Có lẽ chẳng cần xem xét rằng trong Võ có nghệ thuật hay không.
Bởi, trong sinh hoạt thường ngày chẳng nghề ngành gì lại không cần, có, hoặc
liên quan tới nghệ thuật. Nghệ thuật là chỉ chung những việc làm có tính chuyên
môn, đòi hỏi sự giỏi giang, khéo léo, tinh túy, có sức cảm hóa lôi cuốn người xem... nhằm đưa tới cái hoàn hảo nhất, cái đẹp.
Có cả nghệ thuật mua bán, giao tế; nghệ thuật cắm hoa, xẻ gỗ; thậm chí nghệ
thuật khóc, cười... Điều bàn ở đây
là vai trò của nghệ thuật trong Đạo và nghệ thuật của Võ như thế nào.
Trong Đại Nam Quốc Âm tự vị, khi định nghĩa chữ võ, Huỳnh Tịnh Của có ghi: “Coi chữ Vũ” (QATV quyển hạ, trang 555, cột Phải). Khi định nghĩa chữ Vũ, tác giả lại ghi: “Coi chữ Võ” (QATV quyển hạ, trang 562, cột Phải). Hán tự, khi ta phát ra quốc âm có những chữ đọc trại đi, thành dị âm đồng nghĩa (những cặp Huỳnh – Hoàng, Nghinh – Nghênh, Giái – Giới, .v.v..). Chữ Vũ được đọc ra chữ Võ (Võ thuật hay Vũ thuật). Nhưng Võ đây có định nghĩa rõ ràng trong hầu hết các từ điển là: “Luyện gân cốt, nghề chiến đấu” (QATV – Huỳnh Tịnh Của); là: “Thuộc về dùng sức, dùng quân đội” (Tự điển Việt Nam, Ban Tu Thư Khai Trí – 1971 – trang 922); là: “Chỉ chung việc làm dựa trên sức mạnh – chỉ việc quân sự” (Hán – Việt Tân tự điển Nguyễn Quốc Hùng, trang 796); là: “Art of fighting – nghệ thuật chiến đấu” (Vietnamese English dictionary, Bùi Phụng – trang 947).
Vậy, Võ (Vũ) không có ý nghĩa như múa (Dance). Tuy nhiên về mặt ngoại hình, Vũ (múa) không có nội dung võ, nhưng võ lại có sự biểu trưng của múa, vờn. Do vậy, trong dân gian, trừ những lúc thượng đài (đấu võ), hoặc đang tranh đấu với ai đó (đánh võ), người ta gọi luôn là múa võ, múa quyền. Ngay cả khi có trang bị vật dụng binh khí, võ cụ, cũng gọi là múa roi, múa kiếm, múa gậy … Như vậy, trong một chừng mực nào đó, võ có cách múa. Chính điểm này, võ có khả năng trình diễn như một nghệ thuật thông qua thể hình và ngôn ngữ của cơ thể.
Trong quan hệ xã hội loài người, có lúc con người phải ra dấu, thay tiếng, bằng mắt, miệng, tay, chân. Bằng với ý nghĩa ngôn tự, vào sắc thái tình cảm, mà sự ra dấu khác nhau. Lúc hạnh phúc, mừng rỡ, tán đồng, người ta vui vẻ bắt tay, ôm nhau, vỗ tay; thậm chí vờn, múa hả hê. Vạn vật cũng có cách múa của nó khi vui vầy: con công xòe đôi cánh, chó vẫy đuôi, bầy én chao liệng khi mùa xuân đến. Một khi bất đồng, phản kháng, giận dữ... con người có sự chỉ trỏ, xô đẩy, thủ thế. Như vậy, võ là khoa học về phương pháp tự vệ, hoặc tấn công bằng sức mạnh, hay phương tiện tạo ra sức mạnh.
Võ không chỉ có kim chỉ nam là Đạo, mà cần có cái nền là Thuật. Thuật đây gồm kỹ, mỹ và nghệ thuật. Kỹ thuật là cái kỹ năng, kỹ sảo là phần khoa học trong trong lãnh vực dạy võ, học võ, hành võ; là phương pháp xử lý sao cho chính xác, đạt hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh để bảo vệ mình và chiến thắng đối phương. Mỹ thuật - Đạo là tinh thần thượng võ, cái nhân bản sáng tỏa bên trong, và thể hình sức lực bên ngoài. Người lực sĩ, võ sĩ, trước tiên phải đẹp từ trong cốt cách tinh thần mới ra ngoài hành động; từ cuộc sống bình thường tới lúc thượng võ đài. Chính cái đẹp bên trong chủ đạo cái đẹp hành động bên ngoài. Tổng thể thẩm mỹ này có ý nghĩa bảo chứng cho sức sống của Võ chính là Đạo luôn gắn liền với nghệ thuật của Võ.
Nghệ thuật trong võ. Đó là sự hòa quyện, kết tinh giữa kỹ thuật, mỹ thuật và Đạo để tạo khởi một nội dung võ thuật thuần khiết; kỹ thuật là phần nâng cao, phát huy sức mạnh của các thế Võ. Nghệ thuật là phần tinh túy của võ; nghệ thuật càng thâm sâu, càng huyền nhiệm, thực tế của võ càng đơn giản, nhưng tinh vi huyền ảo, khai thác và phát huy sức mạnh của con người.
Trong Đại Nam Quốc Âm tự vị, khi định nghĩa chữ võ, Huỳnh Tịnh Của có ghi: “Coi chữ Vũ” (QATV quyển hạ, trang 555, cột Phải). Khi định nghĩa chữ Vũ, tác giả lại ghi: “Coi chữ Võ” (QATV quyển hạ, trang 562, cột Phải). Hán tự, khi ta phát ra quốc âm có những chữ đọc trại đi, thành dị âm đồng nghĩa (những cặp Huỳnh – Hoàng, Nghinh – Nghênh, Giái – Giới, .v.v..). Chữ Vũ được đọc ra chữ Võ (Võ thuật hay Vũ thuật). Nhưng Võ đây có định nghĩa rõ ràng trong hầu hết các từ điển là: “Luyện gân cốt, nghề chiến đấu” (QATV – Huỳnh Tịnh Của); là: “Thuộc về dùng sức, dùng quân đội” (Tự điển Việt Nam, Ban Tu Thư Khai Trí – 1971 – trang 922); là: “Chỉ chung việc làm dựa trên sức mạnh – chỉ việc quân sự” (Hán – Việt Tân tự điển Nguyễn Quốc Hùng, trang 796); là: “Art of fighting – nghệ thuật chiến đấu” (Vietnamese English dictionary, Bùi Phụng – trang 947).
Vậy, Võ (Vũ) không có ý nghĩa như múa (Dance). Tuy nhiên về mặt ngoại hình, Vũ (múa) không có nội dung võ, nhưng võ lại có sự biểu trưng của múa, vờn. Do vậy, trong dân gian, trừ những lúc thượng đài (đấu võ), hoặc đang tranh đấu với ai đó (đánh võ), người ta gọi luôn là múa võ, múa quyền. Ngay cả khi có trang bị vật dụng binh khí, võ cụ, cũng gọi là múa roi, múa kiếm, múa gậy … Như vậy, trong một chừng mực nào đó, võ có cách múa. Chính điểm này, võ có khả năng trình diễn như một nghệ thuật thông qua thể hình và ngôn ngữ của cơ thể.
Trong quan hệ xã hội loài người, có lúc con người phải ra dấu, thay tiếng, bằng mắt, miệng, tay, chân. Bằng với ý nghĩa ngôn tự, vào sắc thái tình cảm, mà sự ra dấu khác nhau. Lúc hạnh phúc, mừng rỡ, tán đồng, người ta vui vẻ bắt tay, ôm nhau, vỗ tay; thậm chí vờn, múa hả hê. Vạn vật cũng có cách múa của nó khi vui vầy: con công xòe đôi cánh, chó vẫy đuôi, bầy én chao liệng khi mùa xuân đến. Một khi bất đồng, phản kháng, giận dữ... con người có sự chỉ trỏ, xô đẩy, thủ thế. Như vậy, võ là khoa học về phương pháp tự vệ, hoặc tấn công bằng sức mạnh, hay phương tiện tạo ra sức mạnh.
Võ không chỉ có kim chỉ nam là Đạo, mà cần có cái nền là Thuật. Thuật đây gồm kỹ, mỹ và nghệ thuật. Kỹ thuật là cái kỹ năng, kỹ sảo là phần khoa học trong trong lãnh vực dạy võ, học võ, hành võ; là phương pháp xử lý sao cho chính xác, đạt hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh để bảo vệ mình và chiến thắng đối phương. Mỹ thuật - Đạo là tinh thần thượng võ, cái nhân bản sáng tỏa bên trong, và thể hình sức lực bên ngoài. Người lực sĩ, võ sĩ, trước tiên phải đẹp từ trong cốt cách tinh thần mới ra ngoài hành động; từ cuộc sống bình thường tới lúc thượng võ đài. Chính cái đẹp bên trong chủ đạo cái đẹp hành động bên ngoài. Tổng thể thẩm mỹ này có ý nghĩa bảo chứng cho sức sống của Võ chính là Đạo luôn gắn liền với nghệ thuật của Võ.
Nghệ thuật trong võ. Đó là sự hòa quyện, kết tinh giữa kỹ thuật, mỹ thuật và Đạo để tạo khởi một nội dung võ thuật thuần khiết; kỹ thuật là phần nâng cao, phát huy sức mạnh của các thế Võ. Nghệ thuật là phần tinh túy của võ; nghệ thuật càng thâm sâu, càng huyền nhiệm, thực tế của võ càng đơn giản, nhưng tinh vi huyền ảo, khai thác và phát huy sức mạnh của con người.
Võ thuật Đông Phương có nền móng trong
cái nôi của nền văn hóa Tâm Thức. Cái Tâm và cái Thức ấy nằm trong ba dòng
nguồn cội: Phật, Lão, Khổng. Nó thể hiện trọn vẹn, dứt khoát sự Xuất Nhập; hoặc
giả nhập mà man mác như xuất, xuất mà hiện hữu như nhập. Cho nên, võ thuật đã
mang không ít tính siêu nhiên và ý nghĩa siêu hình. Võ sư có khi là Đạo sĩ,
Thiền giả. Võ nghệ cao cường lại sản sinh trong chùa chiền. Sắc tức thị Không,
Không tức thị Sắc. Võ là hiện thực của đấu tranh, lắm khi lại nhuộm màu Lão
Trang, nên nghệ thuật Sống, trong Võ, rất thênh thang cao khiết. Hành trình của
võ thuật Đông Phương không thông qua – nếu không muốn nói là phó mặc – cái gọi
là khoa học duy lý, mà là Tâm Đạo. Có người hành võ mà tầm ra đạo, đi từ bên
này bến mê sang được bờ giác bên kia, thông qua đại ngộ.
Võ thuật Phương Đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, có những đặc trưng là: lấy nhu trị cương, dứt khoát mà tinh tế; hoành mà tung, kinh mà quyền (hay ngược đảo lại); cái hiểm ẩn tàng trong sự uyển chuyển; vẻ đẹp thể hiện trong từng bước quyền, cước; chỗ thượng thừa thì tâm, linh, trí, lực, ý quyện làm một; và khả năng đích thực của Võ Thuật là đưa tới sự chinh phục, hoàn thiện một hoàn cảnh hay một tình thế, hơn là có ý nghĩa triệt hạ, tàn sát đối thủ.
Nghệ thuật trong võ thuật có tác dụng gạn lọc, loại bỏ những hành vi thô bạo, thế tục, vụ lợi. Do quan niệm khắt khe – và do cái thực tế không kém phần thô bạo của một số võ quan, võ sĩ – mà ngày xưa cha ông ta có lúc trọng văn khinh võ; xem con nhà võ là thành phần tổng hợp bởi những kẻ cơ bắp, võ biền chuyên dọa dẫm kẻ yếu.
Ngày nay, Võ thuật đã là một khoa học của sức mạnh mang tính nhân văn. Do nhu cầu sinh hoạt của con người mà có, võ thuật luôn được cải tiến, tồn tại mãi cùng với những sinh hoạt hữu ích khác. Mỗi cá nhân được may mắn tiếp cận với võ thuật, hoặc là con nhà võ, nếu cố gắng tập luyện, sẽ đạt tới chỗ lành mạnh, cân bằng, điều hòa tâm, sinh, thể, trí. Ở chừng mực nào đó, võ thuật có vai trò làm sáng tỏ, chứng minh rằng Đạo và nghệ thuật luôn cần có và thuyết phục nhất là thông qua Võ để thể hiện rõ tính nhân bản, nhân văn của con người trong xã hội.
Nghệ thuật nào cũng có một mục đích duy nhất là phục vụ cho Nghệ thuật Sống, để sống, có ý nghĩa tích cực và triệt để, là làm sao cho mỗi cá nhân trong mỗi xã hội càng ngày càng tiến tới hoàn chỉnh chất Người. Mong rằng trong đó có đóng góp đáng kể của võ thuật, một nghệ thuật của khoa học sức mạnh, khác với thế giới chữ nghĩa, nhưng hoàn toàn không đối lập, mà đầy đậm bản chất nhân văn, Đạo và khoa hoc.
Võ thuật Phương Đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, có những đặc trưng là: lấy nhu trị cương, dứt khoát mà tinh tế; hoành mà tung, kinh mà quyền (hay ngược đảo lại); cái hiểm ẩn tàng trong sự uyển chuyển; vẻ đẹp thể hiện trong từng bước quyền, cước; chỗ thượng thừa thì tâm, linh, trí, lực, ý quyện làm một; và khả năng đích thực của Võ Thuật là đưa tới sự chinh phục, hoàn thiện một hoàn cảnh hay một tình thế, hơn là có ý nghĩa triệt hạ, tàn sát đối thủ.
Nghệ thuật trong võ thuật có tác dụng gạn lọc, loại bỏ những hành vi thô bạo, thế tục, vụ lợi. Do quan niệm khắt khe – và do cái thực tế không kém phần thô bạo của một số võ quan, võ sĩ – mà ngày xưa cha ông ta có lúc trọng văn khinh võ; xem con nhà võ là thành phần tổng hợp bởi những kẻ cơ bắp, võ biền chuyên dọa dẫm kẻ yếu.
Ngày nay, Võ thuật đã là một khoa học của sức mạnh mang tính nhân văn. Do nhu cầu sinh hoạt của con người mà có, võ thuật luôn được cải tiến, tồn tại mãi cùng với những sinh hoạt hữu ích khác. Mỗi cá nhân được may mắn tiếp cận với võ thuật, hoặc là con nhà võ, nếu cố gắng tập luyện, sẽ đạt tới chỗ lành mạnh, cân bằng, điều hòa tâm, sinh, thể, trí. Ở chừng mực nào đó, võ thuật có vai trò làm sáng tỏ, chứng minh rằng Đạo và nghệ thuật luôn cần có và thuyết phục nhất là thông qua Võ để thể hiện rõ tính nhân bản, nhân văn của con người trong xã hội.
Nghệ thuật nào cũng có một mục đích duy nhất là phục vụ cho Nghệ thuật Sống, để sống, có ý nghĩa tích cực và triệt để, là làm sao cho mỗi cá nhân trong mỗi xã hội càng ngày càng tiến tới hoàn chỉnh chất Người. Mong rằng trong đó có đóng góp đáng kể của võ thuật, một nghệ thuật của khoa học sức mạnh, khác với thế giới chữ nghĩa, nhưng hoàn toàn không đối lập, mà đầy đậm bản chất nhân văn, Đạo và khoa hoc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét