Sự việc thứ nhất: Cần nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống ở Nghi Phương Nghi Lộc, Nghệ An
Vào chiều 4/9/2013, hàng trăm
giáo dân quá khích đã tụ tập bao vây, gây rối, la ó, lăng mạ trước
trụ sở UBND xã Nghi Phương – huyện Nghi Lộc, nơi đang diễn ra cuộc họp quân dân
chính mở rộng do chính quyền xã tổ chức. Những giáo dân này còn dùng đá và các
loại hung khí tấn công người dân, cán bộ và lực lượng bảo vệ đang có mặt tại
hiện trường, khiến rất nhiều người bị thương nặng.
Từ những tiếng la ó, hô hét, những băng rôn với
nội dung mang tính kích động, nhóm phóng viên liên tưởng đến hàng loạt sự việc
đáng tiếc đã diễn ra tại đây. Để bạn đọc và mọi người dân lương cũng như giáo
thấu rõ bản chất sự việc, xin được cung cấp một số thông tin, mà chúng tôi cho
đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ việc hỗn loạn này.
Sau sự việc này, một số linh mục thuộc Văn phòng
Toà Giám mục Xã Đoài – Giáo phận Vinh, người nhà của các đối tượng trên cùng
một số phần tử giáo dân quá khích liên tục có những văn thư, hành động nhằm tạo
sức ép, yêu cầu chính quyền phải thả người. Đặc biệt là sau ngày 26/8/2013, khi
Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp từ nước ngoài trở về thì tình hình càng
trở nên căng thẳng.
Đỉnh điểm là vào 8 giờ 30 phút sáng 3/9/2013, có
khoảng trên 200 giáo dân đã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Phương đe dọa, phong
tỏa trụ sở làm việc và giam giữ trái pháp luật 6 cán bộ bao gồm: Phó Chủ tịch
UBND huyện, Bí thư và Phó Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cùng
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghi Phương ngay
trong phòng làm việc của Chủ tịch UBND xã. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, số
lượng giáo dân kéo về trụ sở UBND xã mỗi lúc mỗi đông, ước tính có trên 400
người, để tiếp tục gây áp lực với cán bộ chính quyền huyện và xã đòi thả các
đối tượng đã bị bắt giữ.
Trong thời gian giam giữ người trái pháp luật, các
đối tượng quá khích đã không ngừng chửi bới, lăng mạ, xé rách áo, thậm chí đã
dùng tay tát vào mặt các cán bộ chính quyền. Một số giáo dân đã uy hiếp, dùng
vũ lực buộc Chủ tịch UBND phải viết giấy cam kết, ký tên, đóng dấu đề nghị cơ
quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh thả 2 đối tượng vi phạm pháp luật đã bị bắt
giữ nói trên ngay sau đó một ngày (cụ thể là vào lúc 16 giờ ngày 4/9). Các đối
tượng này còn buộc đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phải ký xác nhận vào giấy
cam kết. Sau khi thỏa mãn yêu cầu, đến 17 giờ 45 phút ngày 3/9 các đối tượng
quá khích mới giải tán. Lúc này các cán bộ huyện và xã mới ra về.
Trong suốt thời gian diễn ra vụ việc vi phạm pháp
luật của một số giáo dân quá khích tại trụ sở UBND xã Nghi Phương vào ngày 3/9
nói trên, các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc đã nỗ lực, bằng
nhiều cách (chuyển văn thư mời Tổng Giám mục Nguyễn Thái Hợp tới trụ sở UBND
tỉnh để bàn bạc, thống nhất giải quyết sự việc; cử đoàn cán bộ đến tận Tòa Giám
mục Giáo phận Vinh nhưng Tổng Giám mục Nguyễn Thái Hợp vẫn không gặp gỡ, thể
hiện thái độ bất hợp tác với chính quyền, không làm tròn bổn phận của đấng bề
trên đối với những con chiên).
Tuy nhiên, những nỗ lực, thiện chí của các cấp
chính quyền và các cơ quan chức năng đã không nhận được sự hợp tác mà còn bị
các đối tượng quá khích cố tình phá hoại, xuyên tạc, dẫn đến các hành vi vi
phạm pháp luật có tính hệ thống (gây rối, đánh đập, gây thương tích, bắt giữ
người trái phép). Đỉnh điểm là cuộc hỗn loạn không đáng có vào chiều 4/9. Đây
là những hành vi vi phạm pháp luật cực kỳ nghiêm trọng, đang được các cơ quan
chức năng điều tra, xử lý để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.
Lớp tiếng Anh miễn phí của ông giáo già
Tan trường, thay vì đi chơi như các bạn, Thái Hoàng Linh về thẳng nhà thầy Thái Bá Am để học tiếng Anh. Ông giáo già chạy ra chạy vào trông nom bếp cơm, vừa hướng dẫn cho cô học trò cấp 2 của xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Hoàng Linh học thêm tiếng Anh ở nhà thầy giáo Am gần 3 năm nay, cứ rảnh
lúc nào là em chạy qua để được ông chỉ bảo. "Thầy rất nhiệt tình chỉ
bảo, quan trọng là phương pháp truyền đạt rất hiệu quả", cô học trò nói
về thầy của mình.
Lớp học tiếng Anh của thầy Am khá đặc biệt: Miễn phí, trò đến lúc nào
dạy lúc ấy bất kể giờ giấc nếu tranh thủ được giờ rảnh, một học sinh hay
nhiều thì lớp vẫn tiến hành...
Thầy Thái Bá Am là một giảng viên về hưu, năm nay 75 tuổi và đã có 13
năm tự nguyện mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí ở xã Nghi Trung. Người đến
xã dễ dàng bắt gặp những tấm bảng mời học "Tiếng Anh miễn phí cho mọi
lứa tuổi", treo ở khắp nơi. Đấy là cách tiếp thị của ông giáo già.
Khuất sau xóm 4 là lớp học tại gia của thầy Am, ngôi nhà nhỏ mà hai vợ
chồng ông giáo cùng người con gái bị tàn tật sống chung. Từ cổng vào đến
nhà cũng đính khắp nơi nhiều câu ca dao, tục ngữ về việc học, viết bằng
tiếng Anh, có dịch ra tiếng Việt...
Trước Hoàng Linh, đã có một tốp 5 học sinh vừa học xong ra về. Nhiều
năm nay, có người tới học lúc mờ sáng, em đến buổi trưa, người học buổi
tối. Theo thầy Am, lịch học và giờ giấc như thế này sẽ phù hợp với tất
cả học sinh, đặc biệt là những cán bộ, người đi làm việc tranh thủ tới
học.
Dáng người thấp nhỏ, vầng trán cao, giọng nói của thầy Am rất mạnh lạc
và truyền cảm. "So với nhiều tấm gương từ thiện ở xã hội thì việc làm
của tôi chả đáng gì đâu...", thầy giáo khiêm tốn.
Thầy giáo Thái Bá Am với giáo trình tiếng Anh tự soạn. Ảnh: Hải Bình. |
Quê ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), sinh ra trong gia đình nghèo, với tố
chất thông minh lại ham học hỏi, chàng trai Am thi đỗ vào Đại học Khoa
học xã hội Nhân văn Hà Nội. Ra trường với tấm bằng giỏi chuyên ngành
toán, thầy về công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, kết duyên
cùng cô giáo cấp 2 Nguyễn Thị Hương. Hai vợ chồng tích góp lương mua
vuông đất dựng nhà ở xã Nghi Lộc. Ngày ngày thầy Am dùng chiếc xe đạp cà
tàng từ nhà tới trường hơn 15 cây số để lên lớp.
Là một giảng viên chuyên toán, thầy Am lại có niềm đam mê với môn tiếng
Anh. Gần 40 năm gắn bó với trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, ngoài thời
gian lên lớp giảng dạy, về nhà thầy luôn mở cửa đón những học sinh lui
tới hỏi bài học thêm mà không lấy một đồng tiền công.
Nói về cơ duyên dạy học tiếng Anh miễn phí khi về hưu, ông giáo già cho
biết, năm 2000 nghỉ hưu, một lần sang nhà hàng xóm chơi thấy cháu học
sinh cấp 2 xin mẹ 20.000 đồng đi học thêm một buổi mà ông thấy xót quá.
Tìm hiểu thêm, ông biết nhiều gia đình khác ở làng quê đều chung cảnh
ngộ bố mẹ làm nông kinh tế khó khăn, để có tiền cho con học thêm là cả
một vấn đề. "Tôi thấy sức khỏe và kiến thức của mình còn đủ để phụ đạo
cho các em", thầy Am nói về ý tưởng mở lớp học.
Nghĩ là làm, ngay hôm sau thầy Am đặt thợ mộc làm mấy bộ bàn ghế rồi
mua hộp sơn về bắt đầu viết các bảng hiệu mở lớp học "Tiếng Anh miễn phí
cho mọi lứa tuổi" mang cắm ở các ngả đường trong xã. Ban đầu nhiều
người nhìn thấy ngỡ thầy Am bị "dở", lại có người nghĩ thầy trưng biển
học miễn phí để thu hút học sinh rồi sau đó mới tìm cách lấy tiền.
Mặc ai nói gì, thầy Am tới những gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em
đang đi học để trình bày ý tưởng. Ban đầu nhiều phụ huynh bất ngờ về tấm
lòng của thầy. Rồi lẻ tẻ, có dăm bảy em học sinh trong xóm gần nhà thầy
tới học. Những học sinh được thầy truyền giảng có phần bỡ ngỡ, sau tất
cả vỡ ra được phương pháp học nên rất dễ tiếp thu và gần gũi. Tiếng lành
đồn xa, lớp học của thầy Am ngày càng đông người tìm tới.
Nhiều người thắc mắc, một mình thầy thì làm sao có đủ thời gian, phương
pháp để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất đến với mỗi học sinh,
trong khi mỗi người một lứa tuổi, một kiến thức khác nhau. Thầy Am cho
biết, 4 yêu cầu nghe - đọc - noi - viết là nguyên tắc chung khi học
tiếng Anh, phương pháp truyền đạt và giáo trình học mới là quan trọng
nhất.
Một tập trong bộ giáo trình tiếng Anh tự soạn của thầy Am. Ảnh: Hải Bình. |
Với kiến thức có từ thời sinh viên, tự mày mò nghiên cứu thêm trong gần
5 năm trời, thầy Am đã tự soạn một bộ giáo trình "Tiếng Anh không mệt",
viết bằng tay. Bộ giáo trình gồm 2 tập, dày 800 trang, với 300 bài
giảng. Theo thầy Am, mỗi bài giảng trong giáo trình là một nấc thang về
kiến thức trong tiếng Anh.
Từ bộ giáo trình đặc biệt đó, mỗi học sinh khi tìm tới lớp đều được
thầy xem như là một lớp học. Thầy Am không giảng chung cho tất cả mọi
người một lúc, mà chọn phương pháp kèm riêng từng người. Ban đầu là
những bài học đơn giản về ngữ pháp, từ vững, sau đó là nghe - nói -
viết, rồi đến các bài khó hơn như học bằng phiếu, khi đưa ra một lá
phiếu in hình con vật, đồ vật thì học trò lập tức phải đọc ra bằng tiếng
Anh; qua băng đĩa... Nếu ai học hết trọn vẹn, thông thuộc 300 bài giảng
trong 2 tập giáo trình nói trên thì gần như vốn kiến thức đã nắm rất
chắc.
"Muốn học tiếng Anh tốt thì quan trọng nhất là phải luyện nhiều. Hãy để
một quyển sách ngay dưới đầu giường, sáng mai ngủ dậy bật đèn là cầm
sách lên để luyện đầu tiên, xem hôm qua mình học được những gì..", thầy
Am nói về phương pháp ôn bài hữu hiệu khi ngủ dậy. Thầy luôn nhắc nhở
học trò: "Ai không giỏi tiếng Anh thì đời vứt vào sọt rác. Đất nước mình
nghèo, muốn tiến lên, giao lưu với thế giới bên ngoài thì phải giỏi
ngoại ngữ".
Không chỉ học sinh cấp 2, 3 mà cả sinh viên, cán bộ công nhân viên cũng
tìm tới thầy Am học. 13 năm nay, gần 500 người học tiếng Anh ở thầy Am.
Trong số đó, em Nguyễn Ngọc Bảo, học sinh THCS Thanh Lâm (huyện Thanh
Chương) đã đạt huy chương đồng cuộc thi tiếng Anh qua mạng (IOE) quốc
gia.
Nhiều học sinh, phụ huynh mang tiền tới để hỗ trợ nhưng thầy đều từ
chối. Lễ tết, bà con mang biếu lô thịt, cân hoa quả, thầy Am miễn cưỡng
nhận. Điều thầy mong mỏi là tìm thêm một người đồng cảm, có kiến thức để
chung sức mở rộng lớp học tiếng Anh miễn phí. "Nếu thêm một người nữa
thì chắc chắn phương pháp học sẽ rất đặc biệt, ví dụ hai người diễn hoàn
cảnh, đối đáp tiếng Anh với nhau để học sinh dễ tiếp thu", thầy Am nói.
Ông Phan Thế Hưng, Chủ tịch xã Nghi Trung (huyện Nghi Lộc) cho biết,
tấm gương dạy học miễn phí của thầy Am thật đáng ngưỡng mộ. Đảng ủy,
HĐND xã luôn nhiệt tình ủng hộ ông giáo già. Đã nhiều lần đại diện chính
quyền địa phương tới thăm hỏi và động viên thầy tiếp tục cống hiến cho
quê hương.
Hải Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét