Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Lịch sử cho bóng đá U20 Việt Nam và Bóng đá Đông Nam Á tại World Cup -U20.

Trước Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á có các đội bóng U19 Indonesia, U19 Malaysia và U19 Myanmar giành quyền thi đấu U20 World - Cup U20 thế giới nhưng chưa có đội nào giành được điểm tại đấu trường này. Điều này làm cho hầu hết các đội đều có ý xem thường đội tuyển U20 Việt Nam khi tham dự U 20 World thế giới tại Hàn Quốc. Thật đúng như thế; các thành viên của đội tuyển U20 Việt Nam đã phải nghe nhiều mệnh đề mang tính hạ thấp. HLV Hoàng Anh Tuấn mô tả rằng New Zealand “chủ quan từ sinh hoạt, tập luyện đến cách quan hệ đối xử”. Họ rất xem thường chúng ta. Một nhân vật đồng hành cùng đội tuyển U20 Việt Nam tại Hàn Quốc đã chia sẻ câu chuyện: “Trước trận đấu, khi đi chung thang máy với 2 thành viên trong ban huấn luyện của U20 New Zealand, họ đã nhìn chúng ta bằng nửa con mắt và nói bằng tiếng Anh: Người Việt Nam chúng mày không biết đá bóng”.
Vặn ngược kim đồng hồ quay trở lại thời điểm diễn ra VCK U19 châu Á, ai dám nghĩ chúng ta có thể lọt vào Top 4 châu lục để lần đầu tiên giành vé đi World Cup? Câu trả lời: chẳng ai cả, ngoài thày trò ông Hoàng Anh Tuấn. Ngay cả Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng không kỳ vọng điều đó. Chính ông Tuấn trước giờ lên đường dự giải còn khẳng định: VFF không đặt mục tiêu quá cao cho U19 Việt Nam.
Và rồi khi đội tuyển U19 Việt Nam đã tạo nên kỳ tích không tưởng ấy thì chẳng ít người vẫn dè bỉu chúng ta sẽ sang Hàn Quốc để làm “rổ đựng bóng”. Chỉ có ông Hoàng Anh Tuấn nói rằng U20 Việt Nam muốn thay đổi lịch sử bóng đá Đông Nam Á.
Tất nhiên, khi HLV của U20 Việt Nam đặt ra những mục tiêu như vậy, người ta có thể dè bỉu ông “nổ”. Nhưng nói như Jack Ma: “Nếu không đầu hàng thì có nghĩa là bạn vẫn còn cơ hội. Từ bỏ ước mơ của mình chính là thất bại lớn nhất”. Đơn giản là nếu bước vào cuộc chơi, với tâm thế mặc định mình sẽ không làm được trò trống gì, chắc chắn bạn sẽ chẳng thể thu được một kết quả tốt.
Và cuối cùng, thày trò ông Tuấn đã chơi đầy chững chạc ngay ở lần đầu tiên góp mặt ở đấu trường lớn nhất trong đời. Không hề có chút dấu hiệu nào thể hiện chúng ta chỉ là tân binh, là đội bóng bị đánh giá thuộc loại yếu nhất giải. Việt Nam đã bị New Zealand cầm hòa, chứ không phải ngược lại.
Ông Tuấn không ngại nói với các học trò rằng mình bị coi thường. Nhưng ông muốn các em bỏ qua sự coi thường ấy, và thuyết phục cầu thủ rằng họ sẽ “đá rất hay”.
Hình ảnh ông Hoàng Anh Tuấn lập tức chạy vào sân sau trận đấu gặp New Zealand hò hét các học trò đứng dậy thực sự là thước phim đầy cảm xúc. Tất nhiên, hơn ai hết ông Tuấn là người tiếc nuối nhất về kết quả. Nhưng ông muốn các học trò hiểu rằng hành trình của họ tại Hàn Quốc chưa kết thúc. U20 Việt Nam vẫn còn ít nhất 2 trận đấu nữa. Họ phải đứng dậy và sẵn sàng tiếp tục chiến đấu cho những điều kỳ diệu tiếp theo.
Mặc dù thua Pháp 0-4 và thua Hodurat 0-2 ở 2 trận kế tiếp song tinh thần thi đấu và hành trình tạo lịch sử của U 20 Việt Nam cho nền bóng đá Việt Nam nói riêng và bóng đá Đông Nam Á nói chung của HLV Hoàng Anh Tuấn là lịch sử và thật khó tin khi màu cờ, sắc áo tinh thần dân tộc Việt được thể hiện rất rõ nét, sâu đậm và ấn tượng khi thể hiện rõ sự tự tin, ý chí quyết tâm và sự khao khát vượt qua chính mình ở đấu trường cao nhất của bóng đá thế giới lứa tuổi U20. Xin chúc mừng HLV Hoàng Anh Tuấn và lứa cầu thủ U 20, chúc các em mau trưởng thành để lấy Huy chương Vàng Segame cho bóng đá Việt Nam. Cảm ơn các em nhiều nhiều. Hẹn gặp lại U 20 lần sau.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Xử đúng nghiêm minh - Nghi can kích động bao vây trụ sở huyện Lộc Hà - Hoàng Đức Bình


      Dù là ai hễ là người Việt Nam có lương tâm, hiểu biết và vì Tổ quốc và dân tộc Việt thì điều cần và luôn nên làm là sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng lịch sử truyền thống nhân cách và văn hóa dân tộc, tôn trọng chính ông bà tổ tiên, gia đình mình đã đổ bao công sức, máu xương nhân tài vật lực trí tuệ cho sự ổn định độc lập, tự do như hôm nay. Hoàng Đức Bình một bộ mặt có hai con mắt mà như mù, trí tuệ thì dốt nát, suy nghĩ thì nông cạn, nên nghe theo bọn phản động để rồi lôi kéo, kích động người dân   "gây rối trật tự công cộng", "chống người thi hành công vụ", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" và "hủy hoại tài sản"; và bị cáo buộc có hành vi "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", theo điều 257, 258 Bộ luật Hình sự. Rõ ràng, đúng người, đúng tội, nên phải xử nghiêm, kết hợp tuyên truyền rộng rãi trên thông tin để mọi người thấy rõ bộ mặt xấu xa của các thế lực thù địch đang điên cuồng chống phá, lôi kéo lợi dụng kích động nhân dân ta mà Hoàng Đức Bình là con tốt, con rối bị mờ mắt mà thôi. 


Nghi can kích động bao vây trụ sở huyện Lộc Hà bị bắt

Hoàng Đức Bình sáng 15/5 bị Công an Nghệ An khởi tố, tạm giam với cáo buộc kích động quần chúng giáo xứ đi tới trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gây rối an ninh trật tự.

nghi-can-kich-dong-bao-vay-tru-so-huyen-loc-ha-bi-bat
Bị can Hoàng Đức Bình.
Hai ngày sau khi VKSND tỉnh Nghệ An phê chuẩn các quyết định tố tụng, ngày 15/5 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt bị can Hoàng Đức Bình (34 tuổi) với cáo buộc có hành vi "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", theo điều 257, 258 Bộ luật Hình sự. 
6 tháng trước tại TP HCM, người này đã bị công an tạm giữ, phạt hành chính 24 triệu đồng vì lỗi "vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải xuất bản phẩm", liên quan đến hành vi "rải tờ rơi lôi kéo người tham gia Nghiệp đoàn độc lập".
Hoàng Đức Bình sau đó không nộp phạt, về quê ở Nghệ An. 
Cơ quan điều tra cho rằng, tại Nghệ An, Hoàng Đức Bình "thường xuyên đăng thông tin nói xấu chế độ, cố xúy phong trào đa nguyên, đa đảng" trên mạng xã hội.
Theo cáo buộc của nhà chức trách, sau sự cố môi trường biển tại miền Trung, Hoàng Đức Bình với vai trò Phó chủ tịch "Phong trào Lao động Việt" đã xúc tiến thành lập "Hiệp hội ngư dân miền Trung" với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức, kích động biểu tình, phá rối an ninh.
Công an Nghệ An cho rằng ngày 2/4, Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền có hành vi "kích động quần chúng giáo xứ Trung Nghĩa (xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh) bao vây tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng; kéo tới trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà gây rối an ninh trật tự". 
Điều tra những hành vi này, ngày 11/5, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng", "chống người thi hành công vụ", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" và "hủy hoại tài sản".
Công an Hà Tĩnh đang phát lệnh truy nã Bạch Hồng Quyền.
Theo Phương Linh

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Không thể lãng phí mọi nguồn lực - Điều tối quan trọng cho phát triển bền vững

|

     Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 04-NQ-T.Ư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Có thể nói tham nhũng thì chỉ có cơ quan, cán bộ có chức có quyền mới có cơ hội để tham nhũng; nhưng lãng phí thì ở mọi cấp độ, cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, kể cả với mỗi người dân: lãng phí tiền bạc, của cải trong chi tiêu, tiêu dùng không đúng, không hiệu quả, xa hoa, phô trương... lãng phí tài nguyên, lãng phí tiềm lực con người, lãng phí đất đai, lãng phí cơ cấu cán bộ hiền tài ở từng đơn vị cơ quan, quốc gia, dân tộc, lãng phí thời gian, kinh phí, tiền thuế của nhân dân...v.v ở đâu cũng thấy lãng phí trong khi Việt Nam còn chưa giàu và rất nhiều người nghèo đây là điều thật trớ trêu và rất đáng để mỗi công dân Việt, mỗi tổ chức nhất là các cơ quan doanh nghiệp suy ngẫm rút kinh nghiệm kịp thời, vận dụng hiệu quả quy trình quản lý, lao động, sản xuất, chi tiêu hiệu quả, đúng mức, đúng luật, gắn sản tiêu với tiêu dùng và có đóng góp cho công tác xóa đói giảm nghèo trực tiếp ở từng địa bàn, từng khu vực và cả nước để không còn người nghèo, người phải sống dưới mức nghèo khổ. Cùng xem cái bánh ngân sách và kẻ thù của nó theo Nhà văn Phăn Ngọc Tiến nhé.

Kẻ thù của ngân sách

Căn bệnh lãng phí từ lâu đã trở nên trầm trọng trong hệ thống công quyền và doanh nghiệp nhà nước.

Tôi gọi đó là kẻ thù của ngân sách.
Mới đây tỉnh Vĩnh Phúc kỷ niệm 20 năm tái lập. 65 tỷ đồng được chi ra cho phần quà biếu các đại biểu dự và toàn thể các hộ dân trong tỉnh. Lại là quà bằng ấm chén. Ý tưởng tặng quà các hộ dân, tưởng là hay, nhưng rồi tạo thành thắc mắc của chính người dân. Đó là những câu hỏi về giá, về nơi trúng thầu làm quà tặng.
Món quà nhỏ, số tiền ngân sách chi ra cũng không lớn nhưng rõ ràng những sự ồn ào về quà tặng làm mất đi ý nghĩa ngày kỷ niệm và cả uy tín của tỉnh.
Năm ngoái, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam kỷ niệm 80 ngày truyền thống. Hàng chục tỷ đồng chi ra đã làm kỷ niệm chương bằng bạc cho toàn bộ công nhân viên chức. Những người thợ mỏ có quyền tự hào về truyền thống vẻ vang của họ. Nhưng cái cách Tập đoàn chỉ đạo các cơ sở cấp dưới phải mua kỷ niệm chương gây nên sự bất phục của chính những người thợ. Nhất là khi tấm kỷ niệm chương lớn hơn nhiều giá trị thực khi chế tác ra nó.
Những câu chuyện khiến tôi giật mình kiểm đếm trong nhà những món quà. Chúng được tặng ở những lễ kỷ niệm, hội nghị, lễ mừng công hay đại hội chuyên ngành.
Hàng chục bộ ấm chén có in chữ của cơ quan tặng. Vô số những đồ khác như bút, gạt tàn, bát đĩa, biểu trưng bằng thủy tinh, ảnh in trên kim loại, ấn phẩm đặc biệt để kỷ niệm... Nhiều lắm, và phải nói rất thật, không hề phụ lòng những nơi tặng: chúng chẳng có giá trị sử dụng, hoặc có nhưng rất không đáng kể.
Bỏ thì thương vương thì tội, vứt đi không đành mà cho cũng khó tìm được người nhận. Bộ ấm trà, bát đĩa trong nhà có in chữ là điều nhiều khi gây bất tiện cho chủ nhà khi tiếp khách.
Tôi chỉ là một nhà văn bình thường mà còn được không ít quà kiểu đó. Còn những người đảm trách vị trí quan trọng thì số lượng quà còn lớn biết bao nhiêu? Và có biết bao nhiêu người trong xã hội được nhận quà như tôi? Một con số bí ẩn thật đáng ngẫm nghĩ.
Tôi đã được dự không ít những hội nghị ở những hội trường, khách sạn sang trọng với chi phí cực lớn. Như một phong trào, và tạo cảm giác về sự đua tranh giữa các cơ quan. Cơ quan tôi sao có thể kém anh được. Quà anh từng này, quà tôi đương nhiên phải lớn hơn anh. Anh tổ chức cỡ đó sao tôi lại chịu thua kém anh, tôi phải hoành tráng hơn.
Nhưng chuyện quà cáp khách khứa dù sao cũng chỉ là chuyện nhỏ. Lớn hơn là chi phí công cho mua sắm ôtô, trang thiết bị, xây trụ sở cơ quan, xây tượng đài, các sân vận động, nhà thi đấu, hệ thống nhà văn hóa từ tỉnh xuống đến thôn, xóm.
Nhà thi đấu Hà Nam xây dựng trên đất làng Quỳnh Chân - quê mẹ tôi - và được khánh thành năm 2014. Đây là dự án lớn, với số tiền đầu tư trên 1000 tỷ, dự kiến tổ chức Á vận hội 2018. Hệ thống đường dẫn vào nhà thi đấu được xây dựng dọc ngang thênh thang, đèn đường hiện đại. Tất cả nằm chơ vơ giữa cánh đồng.
Hôm khánh thành toàn bộ dân làng nay đã lên tổ dân phố, lên phường được huy động đi dự. Miễn phí và được phát quà tặng là nước ngọt.
Bây giờ mỗi lần về quê là một lần tôi chứng kiến cảnh hoang tàn của khu nhà thi đấu. Đã khánh thành mấy năm và tổ chức vài sự kiện thể thao, nhưng tường bao, hàng rào chằng buộc sơ sài, ngổn ngang vật liệu và phế thải. Trâu, bò thơ thẩn dạo xung quanh nhà thi đấu. Một sự lãng phí tuyệt đối.
Hà Nam là một tỉnh liên tục phải xin cứu đói, dù nó nằm giữa vựa lúa của Đồng bằng Sông Hồng.
Căn bệnh hình thức dù sao cũng chỉ là một trạng thái tinh thần. Sẽ nguy hiểm hơn nếu như “lãng phí” là một phép toán số học được đong đếm bằng lợi ích: những đợt kỷ niệm, những công trình xây dựng ấy mở toang cửa kho bạc để nhiều kẻ thực hiện các thủ thuật trục lợi.
Nhìn những bộ ấm chén, những công trình dở dang vô nghĩa, đôi lúc tôi muốn thuyết phục mình rằng đấy chỉ là kết quả của “bệnh hình thức”, của sự bon chen ấu trĩ chứ không phải một động cơ gì khác. Như thế còn dễ chịu hơn.
Bởi nếu những sự lãng phí được thực hiện bởi một động cơ thâm sâu hơn, thì "Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" và các quy định của nó sẽ không thể ngăn cản họ làm điều mình muốn.