Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII thành công tốt đẹp

Sau 8 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, đúng quy định của điều lệ Đảng, dựa trên phát huy dân chủ và quy trình bầu cử chặt chẽ, công tâm khách quan vì đất nước, dân tộc, vì sự đoàn kết của Đảng làm nòng cốt phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đại hội đã thành công tốt đẹp, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt cả tâm hồn trí tuệ Việt, cả tầm nhìn chiến lược của Đảng,nhất là sự đoàn kết  của Đại hội bầu vào BCHTW và Bộ Chính trị. Tin tưởng chắc chắn đất nước Việt Nam nhất định sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn.

Hãy xem Báo chí quốc tế nói về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam sau Đại hội XII,

Báo quốc tế cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam "dường như đều nhất trí rằng việc tiếp tục cải tổ nền kinh tế là cần thiết để đảm bảo tăng mức sống cho người dân".
f
bao-quoc-te-noi-ve-co-hoi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-sau-dai-hoi-xii
Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Xinhua/VNA
Ngày 28/1, các tờ báo, hãng tin lớn trên thế giới đưa tin về kết quả Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, với việc Ban Chấp hành Trung ương mới bầu ra Bộ chính trị, Ban bí thư và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Hãng truyền thông Al Jazeera đưa tin đậm nét về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ, và đây là kết quả "củng cố nguyên tắc đồng thuận" trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời nhận định rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền kinh tế của Việt Nam.
NYTimes dẫn lời ông Frederick Burke, chuyên gia tại hãng luật Baker & McKenzie, cho rằng sự thành công của Đại hội XII là "tín hiệu đáng mừng" cho thấy quá trình chuyển giao lãnh đạo ở Việt Nam đã diễn ra "suôn sẻ", "phản ánh sự ổn định chính trị và thượng tôn pháp luật" của đất nước.
Tờ báo này điểm lại chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ hồi tháng 7 năm ngoái và cho rằng các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, hữu nghị với các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Cũng theo NYTimes, ông Nguyễn Phú Trọng là người góp phần thúc đẩy tiến trình Việt Nam gia nhập TPP, mở ra cơ hội phát triển và hội nhập rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
USA Today dẫn lời Christian Lewis, chuyên gia phân tích rủi ro chính trị ở Eurasia Group, cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được vị thế hiện nay của mình. Theo đó, sau Đại hội XII, Việt Nam sẽ tiếp tục mối quan hệ cân bằng, ổn định với các nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ.
Chuyên gia này chỉ ra rằng dưới góc nhìn của các nhà đầu tư, hệ thống chính trị ổn định của Việt Nam là một điểm thu hút rất lớn, khi so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan.
Xinhua dẫn lại lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết sau 8 ngày làm việc "với tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ luật, đổi mới, Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu ra được 200 Đảng viên tiêu biểu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, đại diện cho hơn 4,5 triệu Đảng viên trên cả nước, để cùng chung sức gánh vác trách nhiệm nặng nề do Đảng và nhân dân giao phó".
VOA dẫn lời Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Qúy Thọ thuộc Học viện Chính sách và Phát triển ở Hà Nội, cho rằng các nhà lãnh đạo mới được bầu ra sau Đại hội XII biết rõ Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh và hội nhập với thế giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
"Sẽ có những cải cách, không chỉ là về kinh tế, mà còn về xã hội, để mọi người có thể thích ứng với các đòi hỏi của nền kinh tế và nhu cầu nhân lực mới", giảng viên về chính sách công này nói.
bao-quoc-te-noi-ve-co-hoi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-sau-dai-hoi-xii-1
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Ảnh:Nhật Minh
Chuyên gia kinh tế Izumi Devalier thuộc HSBC cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam "dường như đều nhất trí rằng việc tiếp tục cải tổ nền kinh tế là cần thiết để đảm bảo tăng mức sống cho người dân", đồng thời nêu ý kiến rằng Việt Nam cần nới lỏng mối quan hệ giữa các công ty, tập đoàn nhà nước và các ngân hàng cho vay vốn.
Hãng tin Channel News Asia dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi tái đắc cử rằng "công việc sắp tới nặng nề", đồng thời cam kết sẽ tiếp tục "phát triển dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp".
Hãng này điểm lại những gương mặt được bầu vào Bộ Chính trị khóa mới, và trích lời ông Burke cho rằng kết quả bầu cử nhân sự của Đại hội XII thể hiện "sự tiếp nối theo xu thế của thế kỷ 21, xu thế của sự chuyên nghiệp, với những người sẵn sàng xắn tay áo lên để giải quyết công việc".
USA Today cho rằng các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ cần nỗ lực hết mình để duy trì sức phát triển của nền kinh tế, với tỷ lệ tăng trưởng 6,7% trong năm qua. Đây là kết quả tăng trưởng tốt nhất của Việt Nam trong 5 năm qua, khi vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục 14,5 tỷ USD. Theo hãng này, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và chi phí sản xuất ngày càng đắt đỏ, các nhà đầu tư và sản xuất nước ngoài sẽ hướng tới những quốc gia như Việt Nam.
Hãng tin Mỹ này chỉ ra rằng việc khai thác các lợi thế mà TPP mang lại sẽ là một thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, đòi hỏi họ phải thực sự đẩy mạnh cải cách kinh tế, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, chẳng hạn như sự kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước hay tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng.
Hãng tin AP dẫn lời ông Trần Minh Thắng, một nghệ nhân 50 tuổi ở làng gốm Bát Tràng, nói rằng điều mà ông mong muốn nhất ở các nhà lãnh đạo mới là họ sẽ tiếp tục mang lại sự ổn định cho đất nước, bởi "chúng tôi không thể làm được gì nếu không có sự ổn định". Ngoài ra, ông còn hy vọng thế hệ lãnh đạo mới sẽ "thúc đẩy cải cách kinh tế", vì theo ông, "một khi đất nước phát triển, công việc kinh doanh của tôi cũng được hưởng lợi".
Việt Dũng

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII những con số ấn tượng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng họp từ ngày 20 đến ngày 28/1/2016. Ngày 20 Đại hội Đảng XII họp phiên trù bị
Phiên trù bị của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 dự kiến diễn ra trong một ngày với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu.

Diễn ra từ ngày 20 đến 28/1, Đại hội Đảng lần thứ 12 họp phiên trù bị trong ngày đầu tiên và khai mạc chính thức ngày tiếp sau.
dai-hoi-dang-xii-hop-phien-tru-bi
Đại biểu chuẩn bị họp phiên trù bị. Ảnh: Nhật Minh.
Ông Đinh Thế Huynh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết chủ đề chính của Đại hội XII là "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Trong hơn một tuần làm việc, đại hội sẽ nhìn lại những thành tựu, tồn tại của kinh tế, xã hội giai đoạn từ 1986 đến nay, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng (nhiệm kỳ 2011-2015); quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2016-2020.
Ngoài ra, Đại hội cũng bàn về việc tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
dai-hoi-dang-xii-hop-phien-tru-bi-1
Đường phố được trang trí chào mừng Đại hội XII. Ảnh: Giang Huy.
Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá mới gồm 180 ủy viên trung ương và 20 ủy viên dự khuyết. Cơ quan này sẽ lần lượt bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng và Tổng bí thư.
Tham dự Đại hội có 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên trên cả nước. Trong đó, đại biểu đương nhiên là 197 người, có 13 đại biểu chỉ định, đại biểu được bầu tại đại hội đảng bộ trực thuộc trung ương là 1.300 người (trên 86%).
Trong tổng số đại biểu, có 173 ủy viên trung ương chính thức và 24 ủy viên dự khuyết. Đại biểu nữ có 194 người, 174 người dân tộc thiểu số, 10 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động. Đại biểu là Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú có 20 người, 15 đại biểu là Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú và 1 đại biểu là Nghệ sĩ ưu tú. Đại biểu là Giáo sư, Phó giáo sư có 55 người trong đó có 2 Viện sĩ. Tiến sĩ là 241 người, thạc sĩ là 511 người.
Trong số 1.510 đại biểu, có 1.501 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị (99,4%), còn lại là trung cấp lý luận chính trị.
Có 2 đại biểu dưới 30 tuổi và hai đại biểu trên 70 tuổi.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức mời nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước, mời đại diện bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu...tham dự Đại hội. Các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế cũng được mời đến dự phiên khai mạc và bế mạc của Đại hội.
            So sánh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
11
        Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 19/01/2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham dự của 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.
        Chủ đề Đại hội: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
           

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

     Cảm ơn Bác Trần Mai Hưởng rất nhiều vì bài thơ lắng đọng tâm hồn, trái tim Việt Nam. Bài thơ đậm thế của lịch sử, thế của địa chính trị, thế của lẽ phải của lịch sử và hiện tại, thế của điều tất yếu của dân tộc Việt Nam muốn vươn cao trên thế giới để sánh vai với các cường quốc năm châu nhất định không được lãng quên lịch sử, không được bỏ qua lợi ích sống còn của Biển với sự thịnh suy của dân tộc, không được một phút giây nào nơi lỏng việc dựng nước phải luôn đi cùng với giữ nước từ lúc nước chưa nguy, không bao giờ được quên Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và ngàn đời nay hàng ngàn con dân đất Việt đã đổ máu đào của mình cho chân lý ấy.

Đứng trước biển

Nặng lòng thế sáng nay trước biển
Nước vẫn xanh thăm thẳm một màu
Bình minh mong manh mây đùn chân sóng
Những bóng thuyền tản mát nơi đâu
Một dân tộc sinh ra từ biển
Đàn con theo Cha về lại đồng bằng
Từ thuở hồng hoang ngập bùn châu thổ
Bước chân người in dấu Lạc Long Quân
Cả đất nước trải dài theo biển
Ôm lấy đại dương như máu thịt của mình
Những lá phổi phập phồng nhịp thở
Muôn dải đồng xanh nuôi cấy gieo trồng
Sống với biển chết không rời biển
Dẫu bao phen gió bão dập vùi
Người với biển đã thành số phận
Những làng chài nghèo vẫn vượt trùng khơi
Đất đoàn tụ mà nước còn chia cắt
Đau đáu Hoàng Sa mong đợi ngày về
Lũ cướp biển đến từ phương Bắc
Máu người Việt còn loang sóng Gạc Ma
Trường Sa đã bao mùa biển động
Lòng người chân sóng phút nào yên
Những đảo đá cướp biển ngang nhiên chiếm
Cửa nhà ta chúng đã chặn trước thềm
Những vùng biển đang nồng mùi thuốc súng
Ngư trường thân quen với người Việt bao đời
Những con tàu vẫn bền gan bám biển
Giữa những hiểm nguy rình rập đêm ngày
Thuyền muốn vươn xa phải từ bờ bến
Đất chẳng bình yên khi sóng dậy trùng khơi
Tổ quốc tựa vào từng ngư dân vững chãi
Cả quê hương bên mỗi con người
Biển xanh quá sao lòng không yên tĩnh
Nghe trong sóng vỗ tiếng gươm khua
Hồn nước mênh mang trong gió chướng
Muôn đội hùng binh bỗng hiện về.
Trần Mai Hưởng





Thông báo Hội nghị Trung ương lần thứ 14
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 11 đến ngày 13/1/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 14 để: Thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc và phiên bế mạc Hội nghị.
1- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận Báo cáo của Bộ Chính trị về kết quả đàm phán và xin chủ trương về ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và mức độ cam kết sâu hơn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia trước đây. Việc nước ta tham gia đàm phán TPP thể hiện sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các thể chế kinh tế đa phương, góp phần xây dựng quan hệ kinh tế công bằng, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi; xuất phát từ nhu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước, triển khai thực hiện các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đất nước theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan liên quan, trực tiếp là Đoàn Đàm phán trong đàm phán, thương lượng để đi đến tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định TPP. Quá trình và kết quả đàm phán Hiệp định TPP đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tuân thủ đúng quan điểm, nghị quyết của Đảng. Bộ Chính trị đã chỉ đạo sát sao, đề ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng việc đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tán thành kết quả đàm phán Hiệp định TPP.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, tham gia Hiệp định TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên, khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam, tạo thêm cơ hội để đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường, việc tham gia TPP tạo ra cơ hội để nước ta tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững. Việc tham gia TPP cũng sẽ giúp GDP, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tăng đáng kể; tạo thêm cơ hội tham gia các chuỗi sản xuất, tiêu thụ quốc tế và khu vực; góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo.
Thảo luận kỹ về những khó khăn, thách thức khi tham gia Hiệp định TPP, Ban Chấp hành Trung ương nhận định: Các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa trong TPP tạo ra sức ép cạnh tranh lớn hơn, đặc biệt là với ngành nông nghiệp; một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu có thể lâm vào tình trạng khó khăn. Tham gia Hiệp định, chúng ta sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động… Việc thực hiện các quy định về lao động trong Hiệp định TPP cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội đối với các hoạt động có liên quan đến quan hệ lao động, giữ vững ổn định chính trị-xã hội để phát triển đất nước.
Ban Chấp hành Trung ương nhận định, cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn và cơ bản, song thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với nỗ lực, sáng tạo và ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta quyết tâm vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội do Hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Ban Chấp hành Trung ương tán thành, đồng ý để Chính phủ cùng chính phủ các nước ký Hiệp định TPP vào đầu tháng 2/2016; giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng đề án trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP.
2- Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo Báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Ban Chấp hành Trung ương khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc hội khóa XIV quyết định theo quy định của pháp luật. Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xem xét, quyết định.
3- Ban Chấp hành Trung ương thảo luận kỹ, biểu quyết thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII của Đảng trình Đại hội xem xét, quyết định.
Từ thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng chắc chắn và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 30 năm đổi mới, những thành quả quan trọng đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, tích cực phấn đấu, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng.