Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Điểm nhấn dạy làm người là báo hiếu công cha mẹ

         Trong kiếp nhân sinh, kiếp người, có sinh ắt có tử, nhưng ai sinh ra ta, ai nuôi nấng day dỗ ta, ai chăm bẵm dìu ta lúc chập chững, ai chỉ bảo ta khi đi học và suốt quãng đời học làm người, rồi ai dang vòng tay nhân ái bao bọc chở che ta khi ta mệt mỏi, khi ốm đau, ai chỉ dẫn truyền lòng tin, cảm hứng quyết tâm và ý chí, truyền dạy truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ... Tổ quốc cho ta, và ai bao dung, độ lượng, thứ tha khi ta mắc sai lầm... pháp luật ư... có nhưng không phổ quát được chữ Nhân vì chỉ có cha mẹ mới giúp ta có chữ Nhân đầu tiên, duy nhất là được sinh ra trên đời và sau đó là tất cả những điều về sau để học làm người. Hôm nay, ngày 5/9/2017 tức ngày Rằm tháng 7, con xin kính dâng lên ông bà tổ tiên, cha mẹ đã sinh ra con và tất cả những người đang làm con, một lời tri ân công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, chúng con xin hứa sống thật tốt, tâm sáng, luôn xứng đáng là những đứa con ngoan hiếu đễ của cha, mẹ.

Nào cùng xem. Hàng nghìn người dự đại lễ Vu Lan báo hiếu
Trong tiếng kinh Vu Lan nhắc nhở công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhiều người đã không kìm được nước mắt.
Sáng 3/9, trời Hà Nội bất ngờ đổ cơn mưa lớn, hàng nghìn phật tử từ khắp nơi vẫn đổ về Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Gia Lâm, Hà Nội) dự đại lễ Vu Lan báo hiếu. 
Sau cơn mưa, trời lại nắng nóng. Toàn bộ sảnh đường các gian thờ đến khu vực sân bãi diễn ra đại lễ, phật tử đứng xếp kín.
Mỗi phật tử được phát một bông hồng cài trước ngực với hai màu trắng - đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho những ai còn mẹ, màu trắng tượng trưng cho những ai không còn mẹ.
Riêng các tu sĩ, người còn có cha mẹ rộng hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh. Vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
9h15, các chư tôn đức tăng được mời ra làm lễ. Lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 10 đến 15/7 âm lịch, nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tuỵ cả đời nuôi dạy con.
Buổi lễ gồm 12 nghi thức được tổ chức trong gần bốn giờ. 
Tăng ni và phật tử bắt đầu làm lễ.
Phật tử dâng hoa cho các chư tôn đức tăng đầu buổi lễ.
Nghi lễ cúng dường tam bảo ở phần cuối buổi lễ, là lúc để chúng sinh bày tỏ lòng biết ơn với nhà Phật, người tìm ra con đường thoát khỏi bể khổ.
Phần cuối, các chư đức tăng ni cùng toàn bộ chúng sinh cử hành lễ Văn tụng Vu lan.
Trong tiếng kinh Vu Lan, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo. 
“Em tham gia sinh hoạt tại thiền viện từ đầu hè, ngày lễ Vu Lan hôm nay em đã học thuộc các bài tụng kinh để cầu mong sức khỏe cho bố mẹ, người thân”, Lâm Thị Trà My (8 tuổi) chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét