Biển Đông - rất đông các nước có tranh chấp về chủ quyển, biển đảo, tại đây với 5 nước 6 bên tham gia trực tiếp vào tranh chấp; trong đó Việt Nam là nước có quyền, có chủ quyền về mặt pháp lý, lịch sử không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng lợi ich của tự do hàng hải, tư do đi lại, và vấn đề bảo đảm an ninh lại không chỉ phụ thuộc vào các nước này mà phụ thuộc vào cả Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc trong vấn đề coi trọng luật pháp quốc tế, nhất là trong giải quyết các vấn đề nảy sinh theo luật pháp quốc tế, tránh để xảy ra xung đột, bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Việt Nam một quốc gia yêu hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế đã thể hiện rõ quan điểm của mình nhất quán, liên tục, nhiều lần trên các diễn đàn và lần này là tại Khóa 71 Đại Hội đồng của Liên Hợp Quốc.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ tranh chấp Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực, trong khi luật pháp quốc tế bị xem nhẹ.
- Phó thủ tướng Việt Nam cho rằng luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương là những nhân tố cốt yếu xây dựng châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, giúp ổn định cấu trúc an ninh quốc tế. Tuy nhiên các chuẩn mức, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vẫn bị xem nhẹ. Một số nước có biện pháp áp đặt, đơn phương, cường quyền, sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề an ninh, điều đó đã và đang gây căng thẳng, đối đầu, cản trở các nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Trên phạm vi thế giới, khi căng thẳng và bất ổn diễn biến phức tạp, tuy duy đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng đang đe dọa an ninh chung.V"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, nhất là tại bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung. ", ông Phạm Bình Minh nêu rõ tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa 71 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) cuối tuần qua tại New York, Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét