Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Phòng cháy hơn chữa cháy

Sau vụ cháy chung cư Carina, vấn đề phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm khị bị cháy, thoát thế nào nếu cháy ít, cháy cục bộ, cháy cả tòa nhà... là vấn đề thời sự nóng hổi trên diễn đàn hiện nay. Để bảo đảm tính mạng tài sản chính đáng của nhân dân, việc cần làm ngày là rà soát, dừng hoạt động ngày các chung cư cao tầng không đủ quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, thoát hiểm khi bị cháy... đưa ra tòa ngay chủ công trình chung cư Carina về tội không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy... tổng hợp trình Chính phủ , Quốc hội về vấn đề này để xử lý hiệu quả,lâu dài. Đi cùng đó là tăng cường giáo dục đi đôi với luyện tập huấn luyện kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, nhất là kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng sống,kỹ năng làm việc trong nhà cao tầng khi mà chủ yếu cư dân ít có kinh nghiệm lên sống ở chung cư cao tầng, nhất là kỹ năng sống sao cho văn minh, an toàn. Nào cùng xem một kỹ năng của Nam sinh đề xuất phổ biến 'kỹ năng thoát hiểm' sau vụ cháy Carina.

Trương Nhựt Cường mong muốn kiến thức phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm trong hỏa hoạn... sẽ đến với nhiều người hơn.




Chiều 27/3, tại buổi gặp gỡ giữa Thường trực UBND TP HCM với sinh viên tiêu biểu, Trương Nhựt Cường (Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) bày tỏ lo lắng về an toàn phòng chống cháy nổ. Bởi tuần qua, liên tiếp nhiều vụ hoả hoạn xảy ra trong cả nước, đặc biệt vụ cháy tại chung cư Carina (quận 8) làm 13 người chết, hơn 90 người bị thương.
"Nhìn sâu xa của câu chuyện này, chúng ta thấy rằng 'phòng' hơn 'chữa'. Vừa qua, Thành Đoàn họp triển khai đề án trang bị kỹ năng thực hành xã hội giai đoạn 2015-2020, theo tôi cần đưa nội dung dạy kỹ năng PCCC, thoát hiểm trong đám cháy đến nhiều học sinh, sinh viên, nhất là các em nhỏ hơn", Cường nói và cho rằng dự án có thể triển khai rộng đến người dân.
Sinh viên Hồ Nhựt Cường. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sinh viên Trương Nhựt Cường. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo Cường, kỹ năng PCCC cùng một số kỹ năng thoát hiểm khác cần được biên soạn thành các tài liệu chính thức, quy định là môn học bắt buộc trong nhà trường. Sinh viên các đại học sẽ là những hướng dẫn viên tình nguyện đến từng trường, địa bàn để tuyên truyền kiến thức này.
"Sau vụ cháy vừa qua, nhiều người dân mua mặt nạ chống khói, dây an toàn. Những kiến thức sử dụng, thoát hiểm là do người bán tuyên truyền. Tại sao sinh viên không thể là người hướng dẫn cho người dân?", Cường đặt vấn đề.
Là sinh viên năm tư ngành Y nên Cường cũng quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Theo nam sinh, thành phố cần thành lập cơ sở dữ liệu quản lý y tế cho từng người, đặt tại các đơn vị xã, phường. Những thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh án của mỗi người được lưu trữ ở trạm y tế, được chia sẻ đến nhiều bệnh viện sẽ giúp người dân thuận tiện hơn mỗi khi đi khám bệnh.
Trong khi đó, Nguyễn Thanh Huy (sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng) lại lo ngại về vấn đề khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên trong thời buổi hội nhập.
Theo quan sát của Huy, TP HCM hiện có nhiều trung tâm Anh ngữ, thu hút đông học sinh, sinh viên theo học nhưng chất lượng đầu ra không đảm bảo, nhiều sinh viên phải đi du học ở Phillippines để trau dồi khả năng tiếng Anh.
"Khoảng 50% bạn bè học cùng lớp ngoại ngữ với em không có khả năng giao tiếp với chính giáo viên của mình. Nên chăng, chúng ta nhập các giáo trình ngoại ngữ để giảng dạy trong nhà trường, cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên?", Huy đặt vấn đề.
Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng hiến kế với lãnh đạo TP HCM, dự án để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại. Trong đó, một số ý kiến xoay quanh các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng văn hóa, nghệ thuật cho người dân.
Họ cho rằng, thành phố cần phát triển về giáo dục và đào tạo diện rộng với nhiều chương trình xây dựng và nâng cấp trường lớp, đầu tư phòng học, máy vi tính, thư viện. Các cơ sở dạy nghề, lớp học công nhân kỹ thuật cần được phát triển rộng rãi để có được nhiều lao động có tri thức và tay nghề cao.
Sinh viên Nguyễn Thanh Huy. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sinh viên Nguyễn Thanh Huy. Ảnh: Mạnh Tùng.
Lắng nghe ý kiến của sinh viên, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, thành phố có trên 80 trường đại học, cao đẳng nên nguồn lực tri thức từ các chuyên gia, nhà khoa học và sinh viên là rất lớn. Thành phố sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện để sinh viên thỏa sức suy nghĩ, sáng tạo.
Theo ông Phong, trong dài hạn thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ, những ngành có giá trị gia tăng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên đổi mới sáng tạo.
"TP HCM đặt mục tiêu trở thành một trong nhóm 10 thành phố trên toàn cầu, sẽ tập trung mọi nguồn lực xây dựng đô thị thông minh, đẩy nhanh xây dựng khu đô thị sáng tạo ở khu phía Đông, thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn là hạt nhân thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0", người đứng đầu chính quyền TP HCM khẳng định.
Ông Phong kêu gọi sinh viên đóng góp ý tưởng trong mọi lĩnh vực, trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng khu đô thị sáng tạo, thành phố thông minh. Mới đây, HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ chuyên gia, nhà khoa học, lao động sáng tạo trẻ tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
"Lãnh đạo thành phố sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên trong học tập, lao động. Rất mong các bạn có thêm các ý tưởng, nỗ lực để hiện thực hóa nó, nỗ lực học tập, tiếp cận và làm chủ tri thức", ông Phong nhắn nhủ.

Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét