Rõ ràng cứng rắn và dứt khoát, đó là điều Mỹ và lực lượng quân đội Mỹ đã đang làm để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh tất cả các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế, và Việt Nam đã đang rất kiên quyết nhất quán về việc các quốc gia đều đươc quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế. Đồng thời Việt Nam kêu gọi các bên cần tuân thủ luật pháp nhất là công ước về Luật biển 1982. Đặc biệt, Việt Nam luôn kiên trì, kiên quyết bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình trên nền tảng cuả Luật pháp quốc tế. Việt Nam không đứng về bên nào trong các hoạt động trên biển Đông, miễn sao các hoạt động đó đúng luật pháp quốc tế đã được công nhận và không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông.
Hải quân Mỹ đưa ra hàng loạt thông điệp mạnh mẽ trên Twitter sau vụ Trung Quốc xua đuổi trinh sát cơ P-8A của nước này trên Biển Đông.
Máy bay P-8A của Mỹ hoạt động trên Thái Bình Dương hồi năm 2017. Ảnh: US Navy.
|
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép", tài khoản chính thức của hải quân Mỹ trên Twitter hôm nay viết thông điệp trên mạng xã hội này, dẫn bài viết của hãng tin CNN về chuyến bay qua các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông gần đây, theo Stripes.
"Nước Mỹ sẽ không bị 'xua đuổi' khỏi các chiến dịch hợp pháp tại các vùng biển và không phận quốc tế", tài khoản Twitter của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ tiếp lời.
Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ) cũng ra thông cáo khẳng định phi đội trinh sát cơ P-8A Poseidon đóng quân tại đây đang đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực bằng cách "bay qua những khu vực được luật pháp quốc tế cho phép".
Những tuyên bố quyết liệt này được quân đội Mỹ đưa ra sau vụ Trung Quốc phát thông điệp cảnh báo và xua đuổi máy bay tuần thám P-8A của hải quân Mỹ chở theo các phóng viên hôm 10/8 bay qua và chứng kiến hành vi quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại 4 đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp trên các đá Subi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt chuyến bay, tổ lái chiếc P-8A nhận được 6 tín hiệu cảnh báo khác nhau từ quân đội Trung Quốc, yêu cầu họ rời khỏi khu vực. "Máy bay quân sự Mỹ, đây là Trung Quốc. Hãy rời đi ngay lập tức và tránh xa để không gây ra bất cứ sự hiểu lầm nào", giọng nói vang lên trong hệ thống liên lạc vô tuyến của máy bay.
Sau mỗi lần nhận thông điệp, phi công Mỹ đều khẳng định máy bay đang tiến hành hoạt động quân sự hợp pháp trên không phận quốc tế.
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhìn từ máy bay P-8A hôm 10/8. Ảnh: CNN.
|
Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động quân sự hóa tại các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế. Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông nhằm đối phó với tham vọng chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Quốc hội Mỹ cũng vừa thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), yêu cầu Lầu Năm Góc thường xuyên báo cáo về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông để tăng cường giám sát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét