Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016
Cần nhân rộng mô hình dạy lịch sử hay- sáng tạo ý nghĩa như thế này
Cột mốc chủ quyền Trường Sa trong khuôn viên trường học
Một trường cấp 2 ở Nghệ An dựng mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa để giúp các em học sinh thêm đam mê, hứng khởi trong các bài học về lịch sử và địa lý.
Sau hồi trống ra chơi, nhiều tốp học sinh trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) gọi nhau "ta đi thăm Trường Sa nào", nói rồi các em chạy ùa đến mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa vừa được dựng lên ở góc sân trường.
“Trước đây em chỉ biết qua sách báo và lời kể của thầy cô giáo, nay em đã có thể nhìn và hình dung cột mốc Trường Sa ngay từ sân trường", em Cao Thị Phương Anh, lớp 6D chia sẻ.
Tranh thủ giờ ra chơi để giới thiệu với các trò về quần đảo Trường Sa cũng như mô hình cột mốc, cô giáo Nguyễn Thị Kim Thương cho biết việc có biểu tượng ở ngay sân trường đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giáo viên và học sinh trong việc học tập, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo tổ quốc.
Cô Nguyễn Thị Kim Thương giới thiệu với học trò mô hình cột mốc Trường Sa vừa được dựng. Ảnh: Hải Bình.
|
Thầy Nguyễn Vương Linh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, ý tưởng dựng mô hình cột mốc ở sân trường nảy ra khi muốn giúp các em học sinh đam mê, hứng khởi hơn hơn với môn lịch Sử, địa Lý. Đầu năm học 2014-2015, thầy Linh nói lên ý tưởng của mình và được hầu hết các đồng nghiệp hưởng ứng, cùng nhau thực hiện.
“Việc giáo dục truyền thống đất nước, nhận thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh rất quan trọng không chỉ hôm nay mà mãi về sau”, thầy Linh nói.
Mô hình cột mốc có chiều cao 4,8m. Ảnh: Hải Bình.
|
Ban giám hiệu nhà trường quyết định xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa bằng nguồn kinh phí đóng góp từ các thầy, cô giáo trong trường, hỗ trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn. Cột mốc có chiều cao 4,8m với tổng kinh phí hơn 40 triệu đồng.
Cùng với việc đầu tư xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền, trường THCS Kim Liên còn đặt tên các chi đội gắn với địa danh thuộc quần đảo Trường Sa như: Gạc Ma, Trường Sa Đông, Đá Lát...
Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa tại trường THCS Kim Liên. Ảnh: Hải Bình.
|
Thầy hiệu trưởng Linh cho biết, trong thời gian tới, nếu có kinh phí thì nhà trường sẽ đầu tư xây dựng sa bàn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong khuôn viên trường.
Theo Hải Bình
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016
Sơn Đoòng vào top 9 hang động kỳ diệu nhất thế giới
Thư giãn ngắm hang động tuyệt thế lung linh, nơi trời đất núi sông cảnh vật, ánh sáng, cây cỏ, thiên nhiên và cả sự ảo diệu đến thần tiên cũng phải ngưỡng mộ tỵ ghen của chính mẹ trái đất mẹ thiên nhiên nhờ thời gian, mưa nắng, nhờ quay vần của vũ trụ và nhất là nước, đá, núi, ánh sáng đã tạo nên những kỹ vĩ chim sa cá lặn... trong đó có hang Sơn Đoòng của Việt Nam. Mong sao Nhà nước nhân dân ta biết giữ gìn, khai thác, bảo quản tốt và phát huy tốt quần thể di tích hang động ở Quảng Bình.
Tờ Business Insider đưa ra danh sách 9 hang động tuyệt vời khiến du khách ngỡ ngàng trên thế giới, trong đó có hang Sơn Đoòng của Việt Nam.
Hang Sơn Đoòng, Quảng Bình, Việt Nam: Với chiều cao đủ để chứa một tòa cao ốc 40 tầng, hang Sơn Đoòng có kích thước lớn tới mức một chiếc Boeing 747 có thể dễ dàng bay qua. Hang nằm ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, và được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. Nơi này có sinh quyển riêng, với các đám mây và rừng cây ở khu hố sụt. |
Hang băng Mendenhall, Alaska, Mỹ: Đường tới hang băng này khá hiểm trở. Hang Mendenhall nằm dưới dòng sông băng cùng tên dài 21 km. Khung cảnh siêu thực này sẽ không tồn tại mãi do hiện tượng nóng lên toàn cầu. |
Hang Blue, Capri, Italy: Hang biển nhỏ bé trên đảo Capri này là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Italy. Ánh sáng lọt vào hang động khiến nước có màu xanh huyền ảo. Bạn có thể nằm trên thuyền, nghe người chèo hát trong lúc trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên này. |
Hang Waitomo, New Zealand: Khung cảnh tưởng chừng chỉ có trong phim hoạt hình này lại xuất hiện ngoài đời thực ở New Zealand. Hang Waitomo giống như bầu trời đầy những ngôi sao xanh lấp lánh, nhờ hàng trăm nghìn con đom đóm. |
Hang Swallows, Aquismon, Mexico: Mới nhìn, hang này chỉ như một hố rộng 36 m trên mặt đất. Tuy nhiên, Swallows sẽ khiến bạn bất ngờ. Độ sâu 365 m khiến đây không chỉ là điểm nhảy dù tự do nổi tiếng mà còn là hố sâu thứ 2 Mexico. Các du khách thường tới đây vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, để ngắm hàng trăm con én bay ra từ miệng hang. |
Hang Fingal, Scotland: Những cột đá basalt độc đáo khiến hang động này giống như một địa điểm trong truyện cổ tích. Kỳ quan thiên nhiên này đã khiến du khách ngỡ ngàng suốt nhiều thế kỷ. Nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng Felix Mendelssohn đã viết bản “Hebrides” với cảm hứng từ sự hùng vĩ của hang Fingal. |
Hang biển Benagil, Algarve, Bồ Đào Nha: Du khách có thể thư giãn trên bãi biển mà không lo bị cháy nắng, khi tới hang động lạ lùng này trên bờ biển Algarve của Bồ Đào Nha. Ngoài những mái vòm tự nhiên lộng lẫy, ánh mặt trời còn phản chiếu từ tường đá, đem lại cho mặt nước màu xanh huyền ảo. |
Hang Postojnska, Slovenia: Hệ thống hang động Postojnska dài hơn 24 km, với các cột đá và thạch nhũ tuyệt đẹp khắp nơi. Du khách có thể khám phá hang động bằng tàu mini, đi bộ hay xem biểu diễn âm nhạc. |
Hang Deer, Sarawak, Malaysia: Đây là hang có cửa vào lớn nhất thế giới, với khung cảnh như trong phim Avatar. Phần phía trong hang cao tới 122 m, với đủ loại thực vật và khối đá có hình thù kỳ dị, cùng hàng trăm nghìn con dơi. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)