nước chưa nguy. Giữ nước trước hết phải có thế: thế của núi sông, thế của đất trời, thế của lòng người, thế của lẽ phải, chính nghĩa... trong đó thế của địa chính trị, thế của địa hình có vị trí cực kỳ quan trọng, có thế đánh, có thế giữ, có thế hiểm yếu, có thế khống chế, chỉ đạo, trung tâm ... nếu mất nó là mất khả năng kiểm soát dẫn đến mất thế, mất trận nếu xảy ra chiến tranh... Giữ nước phải tận dụng và luôn phát huy được thế để xây dựng phát huy thời, phát huy được lòng người, phát huy được thời cơ, nếu không thế, mất thế không thời thì bại; có thế vững, thời hợp, đồng, thời như gỗ lăn trên núi xuống, trên cơ sơ mưu sâu, mưu cao, mưu lược của chính nghĩa, của lòng dân trăm họ đồng lòng, cả nước ra sức toàn dân sẵn sàng đánh giặc... mưu đã sâu, cao, đồng lòng trăm họ, lại có kế hiểm, kế sách, đối sách hợp lý, kế liên hoàn trong thế trận phòng thủ chung của khu vực, cả nước, giữ chắc từng vi trí hiểm yếu, trọng yếu như Cửa Khẻm - Hoành Sơn- Hải Vân thì Đại Việt muôn đời thịnh, phát, uy hùng, trường tồn. Mất Cửa Khẻm là mất nhiều hơn cái đang có, nhiều hơn cả cái đã có và mất ngay thế yết hầu, hiểm yếu địa chính trị, quân sự, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.  

Hỡi các ông! dù là ai hãy có cái đầu tư duy giữ nước như giữ con ngươi của các ông đi, đừng vì cái lợi của một vùng, khu vực mà mất đi cái thế, cái cột, cái địa quan, địa nhân, địa thế, địa hiểm của nước nhà, đừng để mất chính cái cần giữ nhất là địa hiểm là quan trọng bậc nhất trong xây bồi đắp lực của thế trận phòng thủ đất nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng: 'Cửa Khẻm quan trọng trong thế trận phòng thủ cả nước'

"Cửa Khẻm là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ của Quân khu IV, V cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Nếu địa phương cấp phép không đúng thì trách nhiệm thuộc về chính quyền và cơ quan tham mưu", ông Nguyễn Kim Khoa nói.

Ngày 25/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh, cho biết việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu kinh tế phải bảo đảm chặt chẽ quốc phòng, an ninh. Khu vực Cửa Khẻm, nơi được Thừa Thiên - Huế cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng khu nghỉ dưỡng, được xác định là biên giới trên biển thì càng phải đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của Luật biên giới quốc gia và quy chế về quản lý biên giới trên biển. 

"Để xác định khu du lịch nghỉ dưỡng này có đảm bảo yêu cầu hay không, trước hết phải xem xét trên cả hệ thống pháp luật. Nếu không đảm bảo quy trình thủ tục thì nó không đảm bảo tính pháp lý để xây dựng ở khu vực đó. Còn để phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc gia thì phải không được phương hại đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh", ông Khoa nói.
a2-1-jpg-7737-1416912865.png
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh cho hay khu vực phòng thủ quân khu đều có xây dựng thế trận quốc phòng an ninh, trong đó quy định khu vực nào được phép phát triển kinh tế trong nước, khu vực nào được phép liên doanh với nước ngoài. Trên cơ sở đó, cơ quan quân sự quân khu phối hợp với cơ quan chức năng thẩm định các dự án phải bảo đảm yêu cầu đó.
Việc xin cấp phép các dự án đã có quy chế của Chính phủ trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Trường hợp Cửa Khẻm, theo ông Khoa, phụ thuộc vào quyết định của Bộ Quốc phòng về vai trò, vị trí khu vực phòng thủ trên đèo Hải Vân.
ây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu V, Quân khu IV, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Nếu địa phương làm không đúng thì trách nhiệm thuộc về chính quyền do không nắm rõ và không thực hiện đúng thủ tục, quy trình theo quy định. Nhưng cũng phải kể đến thiếu sót của cơ quan tham mưu, đó là Bộ chỉ huy cấp tỉnh và công an tỉnh hay Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh", ông Khoa nói và nhấn mạnh đây là khu vực biên giới trên biển.
Đại biểu tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân nhận định rằng Cửa Khẻm là khu vưc quan trọng, khống chế toàn bộ vùng vịnh Đà Nẵng. "Nếu cho nước ngoài đầu tư thì quản lý như thế nào? Khi có sự cố liên quan đến quốc phòng an ninh thì xử lý ra sao?", ông Dân đặt câu hỏi.
Là người Quảng Nam, ông Dân cho rằng khu vực Cửa Khẻm chưa phân định rõ ranh giới mà Thừa Thiên - Huế quyết định như vậy là chưa thoả đáng. Các đại biểu Quốc hội, tư lệnh Quân khu V đã có ý kiến, nhưng cần phải cần có ý kiến chính thức của Bộ Quốc phòng, Công an. "Việc cho nước ngoài đầu tư xây dựng tôi không ủng hộ, vì đó là vùng đang tranh chấp, và Cửa Khẻm khống chế vùng vịnh Đà Nẵng, liên quan đến quốc phòng an ninh", ông Dân bày tỏ.
Theo vị đại biểu tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế cho rằng đó là khu vực thuộc Huế, còn Đà Nẵng nói đó là khu vực tranh chấp - tức là còn nhiều ý kiến khác nhau, cần có trọng tài để phân xử. Chính phủ căn cứ vào quy định trong luật về đất đai và các quy định khác để xác định đất của địa phương nào. Khi có quyết định thì những vị trí liên quan đến quốc phòng an ninh phải có ý kiến của Bộ quốc phòng và Bộ Công an.
"Nếu thu hồi dự án, về nguyên tắc phải bồi thường cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng phải xử lý, quy trách nhiệm. Người làm sai phải xử lý, nhất định không được dùng ngân sách quốc gia cho việc bồi thường", ông Dân nhấn mạnh.
Theo Hoàng Thùy

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Bản chất của xã hội Việt Nam là hành vi nhân ái, vì quyền được sống của con người ,

Phút quy phục của kẻ cố thủ trước vị đội trưởng hình sự

Bản chất xã hội được thể hiện ở tính mục đích và tìm cách cao nhất để bảo đảm quyền được sống của mỗi con người. Nếu hành động này của Long xảy ra ở nước Mỹ và một số nước châu Âu  khác, chắc chắn Long sẽ bị bắn chết ngay tại chỗ. Đó là sự khác nhau không chỉ về hành động theo luật pháp mà bản chất của nó là sự nhân văn vì cuộc sống và quyền đươc sống cuả mỗi con người. Chắc chẳng cần bình luận gì thêm về hành động và cách ứng xử nhân ái, vì quyền được sống của mỗi người dân dù họ là ai ở Việt Nam.
Chém cảnh sát và người dân, Long ôm bình gas trèo lên gác của tiệm hớt tóc mắc điện vào cửa sắt, cố thủ. Gần một giờ nghe thuyết phục của vị thượng tá cảnh sát, kẻ mang nhiều

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Thật khâm phục, ngưỡng mộ Thầy

   Thông thạo 5 ngoại ngữ, tâm sáng, trí cao, tận tâm, tận tụy, thương yêu người nghèo- tất cả vì trồng người. Thật khâm phục tấm gương, lòng quyết tâm, sự tận tâm suốt đời không mệt mỏi của Thầy vì sự nghiệp trồng người. Chúc Thầy luôn khỏe, vui vẻ, hoàn thành tốt và xuất sắc hơn ý nguyện của mình để cho đời có nhiều con người có ích cho xã hội. Cảm ơn Thầy.

Ông giáo già 22 năm dạy học miễn phí cho trẻ nghèo

Nghỉ hưu, thầy giáo Nguyễn Trà (Đống Đa, Hà Nội) tìm đến những đứa trẻ ở chợ lao động, xóm trọ nghèo rồi đưa đến lớp học hướng thiện, dạy chữ, dạy ngoại ngữ bởi thầy thông thạo nhiều thứ tiếng.
Thầy Trà năm nay 82 tuổi, tóc bạc, da mồi nhưng còn minh mẫn, đi lại nhanh nhẹn, nói chuyện dí dỏm. Dòng họ nhà thầy Trà sinh sống hàng trăm năm trên mảnh đất kinh kỳ. Tổ tiên ông từng được chúa Trịnh mời vào phủ chúa dạy học. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ nối tiếp nhau hơn 400 năm làm nghề dạy học.
Thầy Trà từng là học sinh trường Bưởi, thi đậu đại học rồi trở thành sinh viên khóa đầu tiên của ĐH Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Vật lý, ông về các trường trên địa bàn Hà Nội dạy học, như THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Trãi… rồi về nghỉ hưu năm 1989. Thầy Trà thông thạo tiếng Pháp, Đức, Anh, Italy và biết chữ Hán.
Anh2-3294-1416189562.jpg
Thầy giáo Nguyễn Trà dạy tiếng Anh cho em Trung. Ảnh: Thắm Trịnh.
Năm 1992, ông giáo về hưu bắt đầu mở lớp hướng thiện, góp nhặt những đứa trẻ nghèo từ các bãi rác, xóm lao động về dạy chữ. Nhiều người nghe ông nhắn nhủ đưa con em đến học, chỉ bảo “ông già này điên rồi”. Cũng có người nghe theo, lớp có những học sinh đầu tiên. Mỗi lần tan lớp, thầy lại nhắn các em nếu gặp bạn bè muốn học thì cứ đến đây.
Lớp học hướng thiện được dựng lên ngay tại khu đất của gia đình, ở phường Phương Liên, quận Đống Đa. Thầy Trà giải thích: “Gọi là lớp học hướng thiện, đến lớp nghĩa là thầy và trò đều phải tu dưỡng. Thầy tu đức, lòng thương người, còn trò học đạo làm người, hướng đến những điều tốt đẹp”.
Lớp học có bàn và hơn chục chiếc ghế đã cũ, thường duy trì khoảng 20 học sinh. Thầy không đứng trên bục giảng mà ngồi bên cạnh trò, xem các em học chỗ nào chưa hiểu thì chỉ bảo ngay. Trước đây sức khỏe thầy Trà tốt, lớp học được tổ chức mỗi tuần 4 buổi. Qua nhiều năm rút xuống vào hai ngày cuối tuần. Những năm gần đây thì duy trì mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, khi thì ở nhà thầy, khi lại ra ngoài đình làng Trung Tự.
Trải qua 22 năm, từ lớp học này, nhiều người thi đỗ cao đẳng, đại học, đi học nghề, tìm được cho mình công việc ổn định. Ông giáo già nhớ nhất cậu học trò bố mất vì nghiện ngập, mẹ qua đời vì bệnh nặng, mới 10 tuổi phải bỏ học về sống với bà ngoại. Thầy sang vận động, rồi cùng với bạn bè hỗ trợ để em tiếp tục đến lớp. Cậu bé ấy giờ cũng sắp tốt nghiệp cấp 3, mạnh khỏe, học khá. Hay cô học trò tên Thanh, bố mất, mẹ bị ho lao, xin tới lớp hướng thiện chỉ vì ham học. Nhờ nghị lực và sự giúp đỡ của thầy, cô gái ấy đã đỗ vào ĐH Sư phạm, tiếp tục nuôi ước mơ trên giảng đường.
Mấy tháng gần đây, Nguyễn Viết Trung (ở phố Hồ Đắc Di) chăm chỉ đến lớp để học tiếng Anh. Cậu học trò 16 tuổi biết lớp học hướng thiện qua cô em họ tên Trang đang học tiểu học. “Thầy dạy dễ hiểu, lại vui tính. Chỉ một thời gian ngắn mà em được thầy bổ túc cho rất nhiều”, Trung chia sẻ.
Đưa con trai nhỏ gửi đến lớp thầy Trà, chị Nguyễn Thị Hồng Vân (36 tuổi) hy vọng con vừa được luyện thêm kiến thức, văn hóa, vừa học được lối ứng xử lễ phép, ngoan ngoãn từ người thầy đáng kính. Chị Vân từng là học trò lớp hướng thiện cách đây 10 năm. Chị thích học ngoại ngữ nhưng gia đình không có tiền để đi học thêm. Được các bạn mách, chị tìm đến lớp học của thầy Trà. Nhờ vốn tiếng Anh trau dồi ở đây, chị có công việc ổn định khi làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tài xế phục vụ khách nước ngoài của một hãng taxi.
Anh3-9022-1416189562.jpg
Nhiều người bạn của thầy Trà đã nghỉ hưu cũng đến giúp ông duy trì lớp học. Ảnh:Thắm Trịnh.
Gia đình thầy Trà đông anh em, con cháu đều ở trên một mảnh đất, chung một cổng ra vào. Có nhiều người thành đạt, cũng có nhiều em đang trong độ tuổi đi học, kiến thức tốt lại giúp thầy Trà giảng bài cho các em. Nhiều bạn già nghỉ hưu đến giúp thầy hướng dẫn bọn trẻ, như ông Nguyễn Văn Đôn, cô giáo Lã Thị Viên. Ông Đôn là thành viên ban khuyến học phường Phương Liên tình nguyện trợ giảng lớp học hướng thiện được 2 năm.
Thầy Trà tâm sự: “40 năm đứng trên bục giảng, thêm hơn 20 năm làm bạn với lũ trẻ, tôi vẫn là ông giáo làng, mong muốn cả đời được dạy học”. Khoảnh khắc khiến người thầy giáo ưu tú này vui sướng nhất là khi nghe các em bán bánh mì, đi nhặt rác biết thay đổi cách xưng hô “Thầy ơi thầy”, “Thầy ơi, em bảo” thành “Em thưa thầy”. Tiên học lễ, hậu học văn bắt nguồn từ những điều tưởng đơn giản nhất, như cách xưng hô giữa thầy trò. Nếu học sinh làm được, đó chính là điều tâm đắc nhất của thầy Trà. 
Theo Hoàng Phương - Thắm Trịnh

Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất

    Với số phiếu cao nhất ủng hộ 184/193, Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Rõ ràng, chân thực, khách quan, dân chủ và tín nhiệm cao của hầu hết các quốc gia trên thế giới về việc bầu cho Việt Nam là một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, đã chứng tỏ dân chủ, nhân quyền, và chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về nhân quyền luôn được quan tâm thực hiện sâu rộng, tích cực chủ động trong xã hội ta, minh chứng sâu sắc, rõ ràng về vị thế, uy tín của Việt Nam trong Liên hợp quốc; chắc chắn chẳng có sự phản bác, luận điệu sai trái nào của các thế lực thù địch, âm mưu dùng dân chủ, nhân quyền để vụ lợi, lên tiếng lợi dụng để chống phá Việt Nam được; nếu họ dùng luận điệu sai trái, lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam họ đã tự lòi ngay cái đuôi cáo của mình ra.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Nhà nước, Quân đội ta nên trân trọng mời và đãi ngộ xứng đáng để sử dụng người tài như ông Trần Quốc Hải và con trai ông

Hành trình chế xe bọc thép cho Campuchia của nông dân Tây Ninh

        Nhà nước, Quân đội ta nên trân trọng mời và đãi ngộ xứng đáng để sử dụng người tài như ông Trần Quốc Hải và con trai ông; vì đất nước ta còn rất nhiều xe boc thép cũ, và sự nghiệp xây dựng củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội, nhất là nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam luôn rất cần những người tài, thực tài như cha con ông. Rất khâm phục và thật tự hào về ông Hải.
Đây là bài thơ của một khán giả làm vì cảm phục ông.

Nghe tin nói đến Việt Nam
Ông Hải tự ái đã làm thành công
Ông Hải con cháu Lạc Hồng
Nông dân chính hiệu nhà nông quê mùa
Huân chương đâu phải chuyện đùa
Ông Hải được tặng sớm trưa chuyên cần
Đâu cần Thạc sỹ cử nhân
Có con tim Việt rất gần thành công
Xuất thân chính hiệu nhà nông
Xe tăng sản xuất ông không ngại gì