Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Phòng cháy hơn chữa cháy

Sau vụ cháy chung cư Carina, vấn đề phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm khị bị cháy, thoát thế nào nếu cháy ít, cháy cục bộ, cháy cả tòa nhà... là vấn đề thời sự nóng hổi trên diễn đàn hiện nay. Để bảo đảm tính mạng tài sản chính đáng của nhân dân, việc cần làm ngày là rà soát, dừng hoạt động ngày các chung cư cao tầng không đủ quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, thoát hiểm khi bị cháy... đưa ra tòa ngay chủ công trình chung cư Carina về tội không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy... tổng hợp trình Chính phủ , Quốc hội về vấn đề này để xử lý hiệu quả,lâu dài. Đi cùng đó là tăng cường giáo dục đi đôi với luyện tập huấn luyện kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, nhất là kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng sống,kỹ năng làm việc trong nhà cao tầng khi mà chủ yếu cư dân ít có kinh nghiệm lên sống ở chung cư cao tầng, nhất là kỹ năng sống sao cho văn minh, an toàn. Nào cùng xem một kỹ năng của Nam sinh đề xuất phổ biến 'kỹ năng thoát hiểm' sau vụ cháy Carina.

Trương Nhựt Cường mong muốn kiến thức phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm trong hỏa hoạn... sẽ đến với nhiều người hơn.




Chiều 27/3, tại buổi gặp gỡ giữa Thường trực UBND TP HCM với sinh viên tiêu biểu, Trương Nhựt Cường (Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) bày tỏ lo lắng về an toàn phòng chống cháy nổ. Bởi tuần qua, liên tiếp nhiều vụ hoả hoạn xảy ra trong cả nước, đặc biệt vụ cháy tại chung cư Carina (quận 8) làm 13 người chết, hơn 90 người bị thương.
"Nhìn sâu xa của câu chuyện này, chúng ta thấy rằng 'phòng' hơn 'chữa'. Vừa qua, Thành Đoàn họp triển khai đề án trang bị kỹ năng thực hành xã hội giai đoạn 2015-2020, theo tôi cần đưa nội dung dạy kỹ năng PCCC, thoát hiểm trong đám cháy đến nhiều học sinh, sinh viên, nhất là các em nhỏ hơn", Cường nói và cho rằng dự án có thể triển khai rộng đến người dân.
Sinh viên Hồ Nhựt Cường. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sinh viên Trương Nhựt Cường. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo Cường, kỹ năng PCCC cùng một số kỹ năng thoát hiểm khác cần được biên soạn thành các tài liệu chính thức, quy định là môn học bắt buộc trong nhà trường. Sinh viên các đại học sẽ là những hướng dẫn viên tình nguyện đến từng trường, địa bàn để tuyên truyền kiến thức này.
"Sau vụ cháy vừa qua, nhiều người dân mua mặt nạ chống khói, dây an toàn. Những kiến thức sử dụng, thoát hiểm là do người bán tuyên truyền. Tại sao sinh viên không thể là người hướng dẫn cho người dân?", Cường đặt vấn đề.
Là sinh viên năm tư ngành Y nên Cường cũng quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Theo nam sinh, thành phố cần thành lập cơ sở dữ liệu quản lý y tế cho từng người, đặt tại các đơn vị xã, phường. Những thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh án của mỗi người được lưu trữ ở trạm y tế, được chia sẻ đến nhiều bệnh viện sẽ giúp người dân thuận tiện hơn mỗi khi đi khám bệnh.
Trong khi đó, Nguyễn Thanh Huy (sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng) lại lo ngại về vấn đề khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên trong thời buổi hội nhập.
Theo quan sát của Huy, TP HCM hiện có nhiều trung tâm Anh ngữ, thu hút đông học sinh, sinh viên theo học nhưng chất lượng đầu ra không đảm bảo, nhiều sinh viên phải đi du học ở Phillippines để trau dồi khả năng tiếng Anh.
"Khoảng 50% bạn bè học cùng lớp ngoại ngữ với em không có khả năng giao tiếp với chính giáo viên của mình. Nên chăng, chúng ta nhập các giáo trình ngoại ngữ để giảng dạy trong nhà trường, cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên?", Huy đặt vấn đề.
Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng hiến kế với lãnh đạo TP HCM, dự án để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại. Trong đó, một số ý kiến xoay quanh các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng văn hóa, nghệ thuật cho người dân.
Họ cho rằng, thành phố cần phát triển về giáo dục và đào tạo diện rộng với nhiều chương trình xây dựng và nâng cấp trường lớp, đầu tư phòng học, máy vi tính, thư viện. Các cơ sở dạy nghề, lớp học công nhân kỹ thuật cần được phát triển rộng rãi để có được nhiều lao động có tri thức và tay nghề cao.
Sinh viên Nguyễn Thanh Huy. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sinh viên Nguyễn Thanh Huy. Ảnh: Mạnh Tùng.
Lắng nghe ý kiến của sinh viên, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, thành phố có trên 80 trường đại học, cao đẳng nên nguồn lực tri thức từ các chuyên gia, nhà khoa học và sinh viên là rất lớn. Thành phố sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện để sinh viên thỏa sức suy nghĩ, sáng tạo.
Theo ông Phong, trong dài hạn thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ, những ngành có giá trị gia tăng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên đổi mới sáng tạo.
"TP HCM đặt mục tiêu trở thành một trong nhóm 10 thành phố trên toàn cầu, sẽ tập trung mọi nguồn lực xây dựng đô thị thông minh, đẩy nhanh xây dựng khu đô thị sáng tạo ở khu phía Đông, thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn là hạt nhân thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0", người đứng đầu chính quyền TP HCM khẳng định.
Ông Phong kêu gọi sinh viên đóng góp ý tưởng trong mọi lĩnh vực, trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng khu đô thị sáng tạo, thành phố thông minh. Mới đây, HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ chuyên gia, nhà khoa học, lao động sáng tạo trẻ tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
"Lãnh đạo thành phố sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên trong học tập, lao động. Rất mong các bạn có thêm các ý tưởng, nỗ lực để hiện thực hóa nó, nỗ lực học tập, tiếp cận và làm chủ tri thức", ông Phong nhắn nhủ.

Mạnh Tùng

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Xin Thắp nén tâm nhang - Ghi tạc công ơn các Anh hùng GạcMa 1988

Kỷ niệm 30 năm ngày những người lính Hải quân Việt Nam ngã xuống ở Gạc Ma. Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm nhang kính dâng hương hồn các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma đã hòa vào biển trời, lòng mẹ Tổ quốc để cho hôm nay cùng với Dân tộc, những người lính, những trái tim vì Dân tộc Việt vì sự trường tồn của một đất nước hòa bình, dân chủ phát triển được sống trong hòa bình, được thật tự hào vì có những người Anh hùng như các anh đã tạc, tạo nên lịch sử của Việt Nam - Anh hùng bất khuất nhất định không chịu khuất phục trước cường quyền, không chịu làm nô dịch cho bất cứ thế lực nào, nhất là không chịu mất đi một tấc đất nào của đất mẹ... Xin cầu nguyện cho các anh được giải thoát, linh thiêng phù hộ cho Đại Gđ các anh và Dân tộc Việt trường tồn, cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Cùng đọc và nhớ kỹ lịch sử của GạcMa ngày này 30 năm trước:




Chiều tối 12/3 tại cửa biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), cựu binh Lê Hữu Thảo cùng một số người thân liệt sĩ Gạc Ma tham gia buổi thả đèn hoa đăng tại cửa biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống khi đang bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao 30 năm trước.
Cựu binh Thảo khi đó thuộc biên chế phòng tham mưu Lữ đoàn 146, Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam. Đầu tháng 3/1988, ông nhận lệnh cùng đồng đội từ Cam Ranh theo tàu HQ- 604 bảo vệ lực lượng xây dựng đảo Gạc Ma. Trên tàu khi đó chủ yếu là công binh, mang theo cuốc, xẻng.
Những người lính hải quân Việt Nam lên tàu hướng ra Biển Đông trong bối cảnh, những tháng đầu năm 1988, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng. 
30 năm ngày những người lính Hải quân Việt Nam ngã xuống ở Gạc Ma
Cụm tượng đài các chiến sĩ Gạc Ma ở khu tưởng niệm tại Khánh Hòa. Ảnh: Xuân Ngọc
Vị trí chiến lược
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân -  Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, nhiều bãi đá ở khu vực này trong đó có đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm ở giao điểm của đường hàng hải từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á, xuống Nam Thái Bình Dương, cũng là giao điểm hàng hải nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã nhìn ra vị trí chiến lược này và muốn khống chế để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, rộng đường tiến ra Thái Bình Dường.
Ngoài ra, thiếu tướng Quân nói, năm 1988 là thời điểm có nhiều bất lợi cả trong vào ngoài nước với Việt Nam. Ở trong nước, đường lối Đổi mới đã được xác lập nhưng các khó khăn kinh tế vẫn chồng chất. Bên ngoài, các nước lớn đang bận xử lý những vấn đề liên quan đến lợi ích chiến lược của họ, với Liên Xô 1988 là các sự kiện ở Ba Lan, Đông Âu; trong Liên bang Xô Viết cũng có đấu tranh để tách ra thành các quốc gia độc lập. Mỹ thì bận giải quyết cuộc khủng hoảng Iran, Iraq ở vùng Vịnh và nhiều vấn đề khác. 
Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay nhau từ trước đó, từ năm 1972 và đến những năm cuối thập niên 1980 thì họ cùng gây sức ép với Việt Nam để giải quyết vấn đề Campuchia theo hướng có lợi cho họ.
30 năm ngày những người lính Hải quân Việt Nam ngã xuống ở Gạc Ma - 1
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125.
"Vòng tròn Gạc Ma"
Đúng 20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 rời Cam Ranh mang theo trung sĩ Lê Hữu Thảo cùng các đồng đội. Đến 16h ngày 13/3, HQ 604 đến thả neo ở Gạc Ma. Lúc này tàu 505 của Hải quân Việt Nam cũng đến Cô Lin.
Thấy tàu Việt Nam kiên trì thả neo, đêm 13/3, Trung Quốc tăng cường lực lượng thay nhau quần đảo, vây ép tàu 604 và 505. Lúc 0h ngày 13/3, Sở chỉ huy lệnh cho các lực lượng trên tàu 604 và 505 thả xuống, đổ quân ngay trong đêm và cắm cờ Tổ quốc lên đảo.
6h ngày 14/3, Trung Quốc thả xuồng nhôm và nhiều tốp lính mang theo súng đổ bộ lên Gạc Ma. Đứng chặn các tốp lính này, Thiếu úy Trần Văn Phương - phụ trách lực lượng công binh Trung đoàn 83 bình tĩnh tuyên bố: "Đây là lãnh thổ Việt Nam, hãy rút khỏi đây". 
Lính Trung Quốc với số đông chạy đến giật cờ Việt Nam. Thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội xông lên bảo vệ cờ Tổ quốc. Lính Trung Quốc đã đâm lưỡi lê vào bụng anh Lanh và bắn thẳng vào người anh Phương. Trước khi hy sinh, Thiếu úy Trần Văn Phương đã gắng lấy hết sức lực cuối cùng hô to động viên đồng đội: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng". 
Lúc này, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc. Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, lính Trung Quốc dùng súng bắn thẳng vào chiến sĩ Hải quân Việt Nam. 
Lúc 7h30, Trung Quốc cho 2 tàu dùng pháo bắn hỏng tàu 604. Cựu binh Lê Hữu Thảo khi đó đã ngụp lặn cạnh bãi đá và tránh được những làn đạn của lính Trung Quốc. Trời sáng hẳn, anh Thảo bơi lại bãi đá Gạc Ma tìm xác đồng đội, cấp cứu người bị thương.
Anh đặt thi thể Trung úy Trần Văn Phương và thương binh Nguyễn Văn Lanh lên xuồng, xé áo nút các vết đạn lỗ chỗ trên chiếc xuồng này rồi dùng báng súng làm mái chèo, nhích từng mét nước, hướng về tàu HQ 505.
Tàu HQ 505. Ảnh tư liệu của QĐND.
Tàu HQ 505. Ảnh tư liệu của QĐND.
Khi phát hiện tàu 604 bị chìm, thuyền trưởng HQ 505 đã lệnh nhổ neo, cho tàu ủi lên bãi và cắm cờ chủ quyền lên đảo Cô Lin. Ngay sau khi ủi bãi thành công, bộ đội trên HQ 505 vừa dập lửa cứu tàu vừa đưa xuồng đi cứu vớt chiến sĩ tàu 604.   
Các chiến sĩ sau đó về đảo Sinh Tồn và hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được đưa ngay vào đất liền cứu chữa.
Sau tháng 3/1988, ông Thảo xuất ngũ, đi lao động ở Đức một thời gian và về quê ở Hà Tĩnh. Cho đến dịp gặp mặt nhân chứng lịch sử dịp kỷ niệm 25 năm (14/3/2013) Gạc Ma ở Đà Nẵng, nhờ nhiều nguồn kết nối, người đưa Thiếu úy Trần Văn Phương và hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh về đảo Sinh Tồn mới được nhiều người biết đến.
"Tôn trọng lịch sử và khơi gợi tinh thần yêu nước"
Tháng ba về, ông Thảo bảo nỗi nhớ đồng đội không biết lấy gì lấp đầy, khi ngoài khơi xa, nhiều người vẫn đang nằm lại giữa lòng biển lạnh. Ở đất liền, nhiều gia đình liệt sĩ những năm qua cuộc sống khó khăn.
Điều ông Thảo trăn trở và mong mỏi, là sự kiện Gạc Ma cũng như chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 được thông tin nhiều hơn, được đưa vào Sách giáo khoa để lưu truyền mãi trong các thế hệ mai sau.
GS. NGND Vũ Dương Ninh chia sẻ với trăn trở của cựu binh Thảo và cho hay, trong dự thảo chương trình Sách giáo khoa mới ở cả cấp 2 và cấp 3, vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên đất liền và biển đảo sẽ được đề cập một cách rõ ràng.
"Ngày nay có không ít người, trong đó có các bạn trẻ không biết đến các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên đất liền và biển đảo Việt Nam trong lịch sử hiện đại, lỗi trước tiên là thuộc về người lớn, lỗi của những người đi trước và những người chịu trách nhiệm", GS Ninh nói và nhấn mạnh, chúng ta nói về các sự kiện trên với tinh thần khách quan, tôn trọng lịch sử, khơi gợi tinh thần yêu nước, tạo cho thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn về việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. 
Theo GS Vũ Dương Ninh, "nhắc đến chiến tranh không phải để gây thêm hận thù mà từ đó rút ra bài học để gìn giữ mối quan hệ hoà bình, hữu nghị; gìn giữ chủ quyền, độc lâp dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ".
Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục cho rằng, đến nay vẫn còn nhiều cách gọi khác nhau về sự kiện Gạc Ma. Đó là “Hải chiến Trường Sa 1988”, “Cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma 1988”, “Trận chiến chống quân xâm lược Trường Sa 1988”, hay “Cuộc thảm sát của lính Trung Quốc”... Tuy nhiên, theo ông Trục, tên gọi chuẩn xác phải phản ánh đúng quy mô, tính chất, hình thức theo thông lệ đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại.

Ngày hôm qua còn đó
Giữa ngày hôm nay đây
Thời gian không dừng lại
Mẹ với mẹ hao gầy

Các anh đi biệt xứ
Vì hình hài nước non
Bảo toàn một dáng vẻ
Trẻ thơ trọn tâm hồn

Nhớ các anh mãi mãi
Trong gió chiều quê hương
Ôi dòng sông phẳng lặng
Những câu hò yêu thương

Anh là đất là nước
Là tình cảm chân thường
Cho đi không nắm lại
Một nụ cười chân phương...

Xác thân không còn mãi
Sẽ hư hoại,
Gặp dầu dài
Cũng xa

Thông cảm vị tha
Hồn nhiên, phẳng lặng...
Là anh đó
Lúc nào cũng có thể bắt gặp

Thôi buồn
Mẹ nhé
Anh trong dáng hình đất nước
Tâm hồn!

Theo Nguyễn Đông - Hoàng Thùy - Vũ Hoàng

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Vào chùa Lễ Phật - Không nên thu phí


Thu phí trước cửa chùa


Tối mùng 6 tháng Giêng hàng năm ở thôn Hải Yến quê tôi, từ người già trẻ nhỏ cho đến thanh niên phụ nữ lại í ới hẹn cùng nhau đi lễ chùa. Tiếng nói cười kéo dài suốt từ trong từng xóm ra ngôi chùa nhỏ đầu làng.
Các gia đình đều xách đến chùa một túi gạo khoảng một cân. Lễ xong, họ để gạo lại như một cái tâm góp vào chùa. Những người có điều kiện công đức thêm vài trăm nghìn, còn những người nghèo thì vài nghìn cho đến vài chục. Ở đây không có sự phân biệt giàu nghèo. Trước ban thờ, mọi người bình đẳng nguyện cầu những điều tốt lành cho một năm mới.
Ngôi chùa nhỏ này nằm ở đầu làng từ bao giờ, người già cũng không nhớ nổi. Dân làng chỉ biết chùa của cha ông để lại, tự bảo ban nhau quản lý.
Hơn chục năm nay, chùa có sư thầy về trụ trì. Theo thời gian, chùa cũng xuống cấp, tiền trùng tu xây dựng đều do nhân dân trong làng đóng góp và sư thầy đi kêu gọi công đức khắp nơi kinh phí.
Ở Bắc Bộ, hầu hết mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa như thế, là nơi gìn giữ các giá trị tâm linh của miền quê đó. Người làng chắc không bao giờ tưởng tượng ra, cái gì gọi là “nộp phí mới được lễ Phật”.
Nhưng cũng tại Quảng Ninh, có một không gian tâm linh lâu đời không được mang đời sống giản dị như thế. Đó lại là nơi thiêng liêng nhất: các ngôi chùa trên Yên Tử. Việc Quảng Ninh thu phí trước quần thể di tích Yên Tử sau 10 năm dừng thu đã gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
Tôi đã quay lại Yên Tử đến ba lần để ghi nhận quan điểm và ý kiến của người dân về việc này. Những người tôi hỏi, già có, trẻ có, trung tuổi có, nhưng hầu hết đều phản đối việc thu phí ở đây vì cho rằng không hợp lý. Họ nói: “Đi lễ chùa cũng phải nộp phí thì mất hết ý nghĩa. Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng tâm linh. Việc xây dựng tu bổ chùa bằng tiền công đức nên việc thu phí ở đây là không hợp lý”.
Một số khác bày tỏ quan điểm: “Vậy người nghèo không có tiền là không được đến chùa lễ Phật sao? Hay đến Yên Tử rồi chỉ còn cách đứng ngoài cổng vái vọng vào?”.
Báo chí cũng ví von, việc thu phí ở Yên Tử không khác gì cái trạm “BOT nơi cửa Phật”. Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó ban kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh khẳng định với tôi, người dân đến Yên Tử thì có đến 90% là đi lễ, chứ không phải tham quan vãn cảnh. Trong khi chính quyền lại ghi trong vé là “tham quan” nên sẽ làm sai lệch mục đích người dân đi lễ.
Việc tôn tạo ở Yên Tử trong nhiều năm qua được Giáo hội kêu gọi đầu tư xã hội hóa, tức là nguồn công đức của nhân dân. Phía Giáo hội quan niệm: người dân công đức để xây dựng trùng tu, vì vậy người dân phải được thừa hưởng.
So sánh với trạm BOT là một cách nói cường điệu, nhưng đúng là giữa “trạm thu phí Yên Tử” với nhiều trạm BOT có những sắc thái suy nghĩ chung. Những ngôi chùa ở Yên Tử nằm trong thắng cảnh rừng quốc gia, người dân muốn vào chùa lễ phật phải đi qua thắng cảnh. Nhưng rừng quốc gia Yên Tử rộng gần 3.000 ha thì không thể khoanh vùng một khu vực có chùa để thu phí được. Tại sao lại đặt trước cổng chùa một cái trạm thu phí, người dân thắc mắc. Cách suy nghĩ này, khá giống với điều mà các tài xế bức xúc với nhiều trạm BOT.
Sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh, cũng đã nhiều lần tôi đến Yên Tử và leo bộ lên đến chùa Đồng nơi cao nhất dãy Yên Tử  - 1.068m so với mực nước biển. Với chiều dài đi bộ khoảng 6.000 m đường rừng núi, hàng chục nghìn bậc đá trơn trượt, đi hết hành trình phải mất nhiều giờ đồng hồ. Trong hành trình về cõi Phật, nhiều người già trên 80 tuổi cũng cố leo bộ lên đến chùa Đồng. Hầu hết họ đến Yên Tử là bằng cái tâm không ngại mệt nhọc vất vả, ai cũng phấn khởi vì được về với đất Phật. Họ tới đây, vì Yên Tử gắn liền với cuộc đời và tên tuổi, sự nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm, là Trung tâm Phật giáo của Việt Nam. 
Khi được báo chí nêu câu hỏi về việc thu phí ở Yên Tử, lãnh đạo Bộ Văn hóa khẳng định tỉnh Quảng Ninh thu phí “đúng quy định” và đây cũng là chủ trương chung của một số địa phương để có nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích.
Nhưng trong thực tế, 10 năm qua, khu di tích Yên Tử không thu phí tham quan nhưng vẫn được đầu tư, tôn tạo từ nguồn vốn doanh nghiệp và công đức của khách thập phương.
Cũng giống như trong câu chuyện về nhiều trạm thu phí khác, những câu trả lời đầy tính nguyên tắc rằng mọi sự đã “đúng quy định”, “các địa phương khác cũng thế” và “Hội đồng nhân dân đã thông qua” không làm hài lòng những người dân phải rút tiền trả phí.
Câu hỏi của người dân rất rõ ràng về việc “đi lễ chùa” khác với “tham quan rừng quốc gia”; rằng trạm thu phí đang được đặt trước “cửa chùa” chứ không phải là trước “thắng cảnh”. Trước khi bàn đến đúng-sai, người dân chờ đợi một câu trả lời rõ ràng hơn từ nhà quản lý.
Những thắc mắc và hoài nghi trong lòng người đi lễ Phật, trong lòng người dân, là điều không đáng tồn tại dù một giây phút.
                                                                                                               Theo Minh Cương