Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Tổ quốc - Nhân dân - Quân đội -Gia đình vĩnh biệt những Anh hùng - Bộ đội Cụ Hồ

Tổ quốc- Nhân dân - Quân đội- Gia đình - Đất mẹ sự hòa quyện tiếc thương đau đớn vô cùng với các Anh những người lính Bộ đội Cụ Hồ- những Cánh chim không biết mỏi, những anh hùng của Quân đội những Liệt sỹ trong thời bình, những con người gắn kết sự đoàn kết những giá trị cao quý nhất của lịch sử truyền thống của Quân đội của Dân tộc Việt Nam, những giá trị vĩnh hằng của chân lý xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, những chân lý của bất cứ người lính nào cũng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, tô thắm cờ đỏ sao vàng, xây thêm chắc chắn cho sự trường tồn của Dân tộc Việt Nam. Xin vĩnh biệt các anh, cảm ơn các anh, cảm ơn gia đình dòng họ các anh... Mong các anh siêu thoát, yên nghỉ vĩnh hằng ở nơi cực lạc, phù hộ cho Dân tộc, nhân dân ta phồn vinh, thịnh vượng trường tồn.

Nỗi đau bật thành tiếng trên đường đưa tiễn 9 liệt sĩ CASA

Khi đoàn xe tang chuyển bánh cũng là lúc tiếng khóc của những người thân, đồng đội, người dân kìm nén bao ngày òa lên hai bên đường.
Sáng 30/6, lễ tang phi hành đoàn CASA 8983 diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội) có 9 linh cữu phủ cờ quyết thắng, nhưng chỉ 8 thi thể được tìm thấy. Người trẻ nhất trong số họ mới 27 tuổi. Hàng nghìn người là thân nhân, đồng đội và cả những người dân chưa từng quen biết các liệt sĩ đã đến nhà tang lễ.
Phía ngoài, dòng người trong trang phục chỉnh tề nối đuôi nhau ra đến cổng nhà tang lễ, thậm chí nhiều người đứng đội mưa chờ vào viếng. 

Hơn 11h, lễ di quan được tiến hành, di ảnh và linh cữu của những chiến sỹ được di chuyển lên xe. Cả 9 người lính ra đi, mang theo nhiều dự định còn dang dở. Trước ngày 16/6, họ thực hiện chuyến bay với niềm tin tìm được đồng đội trở về. Người hẹn sơn cánh cửa căn nhà nhỏ, người định đón vợ con xuống chung cư mới mua, người định đổi chiếc xe Dream đã cũ nát... Dự định của người lính bình thường, giản đơn, chỉ mong chăm lo cho vợ con được đủ đầy.
Người thân đại úy Đỗ Văn Mạnh gục khóc khi linh cữu anh được đưa ra xe. Đại úy Mạnh (27 tuổi) là người trẻ nhất trong số 9 thành viên tổ bay.
Đồng đội của những chiến sĩ không kìm nén được nước mắt.
Đoàn xe tang rời khuôn viên nhà tang lễ, hai bên đường thanh niên tình nguyện, đồng đội của họ đứng chỉnh tề chào tiễn biệt những chiến sĩ hy sinh với khóe mắt đỏ hoe. 
Người thân ôm lấy nhau trong tiếng nức nở khi linh cữu những chiến sĩ được chuyển lên xe.
Những đồng đội nữ nức nở nhìn theo đoàn xe đang chuyển bánh.
Ngoài đường, gần nhà tang lễ, khi đoàn xe chở 9 linh cữu đi qua, dòng người xếp hàng ngay ngắn dài cả trăm mét, thậm chí đội mưa ở ven đường.
"Những người lính quả cảm, hầu hết còn quá trẻ, nhiều đồng chí con còn quá nhỏ, chưa thể thấu hết nỗi mất mát này, cứ nhìn thấy các cháu ngơ ngác, đi lại chúng tôi không thể kìm nén được nước mắt", những người dân tham gia tang lễ chia sẻ.
Sau khi hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ, tro cốt các liệt sĩ sẽ được chuyển đi mai táng tại quê nhà hoặc nghĩa trang liệt sĩ địa phương theo nguyện vọng gia đình. Ảnh: Xavier
9 thành viên phi hành đoàn gặp nạn trưa 16/6 trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), khi chiếc máy bay CASA-212 số hiệu 8983 làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công Trần Quang Khải mất tích trên tiêm kích Su-30. Tổ bay gồm 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp, do đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 cầm lái chính. Tai nạn kép trở thành biến cố lớn đối với lực lượng không quân, kéo theo nỗ lực cứu hộ của hàng nghìn người từ các lực lượng cảnh sát biển, hải quân, biên phòng, cứu nạn hàng hải, ngư dân, thợ lặn... cùng hàng trăm phương tiện quần thảo trên Biển Đông.


Bá Đô - Giang Hu

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Sự tri ân lời vĩnh biệt người Đại tá tài hoa của Tổ quốc và nhân dân

Hà Nội tuyển dụng đặc cách vợ phi công Trần Quang Khải

UBND TP Hà Nội quyết định tuyển dụng vợ của đại tá Trần Quang Khải, phi công hy sinh khi chiếc Su-30MK2 gặp nạn lúc huấn luyện sáng 14/6.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và ban ngành liên quan tuyển dụng đặc cách vợ phi công Trần Quang Khải vào ngành giáo dục.
Sáng 20/6, lãnh đạo Sở Giáo dục cho biết, vợ phi công Khải có bằng thạc sĩ, đang là giáo viên hợp đồng, chưa được biên chế ở trường nào. Chị sẽ được tuyển dụng vào dạy ở trường THPT Chu Văn An theo nguyện vọng. Việc này nhằm tri ân những đóng góp, hy sinh của phi công Trần Quang Khải đối với quân đội và đất nước.
Do anh Khải lập gia đình muộn ở tuổi 40 nên con gái của anh còn nhỏ. Vợ con anh thuê nhà để sinh sống và làm việc tại Hà Nội trong khi anh công tác tại Thanh Hóa, gia đình nội ngoại đều ở Bắc Giang.



Chiều 17/6, ngư dân Nghi Lộc (Nghệ An) phát hiện thi thể phi công Trần Quang Khải quấn trong vải dù, cách đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) khoảng 33 hải lý. Sớm hôm sau (18/6), anh Trần Quang Khải được tàu biên phòng đưa về đất liền. Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30MK2 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 mất liên lạc cùng hai phi công là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi). Một ngày sau, anh Nguyễn Hữu Cường được tàu cá của ngư dân cứu sống tại vùng biển Nghệ An. 
Anh Trần Quang Khải, 43 tuổi, là phi công cấp 1, Phó trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, từng được nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba. Ngày 18/6, phi công Trần Quang Khải được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng truy phong quân hàm từ cấp thượng tá lên đại tá. 
      Đúng ngày làm Lễ truy điệu anh 20/6. Tiễn anh về với đất mẹ. Tôi xin kính cẩn nghiêng cúi mình vĩnh biệt anh người đồng đội. Cầu mong anh siêu thoát phù hộ cho vợ con gia đình dòng họ và dân tộc Việt Nam mãi độc lập hạnh phúc phồn vinh thịnh vượng sánh vai với các cường quốc năm châu. 

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Tha thứ- Lòng bao dung của Phật- bản chất hướng tương lai của Dân tộc Việt Nam

      Dư luận xã hội ồn ào tranh luận về việc  ông Bob Kerrey, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam là người lính trong chiến tranh Việt Nam từng tham gia vào vụ thảm sát hàng chục phụ nữ và trẻ em ở xã Thạnh Phong (Bến Tre) năm 1969. Rất nhiều người có thể nói là rất đông đều lên tiếng không nhất trí và yêu cầu không bố trí ông Bob Kerrey giữ chức Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Theo lẽ tự nhiên đây là điều dễ hiểu và dễ chấp nhận được vì sự phản ứng bức xúc chống lại những gì ông  Bob Kerrey đã làm khi là lính tham chiến ở Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt Nam luôn có lòng từ tâm, bao dung, độ lượng, luôn đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Không bao giờ quên quá khứ, nhưng sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai vì sự phồn vinh thịnh vượng của cả Việt Nam và Mỹ. Sự tha thứ không chỉ là chìa khóa mà là tính cách, bản chất nhân văn sâu sắc, của quốc gia, dân tộc Việt thể hiện rõ nhất sự bình thường hóa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ mà còn là vấn đề bản chất nhất trong tư tưởng, suy nghĩ gỡ bỏ hận thù gỡ bỏ những vấn đề không thể tránh trong chiến tranh, người Việt Nam bao dung, tha thứ, độ lượng từ tâm của Phật để hướng tới tương lai xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng sánh vai với các cường quốc năm châu.


         Mấy hôm vừa rồi nhiều người Việt đã chia sẻ bài phát biểu của Obama khi ông đến Hiroshima và dâng hoa ở đài tưởng niệm những nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này vào ngày 06/8/1945: 
        "Chúng ta thấy câu chuyện này trong những người sống sót ở Hiroshima. Đó là người phụ nữ (Nhật) đã tha thứ cho viên phi công (Mỹ) lái máy bay thả bom nguyên tử bởi vì bà nhận ra rằng thứ mà bà ta căm ghét là bản thân cuộc chiến tranh. Đó là người đàn ông (Nhật) đã tìm kiếm gia đình những người Mỹ bị giết ở nơi đây, vì ông tin rằng mất mát của họ (người Mỹ) không kém gì những mất mát mà chính ông phải chịu đựng."
      Những câu nói đó của Obama cho thấy phần đông người Nhật đã tha thứ cho viên phi công Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước Nhật, giết chết hàng trăm nghìn người Nhật. Nó cũng nói lên việc người Mỹ, thông qua Obama, biết ơn người Nhật về sự tha thứ. Viên phi công Mỹ đó chỉ thực hiện quyết định của Tổng thống Mỹ Harry Truman và theo lệnh của Douglas McArthur - Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh Thái Bình Dương (người sau này được nước Nhật và người dân Nhật ghi công, biết ơn nhờ những đóng góp của ông trong công cuộc tái thiết Nhật Bản sau Thế chiến 2). Viên phi công đó chỉ là một người lính trong hoàn cảnh chiến tranh mà thôi.
        Với Bob Kerrey, thật dễ để căm ghét ông sau khi đọc bài báo và kêu gọi ông từ chức Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Nhưng sau khi suy nghĩ thấu đáo tôi quyết định chọn tha thứ. Tha thứ không phải để quên đi. Dân tộc Việt sẽ không quên; nhưng vì tương lai nên khép lại quá khứ.