nh ta bắt đầu giới thiệu những màn bẻ sắt nóng, xuyên dùi qua người, bẻ gãy chân gà và phục hồi sau vài phút… Nhưng khi tôi đặt các câu hỏi mang tính chuyên môn y khoa, mới nhận ra vị “đồng nghiệp” không biết gì về cơ chế liền da, liền xương, trả lời nhăng cuội. Gặng hỏi nhiều lần anh ta mới nói, rằng anh ấy đi buôn ở Móng Cái, biết tiếng Việt nên được thuê về làm. Và khi tôi hỏi về chữ “BS” trên bảng tên của anh ấy, thì anh ấy cười, tùy ai hiểu sao cũng được.
Trong số những người bỏ ra số tiền lớn để mua hàng Trung Quốc, có cả một số bác sĩ. Họ tin vào giá trị của thứ bột được cho là bột ngọc trai, họ tin vào tác dụng thần thánh của những vị thuốc bắc mà ít nơi nào có được.
Ngay cả các màn ảo thuật không thể giải thích hợp lí về mặt y khoa cũng không làm họ nghi ngờ. Họ cứ bỏ tiền ra mua, để rồi, khi về đến Việt Nam, họ mới nhận thấy sự thiếu khôn ngoan của mình.
Sau khi đi qua hàng loạt cửa hàng, một số người đã bỏ ra số tiền trị giá hàng trăm triệu đồng để mua hàng của Trung Quốc, cả đoàn ngộ ra một điều, người Trung Quốc rất giỏi làm giá. Họ biết ngay bạn đã biết gì về mặt hàng, và họ thừa khả năng đánh bóng mặt hàng của họ bằng những chức năng mà bạn hằng mơ ước, họ hứa hẹn những tác dụng mà không ai có thể mang lại cho khách hàng.
Và cuối cùng, gần như tất cả những người trong đoàn chúng tôi đã từng bỏ nhiều tiền ở Trung Quốc, đã không sử dụng các sản phẩm mua về, hoặc sử dụng được một thời gian rồi ngưng khi thấy nó không có những tác dụng như hứa hẹn, cho dù đó là bột ngọc trai, trà, thuốc bắc…
Trên thực tế, nền y học Trung Quốc cũng đã có những thành tựu nhất định - lại mang nhiều nét gần gũi với văn hóa Việt Nam, chính vì vậy mà nhiều người Việt Nam đã đặt niềm tin vào họ. Nhiều người Trung Quốc kinh doanh trong lĩnh vực sức khỏe rất giỏi trong việc nhận biết và tận dụng niềm tin và sự ngưỡng mộ đó của người Việt. Họ cũng tận dụng tối đa tâm lí “tiền nào của nấy” của người bệnh Việt Nam để tính giá trên trời.
Phương thức kinh doanh ấy, đã du nhập vào nước ta khoảng chục năm trở lại đây, phát triển mạnh, và chưa thấy dấu hiệu bị kìm hãm.
Mặc dù đã có quá nhiều thông tin về sự lừa đảo của các “phòng khám Trung Quốc” đăng trên truyền thông, một số bệnh nhân vẫn mất cảnh giác. Và thật không may, đa số là những khách hàng có tiền, thậm chí có khá nhiều tiền để có thể thanh toán ngay những khoản tiền khá lớn mà không có kế hoạch trước.
Ở cả hai thành phố lớn nhất nước, các nhà quản lý y tế đều phải thừa nhận: tình trạng sai phạm ở các phòng khám Trung Quốc rất nhiều. Đơn cử, trong 13.000 cơ sở y tế tư nhân tại TP, tổng mức xử lý vi phạm hành chính năm 2016 là khoảng 10 tỉ đồng. Nhưng tính riêng 16 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc đã phạt hơn 1 tỉ đồng. Tức là tỷ lệ bị phạt của phòng khám Trung Quốc hơn phần còn lại khoảng... gần 100 lần.
Trong đó, theo Sở Y tế TP.HCM và Sở Y tế Hà Nội, thì sai phạm chủ yếu nhất, là vẽ bệnh, vẽ thêm dịch vụ để thu tiền. Nói một cách đơn giản, là lừa bệnh nhân.
Nhưng nếu chỉ là một mô hình kinh doanh bất minh được “du nhập” thì chưa đủ để người bệnh rơi vào những chiếc bẫy giăng sẵn.
Để các phòng khám kiểu này có thể lừa bịp được người bệnh Việt Nam, còn có sự tiếp tay của nhiều người Việt Nam, từ các nhân viên, phiên dịch viên, điều dưỡng, bác sĩ người Việt, và chắc chắn, phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của những nhà quản lý y tế.
Tôi biết một cán bộ quản lý y tế cực kỳ khắt khe, soi từng li từng tý mỗi khi đến kiểm tra đột xuất các cơ sở tư nhân. Nhưng trong địa bàn, có một phòng khám Trung Quốc lại liên tục xảy ra sự cố. Một phóng viên y tế kỳ cựu nói với tôi, vị đó thậm chí còn có xu hướng bênh vực mỗi khi phòng khám kia sai phạm.
Để có thể quảng cáo, một phòng khám Việt Nam phải qua bao nhiêu là thủ tục. Nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng, không biết bao nhiêu lời đao to búa lớn về các phòng khám Trung Quốc vẫn xuất hiện.
Và trước tình hình ấy, chính Sở Y tế Hà Nội mới đây cũng phải than phiền: nếu phòng khám Trung Quốc sai, chỉ có thể phạt, rồi lại để tồn tại. Luật hiện nay chưa cho phép đóng cửa dù có sai nhiều tới đâu.
Người dân chắc chắn đang chờ đợi những chế tài mạnh tay hơn để chấm dứt hoạt động bất lương này. Tại sao liên tục lừa bệnh nhân mà không thể đóng cửa?
Bởi nếu không, câu hỏi về phương thức hoạt động bất minh của nhiều phòng khám Trung Quốc, sẽ lan sang chính các nhà quản lý...
Theo Võ Xuân Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét