Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

'Đồng Tâm là bài học lớn' về sự dũng cảm giải tỏa nút thắt trong đối thoại với dân.

  'Đồng Tâm là bài học lớn'  về sự dũng cảm giải tỏa nút thắt trong đối thoại với dân. Rõ ràng chỉ sau khi có đối thoại giữa ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với dân thôn Hoành- Đồng Tâm- Mỹ Đức thì sự việc xảy ra từ 15/4 đến ngày 22/4 mới được giải tỏa; sự "Đồng Tâm" sau đối thoại về cách giải quyết các vấn đề đã nảy sinh được thống nhất giữa chính quyền và dân thôn Hoành. Điều đó chứng tỏ vấn đề nảy sinh tất yếu giải quyết được trên cơ sở tôn trong quyền lợi chính đáng của dân, nhưng đồng thời mỗi người dân phải hành động đúng quy định của pháp luật, tránh bị lôi kéo kích động, để bọn cơ hội chính trị, bọn phản động lợi dụng làm mất đi hình ảnh,vlợi ích chính đáng của xã hội, làm xa rời dân, xa rời hệ thống chính quyền và nhất là làm tổn hại đến mối quan hệ dân với đảng và chính quyền. Đồng Tâm, thống nhất giữa dân với Đảng, với chính quyền và hệ thống chính trị đều phải trên cơ sở luật pháp, đạo đức và sự đồng thuận cao từ cả dân và chính quyền ngay từ những việc nhỏ nhất thông qua luật pháp và cao nhất là đối thoại.

Cùng xem: Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh cho hay vụ tranh chấp đất đai dẫn đến 38 người bị giữ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức) là "bài học lớn với người dân và cơ quan quản lý nhà nước".

Tại cuộc họp báo quý I sáng 24/4, trước câu hỏi liên quan việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong sự việc xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức) vừa qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho rằng: "Đây là bài học lớn cho cả hai phía, không chỉ người dân mà cả cơ quan quản lý nhà nước".
"Sau vụ việc này, Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan trực tiếp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ cùng các cơ quan nhà nước khác tổng kết, rút kinh nghiệm, thận trọng đưa ra những kiến nghị, bổ sung vào quá trình quản lý của mình", ông Khánh nói.
Việc Hà Nội lập đoàn thanh tra khu đất đồng Sênh (Đồng Tâm), ông Khánh cho hay: "đây là cuộc thanh tra thuộc thẩm quyền của Hà Nội. Lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo và khẳng định việc thanh tra sẽ diễn ra khách quan nên Thanh tra Chính phủ không can thiệp và không cử người tham gia".
thanh-tra-chinh-phu-dong-tam-la-bai-hoc-lon
Khu đất ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đang trong quá trình thanh tra. Ảnh: Bá Đô.
Tuy vậy theo ông Khánh, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ theo dõi sát sao quá trình thanh tra khu đất này, phối hợp với Hà Nội giám sát để đảm bảo cuộc thanh tra "thực hiện đúng quy định của pháp luật và có kết quả chính xác, chặt chẽ nhất".
Trước đó tối 20/4, Thanh tra Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Kết quả sẽ được công bố sau 45 ngày.
Quyết định của Thanh tra Hà Nội được đưa ra 5 ngày sau việc 38 công an, cán bộ của Hà Nội bị bắt giữ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức), liên quan việc cưỡng chế giải tỏa đất đai ở địa phương này.
Căng thẳng tại xã Đồng Tâm kéo dài từ ngày 15 đến 22/4 mới được tháo gỡ hoàn toàn sau cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân thôn Hoành.
Trước đó, chiều 20/4, Chủ tịch Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đến Mỹ Đức. Ông mời người dân đến hội trường UBND huyện để đối thoại.
Nhưng người dân từ chối. Họ muốn mời ông Chung đến đối thoại ở nhà văn hóa thôn Hoành. Ông Chung và đoàn công tác đợi ở huyện. Còn người dân thì tập trung ở nhà văn hóa thôn đợi ông.
Cả 2 đều ngóng nhau, và tôi tin đó là một sự chờ đợi chân thành. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc gặp nào diễn ra cả, trong ngày 20/4.
Chủ tịch thành phố từng là một người nổi tiếng vì các cuộc thương thuyết, đàm phán trong giải cứu con tin. Năm 2014, vụ thương thuyết tại nhà E6 tập thể Thanh Xuân Bắc – Hà Nội, kẻ khống chế con tin sau khi nghe ông Chung thuyết phục, đã buông hung khí, đầu hàng. Trước đó nữa, tháng 11 năm 2013, ông Chung tổ chức giải cứu thành công cháu bé bị một kẻ phê ma túy bắt cóc từ bệnh viện Nhi Trung ương. Đó chỉ là hai vụ tiêu biểu.
Thời đó, ông còn công tác ở CATP Hà Nội. Và suy cho cùng, các cuộc thương thuyết với tội phạm, thì ngoài khôn khéo ra, còn được phép có sự quyết liệt. Nghĩa là tình huống xấu nhất, thì có thể sử dụng vũ lực.
Nhưng ngày hôm nay, ở Mỹ Đức, người dân thôn Hoành có phải là “đối tượng” không? Hay nói cách khác, có phải tất cả họ đều là “đối tượng” không? Và mặc dù còn nhiều con tin đang bị giữ trong thôn, thì phương án sử dụng vũ lực là không thể.
Điều ấy, ông Chung đã khẳng định vào tối qua,  ông bác bỏ các tin đồn gây hoang mang trong cuộc họp với lãnh đạo xã. Chủ tịch Hà Nội một lần nữa đề nghị bà con nhân dân xã Đồng Tâm thả toàn bộ những người bị bắt giữ. Ông khẳng định: “Nhà nước luôn tôn trọng người dân và sẽ không có việc tấn công, giải cứu”. Tuy nhiên, vị Chủ tịch cũng chia sẻ "việc gì cũng có giới hạn". Giới hạn ở đây là gì? Và thế nào hay khi nào là vượt qua giới hạn?
Đó hẳn nhiên không phải là một lời đe dọa. Nhưng chắc chắn là một lời cảnh báo. Sự dằng dai như hiện nay, với một số lượng không nhỏ con tin bị bắt giữ trái phép, đang dần dần đẩy mọi việc đi quá giới hạn. Không thể để con tin bị giam giữ trái phép hàng tháng trời. Cũng không thể để một làng xóm biến thành khu tự trị, thách thức pháp luật và chính quyền. Quốc có quốc pháp, và bây giờ không còn là thời phép vua thua lệ làng.
Nhưng mà ở phía bên kia “đối thoại" đa phần là những người nông dân. Những nông dân đang hoang mang, thậm chí sợ hãi. Họ ý thức được rằng mình đã đi quá xa. Hôm qua, một lão cao niên trong thôn Hoành thừa nhận rằng bà con trong thôn đã nhận thức được việc bắt giữ người thi hành công vụ là sai trái.
Vậy nên, người dân Đồng Tâm muốn thấy một vị lãnh đạo, chỉ với chiếc sơ mi trắng và quần âu, vào tận thôn Hoành để đối thoại với họ. Quyết định không vào thôn của đoàn công tác, suy cho cùng cũng là hợp lý.  Nhưng nó cho thấy, niềm tin giữa đôi bên chưa đủ.
Nhưng trong những chuyện như thế này, người dân không tin quan là thường. Làm quan, khổ nỗi bắt buộc phải tin dân. Bởi vì người ta không thể cứ nghi kỵ dân. Mà ngược lại, bằng lòng tin, người ta có thể thu phục lòng tin của hàng nghìn, hàng vạn người.
Bên kia những ụ đất, gậy gộc, đống đá, là lũy tre làng. Cái liềm vung lên thì là hung khí, cúi xuống thì là nông cụ. Người dân Đồng Tâm tâm sự, họ đã đuổi cả những kẻ mà họ gọi là “bọn phản động chống Đảng” đi, không hợp tác khi được đề nghị. Vậy thì chính quyền hãy tin ở dân. Giờ cần người giúp họ và giúp chính mình thoát khỏi thế bế tắc này.
Đây là cơ hội vàng để gỡ nút thắt. Chuyện đúng sai, chuyện xử lý giải quyết hậu quả, cứ hạ nhiệt đi rồi mới nói tiếp được. Giờ cái cần tháo ngòi nhất là đưa những cán bộ công quyền đang bị giữ ở thôn Hoành ra ngoài.
Bất kỳ ai - dù là lãnh đạo thành phố hay các đại biểu dân cử - chịu trách nhiệm đứng ra làm người thương thuyết trong vụ này, sẽ là người gỡ ngòi. Và người đó, cần một sự dũng cảm. Không phải dũng cảm chỉ với người dân mà còn dũng cảm với cả hệ thống sau lưng mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét