Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Chính phủ vì nhân dân, liêm chính, kiến tạo, hành động, thân thiện

        Xây dựng một đất nước cường thịnh văn minh cần rất nhiều điều kiên thiên thời, địa lợi, nhân hoà... Trong đó, cả thời cơ, thách thức đi cùng nguy cơ và những tiềm ẩn mất ổn định kinh tế, xã hội luôn đi cùng, trước những tác động của tình hình thế giới, khu vực trong nước, nhất là sự chống phá quyết liệt, thâm hiểm, ngày càng tinh vi, trắng trợn ở mọi cấp độ, có tổ chức khá bài bản của các thế lực trong và ngoài nước... Từ đó, cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng và có tính chất quyết định là phát huy tốt nhất chức năng của toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân, LlVT và toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và nâng tầm vị thế của quốc gia, dân tộc. Trong đó, chính phủ giữ vai trò quyết định nhất. Một chính phủ như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: Chính phủ Việt Nam là chính phủ phục vụ nhân dân, chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, thân thiện. Mọi thành viên trong hệ thống chính phủ dù ở cấp nào từ xã, phường đến các ban ngành, đến thủ tướng đều cần thấu triệt quan điểm vì dân, phục vụ nhân dân, lấy dân là gốc, mà thực tế chỉ có liêm chính, hành động vì dân vì sự liêm chính, trên cơ sở phải kiến tạo cái mới, cái dân cần, cái vì tổ quốc vì Dân tộc, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân như Bác nói mới đúng là chính phủ là công bộc của nhân dân. Năm 2016 đi qua mặc dù chưa đạt được GDP bình như kế hoạch, một số vấn đề kinh tế, xã hội còn khá nổi cộm... Xong chính phủ đã thể hiện rõ khả năng, tầm bao quát, xử trí, điều hành rất quyết đoán, hiệu quả, kịp thời, chính xác và rất được nhân dân ủng hộ. 
          Xuân Đinh Dậu, 2017 tới chắc chắn, với khả năng, tiềm lực, kinh nghiệm, quyết tâm nỗ lực vì dân của mình, chính phủ sẽ điều hành quyết đoán, chính xác, sâu sắc hiệu quả, kịp thời các vấn đề kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... đưa Việt Nam phát triển, hoà bình, thân thiện, trở thành một quốc gia dân giàu mà thân thiện, văn minh mà gần gũi nghĩa tình, dân chủ mà đúng luật, tự do mà không ồn ào vô tổ chức, có trật tự hiện đại, giàu mạnh mà không bao giờ quên ơn bạn cũ nhất là các đã giúp Việt Nam trong chiến tranh và xây dựng, quốc gia mạnh nhưng không bao giờ ỷ thế để ép yếu, tôn trọng các quốc gia khác, phát triển hài hoà văn minh, cùng khối Asean phát triển bền vững, giàu mạnh, hiện đại mà không mất đi bản sắc văn hoá của dân tộc mình, hoà nhập mà không tan, hiện đại mà không mất đi truyền thống và bản sắc dân tộc, cường thịnh mà không quên tích trữ, luyện tập, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống để đất nước không một phút bị động bất ngờ... Giàu mạnh, văn minh, hiện đại tự do, hạnh phúc bản sắc truyền thống dân tộc được phát huy, ai cũng được ăn no, mặc ấm,được học hành... như Bác Hồ đã nói. 
         Chính phủ chắc chắn phải làm hành động vì tất cả những mục tiêu trên, vì nhân dân phục vụ, Chính phủ là trung tâm kết nối mọi mạch nguồn ý tưởng mục tiêu của cả Dân tộc, là nơi biến quyết tâm ý chí của mọi con dân Việt Nam trở thành quốc gia cường thinh, là trung tâm, bộ não điều hành biến đường lối quan điểm nghị quyết của Đảng vào cuôc sống, một Chính phủ vô vàn nhiệm vụ, khó khăn thách thức, nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào... rõ ràng và không thể khác được Chính phủ phải là vì dân phục vụ. liêm chính trên cơ sở minh bạch, công khai; thân thiện vì đó là đối tượng tối thượng duy nhất để phục vụ là nhân dân là công bộc của dân; xây dựng cần sáng tạo, quyết liệt, quyết đoán, hiệu quả, kịp thời, chủ động, nhất là không để bị động bất ngờ trước mọi diễn biễn của thời cuộc; kiến tạo vì bản chất của thế giới, của xã hội được xây dựng nên bằng hành động, chỉ có sự kết hợp đó, đầy đủ, đúng nghĩa, rõ ràng trên cơ sở phải gần dân, hiểu dân, sát dân, nắm rõ tâm tư nguyện vọng chính đáng của dân để phát huy hết mọi thành viện trong chính phủ mới thực hiện được yêu câu trên. 
          Xuân Đinh Dậu, 2017 đến với sắc xuân dâng tràn, ý chí niềm tin từ kết quả của Đại hội XII của Đảng, từ kết quả đáng khích lệ của Chính phủ từ 2016; từ sự thay đổi trong phong cách làm việc của các thành viên, nhất là của Thủ tướng... tin rằng 2017 sẽ là năm mở đầu cho sự phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Kiệt sức nhưng ý chí, quyết tâm không bao giờ cạn kiệt- Cố lên đồng bào

     Mưa, lũ, rồi lũ chồng lũ, cộng thời tiết khá lạnh, đói rét, 

thiếu ăn thậm chí là mất hết tài sản, cực kỳ vất vả khó khăn, 
có nhiều người đã chết, mất tích, thật cùng cực. Nhưng nhìn 
hành động, ánh mắt của mỗi người dân trong lũ không hề 
thấy họ hốt hoảng, than trời, sợ hãi để mất ý chí. Đặc biệt, 
những hình ảnh của Bộ đội Lữ đoàn 573/QK5, của đoàn viên
thanh niên cứu dân trong lũ đã làm cho ý chí, quyết tâm và
 sự vươn lên trong gian khó của đồng bào Nam Trung Bộ 
không hề đơn độc, tất cả quân đội thanh niên, nhân dân đều
 chung tay chống lũ cùng "Đồng bào". Truyền thống anh hùng,
 kiên quyết vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh trong chiến 
tranh bảo vệ, và giải phóng đất nước nhất định được phát 
huy cao độ. Tin rằng đồng bào sẽ mau chóng ổn định cuộc 
sống sau lũ, xây dựng quê hương gia đình phồn vinh, hạnh
 phúc.

Người dân Nam Trung Bộ kiệt sức với mưa lũ


Trong thời gian ngắn, người dân Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa phải gồng mình chịu nhiều trận lũ khiến cuộc sống họ kiệt quệ, đảo lộn.
Ngày 16/12, mưa kéo dài kèm nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về làm 11 huyện, thị xã toàn tỉnh Bình Định ngập sâu. Hàng nghìn ngôi nhà chìm trong nước. Một số nơi ở Hoài Ân, Tuy Phước nước dâng cao hơn 1,5 m, khiến nhiều địa phương bị cô lập. Quốc lộ 19, qua phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn bị chia cắt. Khoảng 2.000 hộ dân được chính quyền sơ tán đến nơi cao ráo.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bình Định, mực nước ở các hồ thủy điện và trên sông Kôn, Lại Giang, An Lão, Hà Thanh... đo được hôm nay đều vượt mức báo động 3 và đang có nguy cơ dâng cao.
Nhà cửa, đường sá chìm trong nước khiến việc đi lại gặp khó khăn. Người dân trong vùng thấp trũng dùng đủ mọi cách để di chuyển tại các điểm lũ. 
Dáng vẻ mệt mỏi, chị Nguyễn Thị Nhị (huyện Tuy Phước) cho biết nhà cửa chìm trong lũ, vợ chồng chỉ kịp ẵm con, vật nuôi bỏ chạy. "Lũ liên tiếp khiến chúng tôi kiệt sức rồi", chị Nhi nói.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND Bình Định nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử chỉ một tháng, người dân tỉnh này phải hứng chịu 4 đợt lũ lớn, khiến cuộc sống bà con đảo lộn. Mưa lũ đã làm 25 người chết, 10 người bị thương, 400 ngôi nhà đổ sập, hơn 13.500 hecta lúa bị tàn phá… Ước tính thiệt hại hơn 1.230 tỷ đồng.
"Tỉnh đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 500 tỷ đồng để khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, giúp người dân ổn định sản xuất. Hỗ trợ khẩn cấp 5 tấn lương khô và 2.000 tấn gạo cứu đói cho người dân trong vùng lũ", ông Dũng nói.
Mưa liên tiếp nhiều ngày cùng với việc xả lũ các thủy điện khiến Phú Yên rơi vào cảnh tương tự. Nhiều xã ở huyện Tuy An chìm sâu, hàng chục ngôi nhà nước dâng cao gần tới nóc.
Ông Bùi Văn Long, ở xã An Định cho hay, tài sản dù được kê lên cao song nước tràn vào nhanh, ướt sũng. "Gần hai tháng nay, gia đình ai cũng nơm nớp, sống trong lũ khiến sinh hoạt đảo lộn, chẳng biết tới bao giờ lũ mới ngưng. Người dân chúng tôi kiệt quệ rồi", ông Long rầu rĩ.
Tại huyện Đồng Xuân, 11 xã, thị trấn đều bị cô lập hoàn toàn. Người dân phải chèo ghe sơ tán tài sản và đưa trẻ nhỏ đến nơi an toàn.
Lãnh đạo huyện Đồng Xuân cho hay, nước sông Kỳ Lộ tiếp tục dâng, nguy cơ ngập rất cao nên địa phương đã sơ tán hàng nghìn hộ dân các vùng thấp trũng tới nơi cao ráo. "Kinh nghiệm các đợt lũ trước, chúng tôi phải đảm bảo an toàn cho người dân lẫn tài sản", lãnh đạo huyện nói.
Các địa phương Cam Ranh, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh... ở Khánh Hòa cũng chìm sâu trong lũ. Đường sá ở Nha Trang ngập nước, nhà cửa hư hỏng. Người dân phải gồng mình gánh lũ bởi chưa đầy một tuần đã có hai trận lũ. Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, người dân tất bật xử lý xăng dầu ở các kho chứa rỉ ra ngoài.
Mưa lũ dồn dập khiến đất đá từ trên các đồi núi tràn xuống các khu dân cư. Nước từ miệng cống trào lên làm nhiều người hoảng sợ mang theo tài sản cùng con nhỏ đi nơi khác.
Bà Dương Thị Lọt (46 tuổi, TP Nha Trang) cho hay, tối hôm trước ba mẹ con đang ngủ trong nhà thì nghe tiếng rưng rắc cùng tiếng động lớn phát ra rồi căn nhà đổ sập. "Tôi cùng hai con lao ra ngoài nên thoát nạn, nhưng mọi tài sản bị chôn vùi, hư hỏng", bà Lọt nói và cho biết phải tá túc nhà người thân.
Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên cho biết, lúc 16h hôm nay, quốc lộ 1A qua đèo Cả, nối Khánh Hòa và Phú Yên, đã thông xe hai chiều. 
Trước đó, mưa lũ khiến nhiều điểm trên đèo Cả bị sạt lở. Hàng tấn đất đá, bùn đổ tràn xuống, nằm chắn ngang mặt đường, khiến dòng ôtô không thể qua, tuyến quốc lộ 1A chia cắt. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cho mở hầm đường bộ Cổ Mã qua đèo Cả giúp giải quyết tình trạng ùn tắc.
Còn ông Lê Hồng Sơn, Phó giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Nha Trang cho biết, đến 18h hôm nay, tuyến tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng đã được thông tuyến sau nhiều giờ bị tê liệt vì sạt lở.
Nhóm phóng viên

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Bộ đội Cụ Hồ - Dũng cảm vì nhân dân - Thật ngưỡng mộ

        Cứ xem hình ảnh và tường thuật này là ngưỡng mộ Anh Bộ đội Cụ Hồ- Bộ đội từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà  phục vụ, chiến đấu cả trong đời thường, trong khó khăn, trong hoạn nạn trong thiên tai, bão lũ, trong đời sống thường ngày, trong cả thời bình lẫn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Nào cùng xem: Trung uý quân đội quật ngã hai tên cướp iPhone 6 

Nghe tiếng hô hoán của cô gái, trung uý Kiên vội đuổi theo hai thanh niên đang phóng xe máy bỏ chạy, khống chế chúng bằng thế võ chuyên nghiệp.

Khoảng 16h5 ngày 13/12, cô gái khi dừng xe bên đường Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) nghe điện thoại đã bất ngờ bị hai thanh niên đi xe máy áp sát, giật mất chiếc iPhone 6.
trung-uy-quan-doi-quat-nga-hai-ten-cuop-iphone-6
Trung úy Kiên trao chiếc điện thoại cho nạn nhân.
Nghe tiếng hô hoán, trung uý Hà Văn Kiên (quân nhân chuyên nghiệp, Đại đội trinh sát 20, Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu) làm nhiệm vụ gần đó vội đuổi theo hai thanh niên đang phóng xe trước mặt.
Anh Kiên tung võ quật ngã và cùng đồng đội khống chế hai tên cướp, thu tang vật. Bị áp giải đến Công an phường Điện Biên (quận Ba Đình), hai kẻ cướp giật khai tên Lê Trường Giang (32 tuổi, quận Ba Đình) và Đinh Quang Huy (34 tuổi, Hải Phòng).
Chiếc điện thoại được trao lại cho cô gái.
Theo Hoàng Việt

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Sử dụng hiền tài giỏi cần hơn cả hiền tài

   Xem vụ Vũ Minh Hoàng cần bình tĩnh xem xét thấu đáo để vì cái lớn là người trước lợi sau, người trước việc sau, lợi ích quốc gia, dân tộc, vùng miền trước cá nhân sau... tất tần tật phải sử dụng đúng người tài, đúng quy trình, đúng thủ tục khi bổ nhiệm ở từng cơ quan đơn vị, và nhất là phải lấy dân làm gốc, phải tạo được sự đồng thuận đoàn kết trong từng cơ quan đơn vị và xã hội. Vừa cụ thể sâu sát từng con người, vừa không làm thui chột mất đi tài năng của người có thực tài nhưng vừa làm cho xã hội đồng thuận tin tưởng vào việc bổ nhiệm là khách quan, công tâm và đặc biệt là không được len lỏi lợi dụng để vụ lợi cho người thân gia đình, người bằng cấp sáo rỗng không có tài năng.      Thật là khó, nhưng muốn hưng quốc thì phải có Lương sư, "Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia". Nhưng sử dụng, bố trí hiền tài có ích phát huy giỏi tài năng mới cần hơn cả hiền tài.

Xem 2 luồng thông tin sau:

Báo cáo nhanh việc bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi 'đúng quy trình' bị hủy

Báo cáo nhanh việc tuyển dụng, bổ nhiệm Vụ phó Vũ Minh Hoàng "đúng quy trình" do một phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký gửi lãnh đạo cấp cao bị thu hồi vì nội dung chưa được tập thể thống nhất.

bao-cao-nhanh-viec-bo-nhiem-vu-pho-26-tuoi-dung-quy-trinh-bi-huy
Ông Sơn Minh Thắng ký thông báo thu hồi báo cáo nhanh về việc bổ nhiệm Vụ phó Vũ Minh Hoàng do ông Nguyễn Quốc Việt ký vì sai quy trình, nội dung chưa được tập thể lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thống nhất, bị rò rỉ. Ảnh: Cửu Long  
Ngày 11/12, ông Sơn Minh Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã ký thông báo thu hồi báo cáo nhanh số 84 dài hai trang A4 về việc tuyển dụng, bổ nhiệm Vụ phó Vũ Minh Hoàng do một phó ban khác là ông Nguyễn Quốc Việt ký trước đó gửi một lãnh đạo cấp cao.
Theo ông Thắng, lý do thu hồi, hủy bỏ báo cáo 84 vì không đúng quy trình, tập thể lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chưa thống nhất với nội dung. Báo cáo này chưa qua thủ tục trình ký, chưa gửi bằng đường công văn nhưng bị rò rỉ ra ngoài. "Trong vài ngày tới, sẽ có báo cáo chính thức, phản ảnh đúng bản chất vấn đề liên quan đến ông Vũ Minh Hoàng, được thông qua và được sự thống nhất của tập thể lãnh đạo Ban", ông Thắng cho biết.
Báo cáo do ông Việt ký khẳng định tất cả quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm đối với ông Vũ Minh Hoàng là đúng, được lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thống nhất, có đối chiếu với kết luận ngày 24/1/2014 của Bộ Chính trị. Lý do bổ nhiệm ông Hoàng làm vụ phó được ông Việt lý giải: "Thời điểm nhận đó, Ban cần có một văn phòng xúc tiến đầu tư đại điện tại Nhật Bản".
Theo báo cáo, ông Hoàng có 2 bằng thạc sĩ tốt nghiệp loại xuất sắc, một bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi của trường đại học danh tiếng trên thế giới, đồng thời biết nhiều ngoại ngữ, có mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp lớn trên thế giới, có khả năng mời gọi đầu tư về vùng Tây Nam Bộ. Cụ thể, tháng 3/2015, ông Hoàng đã mời nhiều giáo sư, tiến sĩ và các tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản về Đồng bằng sông Cửu Long và TP Cần Thơ tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Việc bổ nhiệm chức vụ phó nhằm giữ chân ông Hoàng tiếp tục ở lại công tác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, sau khi ông bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại Nhật Bản; đồng thời để tạo điều kiện cho ông có chức danh nhằm thuận lợi trong quan hệ, phối hợp với các đối tác ở Nhật Bản và một số nước để mời gọi hợp tác đầu tư phát triển kinh tế khu vực Tây Nam bộ.
Ngày 20/5/2014, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ gửi văn bản cho Ban Tổ chức Trung ương về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với du học sinh Vũ Minh Hoàng (sinh năm 1990 tại tỉnh Bắc Ninh) và được đồng ý.
- Ngày 4/6/2014, ông Hoàng được tuyển dụng vào làm việc tập sự 12 tháng tại Phòng Nghiên cứu - Tổng hợp Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
- Một tháng sau, ông được cử đi du học, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9/2017.
- Tháng 1/2016, ông Hoàng được bổ nhiệm làm Vụ phó Kinh tế, sau 17 tháng vào cơ quan này.
- 32 ngày sau, ông Hoàng được chuyển về giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ theo công văn "xin người" của chính quyền thành phố này.

Vụ phó 26 tuổi: 'Tôi có bằng cấp đủ tiêu chuẩn'

Ông Vũ Minh Hoàng cho rằng việc được làm ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ do năng lực, chứ không phải ảnh hưởng của mối quan hệ chú ruột ông là đại tá công an, Vụ phó An ninh - Quốc phòng.

- Trong hồ sơ xin vào làm ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ông có bằng cử nhân, thạc sĩ của các đại học ở Anh, Bỉ, Trung Quốc... Vì sao ông không xin làm việc ở nước ngoài mà về nước làm công chức tập sự?
- Tôi có đam mê chính trị từ nhỏ nên mơ ước được làm việc trong các tổ chức quốc tế, phi chính phủ. Lúc đầu tôi không có ý định làm việc cho cơ quan nhà nước Việt Nam, nhưng sau thời gian học tập và thực tập ở nước ngoài, tôi tin rằng những tổ chức quốc tế không thể có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách nội địa.
Khi làm thạc sĩ ở Bỉ, tôi được đi cùng đoàn Đại biểu Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, giúp phiên dịch cho đoàn ở ngoài các buổi họp. Sau đó, tôi cũng tìm hiểu chuyên sâu về Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bài luận thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tôi cũng viết về Phát triển nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long, sau khi đi thực địa tại Cần Thơ và một vài tỉnh lân cận.
Tôi làm đơn xin vào làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng lúc nộp đơn xin học tiếp tiến sĩ tại Đại học Tokyo. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Trung Quốc, tôi về nước công tác. Khi được đại học Tokyo chấp nhận, tôi được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho cơ hội tiếp tục học tiến sĩ. Ngược lại, tôi sẽ giúp Ban chỉ đạo quảng bá hình ảnh và thúc đẩy đầu tư từ phía Nhật Bản.
Do không làm việc tại văn phòng nên tôi đã quyết định không nhận lương và tự đóng bảo hiểm để tránh dư luận.
Tôi hoàn toàn có thể gia nhập các công ty hoặc mở công ty riêng, cơ hội kiếm tiền dễ dàng hơn và không bị ràng buộc trong nhiều mặt như khi làm chính trị. Tham gia vào công chức và chính trị là quyết định cá nhân tôi, không chịu bất cứ ràng buộc và áp lực nào khác. Tôi chỉ muốn được tham gia và đóng góp phần nào cho công cuộc đổi mới phát triển của Việt Nam trong tương lai, chứ không có ý vào chính quyền để lợi dụng chức danh cho lợi ích riêng như một vài nguồn tin đã đặt nghi vấn.
vu-pho-26-tuoi-toi-co-bang-cap-du-tieu-chun
Ông Vũ Minh Hoàng (trái) trong buổi tiếp xúc giữa doanh nghiệp Cần Thơ và Nhật Bản tại quốc gia này hồi giữa năm 2016. Ảnh: A.X
- Vì sao ông nộp đơn học tiếp tiến sĩ tại Đại học Tokyo trong khi đang có mong muốn đóng góp cho đất nước?
- Tham gia chính trị ở Việt Nam, bằng tiến sĩ rất được tôn trọng. Việc học tiến sĩ đương nhiên là một trong những hướng đi tôi đặt ra. Đại học Tokyo là một trường nổi tiếng nên khả năng tôi được trúng tuyển cũng thấp. Tôi nộp đơn xin việc, xin học vào nhiều nơi, chứ không chỉ một chỗ và chờ hồi âm. Đây là điều rất bình thường mà tất cả học sinh trên thế giới làm.
- Ông làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nhưng chủ yếu học ở nước ngoài. Sau 17 tháng, ông được bổ nhiệm chức Vụ phó Kinh tế tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ông nghĩ gì về nhận xét "thời gian bổ nhiệm quá nhanh và chưa đúng quy trình"?
- Về quy trình bổ nhiệm, đây là công việc của ban ngành và tổ chức. Là một công chức viên, tôi chỉ nhận nhiệm vụ và cố gắng làm hết sức mình. Tôi nghĩ đây sẽ là cơ hội tốt để giúp xúc tiến đầu tư về khu vực. Trong các cuộc gặp doanh nghiệp Nhật, đa số họ vẫn tập trung và có ham muốn đầu tư vào TP HCM và Hà Nội hay các tỉnh thành ven. Là đại diện cho Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và sau đó Cần Thơ, tôi đã cho họ những số liệu thông tin thực tế, ý kiến góc nhìn khác về thị trường mở, tiềm năng rộng lớn, mức độ tăng trưởng cao và độ cạnh tranh thấp trong khu vực…
- Cảm giác của ông khi được bổ nhiệm?
- Tôi cũng lo nghĩ nhiều vì chức vụ cao và không biết có đảm nhiệm được trọng trách không. Nhưng sau cùng, tôi nghĩ đây cũng là công việc và nhiệm vụ. Nếu làm không tốt, tôi sẽ bị khiển trách, cũng như ở những công việc khác thôi.
- Ông có chú ruột là đại tá công an, làm vụ phó Vụ An ninh - Quốc phòng Tây Nam Bộ. Mối quan hệ này ảnh hưởng như thế nào đến vị trí hiện tại của ông?
- Theo các quy định hiện hành của Việt Nam thì bằng cấp của tôi đạt, đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng không qua thi tuyển và có quyết định, đồng ý từ Trung ương chứ không phải Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tự quyết toàn bộ mà có ảnh hưởng được.
- Trong một tháng giữ chức vụ phó, ông đã làm được những gì?
- Việc bổ nhiệm vụ phó là để giúp tôi có một vị trí, chức danh hợp lý khi quảng bá, kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản. Do việc học rất bận và khắt khe nên tôi được cơ quan cho công tác, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Lần đầu tiên về nước hồi tháng 3/2015, tôi đã dẫn giáo sư cùng đại diện của hai tập đoàn tài chính lớn tại Nhật đến làm việc, tìm hiểu môi trường đầu tư ở Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình quảng bá và xúc tiến đầu tư được tốt hơn khi tôi được bổ nhiệm về Trung tâm Xúc tiến - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Trung tâm cũng rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin trong công tác xúc tiến.
Tôi dự kiến giúp đoàn đại biểu Cần Thơ sang thăm và làm việc với một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính trong năm sau. Cần Thơ đã có văn bản ủy quyền cho Đại sứ quán Việt Nam và giáo sư của tôi hết sức giúp đỡ về học tập và công việc xúc tiến. Gần đây, giáo sư đã viết thư nhận xét về trình độ học tập làm việc của tôi gửi đến UBND Cần Thơ.
- Chỉ sau 32 ngày ông giữ chức vụ phó, UBND TP Cần Thơ đã có đề nghị rút ông từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về công tác. Ông cân nhắc và suy nghĩ thế nào?
- Tôi đã tháp tùng nhiều đoàn đại biểu Tây Nam Bộ và các tỉnh thành, trong đó có Cần Thơ. Việc tôi được xin về Cần Thơ hoàn toàn là có thể. Đây là quyết định của ban ngành.
Tôi không có suy nghĩ gì nhiều về việc này vì mục đích công việc vẫn là quảng bá và xúc tiến đầu tư. Dưới danh nghĩa Cần Thơ có lợi hơn vì đa số các công ty, tổ chức nước ngoài không biết đến Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
- Ông nói gì trước những thông tin hoài nghi về chức vụ phó của mình?
- Vụ phó là một chức vụ cao nên tôi từng nghĩ đến khả năng scandal trên báo. Do vậy, khi tin được đăng, tôi cũng không quá ngạc nhiên. Tôi hiện tại rất tập trung vào việc học nên cũng không muốn suy nghĩ nhiều. Mong muốn lớn của tôi là bảo vệ thành công được luận án và tốt nghiệp và có thể trở lại Việt Nam công tác năm sau.
- Ông đánh giá thế nào về công việc của mình trong 9 tháng giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ?
- Nhiệm vụ chính của tôi chủ yếu vẫn là học tập nghiên cứu, nên vấn đề công tác hiện tại là thiết lập mối quan hệ và gặp gỡ các đối tác trong thời gian phù hợp với công việc của tôi tại trường.
Công tác xúc tiến đầu tư cần một thời gian dài chứ không phải ngay lập tức. Mối quan hệ với doanh nghiệp và các tổ chức đương nhiên được tốt và mở rộng hơn sau khi được bổ nhiệm. Tôi cũng thu thập được nhiều số liệu thực tế hơn về Cần Thơ và có thể quảng bá Cần Thơ qua các tài liệu, số liệu cung cấp từ cơ quan.
Một số công ty Nhật Bản rất quan tâm đến công việc của tôi vì số liệu chung về Việt Nam thì có thể dễ nắm bắt được; nhưng về đến cơ sở, địa phương thì đối với họ là rất khó và tốn kém thời gian, chi phí. Do vậy, tôi tận dụng khía cạnh này để mở rộng quan hệ…
- Hiện việc học và công việc của ông bên Nhật ra sao?
- Việc học tập bên này rất căng thẳng vì là môi trường Nhật, rất khác với môi trường học tập trước kia của tôi tại châu Âu. Nhưng đây là cơ hội tốt để tôi quen với phong cách làm việc châu Á. Ngoài nghiên cứu, tôi cũng tham gia trợ giảng tại trường. Quyết tâm lớn nhất hiện nay của tôi là tốt nghiệp tiến sĩ trong năm 2017. Đây là một thách thức lớn vì 3 năm thật sự là ngắn khi học tiến sĩ. Đang ở giai đoạn cuối nên tôi cần tập trung cao.
Về công việc, tôi vẫn giữ mối quan hệ xã giao thường xuyên với các tổ chức, và giới doanh nghiệp. Ai cũng biết việc xúc tiến đầu tư đối với Nhật là không dễ dàng vì công ty Nhật rất kỹ tính. Tôi chỉ có thể quảng bá Cần Thơ và giữ quan hệ. Quyết định vẫn sẽ do họ.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Ý nghĩa lịch sử và niềm tự hào về Bác Hồ khi Người đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946


      Lời kêu gọi của Bác Hồ gồm 198 chữ, hết sức ngắn gọn,khái quát, súc tích, đầy đủ, nêu rõ bản chất tính chât xâm lược của thực dân Pháp. Thể hiện rõ sự bản chất, quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không khuất phục không chịu làm nô lệ của cả dân tộc, lời kêu gọi như một lời hiệu triệu cả dân tộc đứng lên cứu nước bằng ý chí, quyết tâm đồng lòng của mọi dân tộc, tôn giáo, mọi tầng lớp, mọi vũ khí có trong tay để đánh giặc.Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng cũng phải quyết tâm để giữ gìn đất nước. Chỉ có "Đoàn kết, quyết tâm, dồng lòng toàn dân đánh giặc" mới giữ gìn được giang sơn. Bác đã đi xa nhưng trái tim, tinh thần ý chí và mong muốn của Người trong lời kêu gọi đã thành hiện thực,đất nước thống nhất, độc lập, đang ngày càng phát triển đi lên. 70 năm qua không một người Việt Nam yêu nước nào khi đọc Lời kêu gọi này mà trái tim không thể không rung lên rộn ràng, tự hào, đan xen với quyết tâm trách nhiệm trước tập thể, gia đình trước dân tộc và trước vong linh Bác. Xin kinh cẩn nghiêng mình thắp nén nhang thơm kính dâng Người, mong Bác phù hộ cho dân tộc Việt Nam luôn trường tồn dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, mãi  được sống trong tự do- độc lập- hạnh phúc.
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!


Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)