Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Bảo mật và An ninh mạng cần được quán triệt nghiêm túc triệt để trong quân đội hơn nữa

Với 100% các cơ quan, đơn vị trong Quân đội - môi trường hoạt động đặc biệt, nhất là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về bảo mật thông tin- chìa khóa của mạch sống của tác chiến, chỉ huy và tiềm lực quân sự quốc phòng của dân tộc. Hầu hết các đơn vị trong toàn quân đều sử dụng máy tính và có truy cập internet từ nhiều nguồn khác nhau, do đó rất dễ xảy ra hiện tượng bị mât cắp dữ liệu nhất là các dữ liệu tối mật, tuyệt mật liên quan đến an ninh quốc phòng và nghệ thuật tác chiến cũng như các dữ liệu tuyệt mật có giá trị khác. Do rất nhiều nguyên nhân như: Truy cập vào địa chỉ ma có cài mã độc, lưu trữ dữ liệu mật trên máy tinh có truy câp internet, gửi dữ liệu qua emai, gmail, intrenet, sử dụng máy tính không an toàn chưa qua kiểm định của cục KHQS - Bộ Quốc phòng, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể do nhận thức, vô tình hoặc do từng cá nhân lưu trữ dữ liệu USB, thẻ lưu tin, hoặc cũng có thể để lộ mật khẩu cá nhân, hoặc lưu mật khẩu quá dễ... tất cả những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến mất dữ liệu mật trong quân đội. Do vậy, mọi người cần và rất cần cảnh giác cao độ khi sử dụng internet, USB, không lưu tin mật trên máy kết nối internet... nhé để tránh làm lộ bí mật quân sự. Cùng xem bài viết dưới đây nào.

Dẫn đường cho tin tặc

Trong một chuyến công tác ở Trung tâm Nghệ thuật Malmo (Thụy Điển), tôi có việc gấp cần phải làm trực tuyến nên hỏi nhờ mật khẩu wifi của một vị giáo sư. Ông lịch sự từ chối.

Hóa ra trước đó, một cán bộ Việt Nam khi dùng nhờ máy tính của ông đã click vào trang web có mã độc. Vì vậy, ông bị xếp vào danh sách đen, bị trung tâm cấm đăng nhập wifi trong một thời gian.
Chiều 29/7, khi tin tặc tấn công các sân bay lớn nhất của Việt Nam, tôi có chuyến bay từ Hà Nội đi TP HCM. Khi phải thực hiện mọi thủ tục bằng tay, tôi bỗng nhớ về câu chuyện trên và bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề an ninh mạng. Điều lo ngại của tôi càng được củng cố hơn khi ngày 4/8 vừa rồi, một nữ khách hàng của Vietcombank sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy tài khoản của mình mất 500 triệu đồng.
Tôi đang sử dụng một số thẻ ATM, cũng tham gia Internet Banking (IB). Bạn bè khuyên tôi nên từ bỏ ATM và IB, không để nhiều tiền trong tài khoản, mọi giao dịch thực hiện trực tiếp tại ngân hàng. Nhưng tôi không nghĩ như vậy.
Tôi cho rằng, vụ tấn công tại sân bay vừa rồi chưa gây thiệt hại an ninh nghiêm trọng, chưa đe dọa kiểm soát không lưu; trộm cắp qua IB chưa gây đảo lộn cuộc sống phần lớn khách hàng; nhưng nó báo động vấn đề an ninh mạng và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng.
Khởi điểm từ phòng thí nghiệm của Tim Berners Lee ở Thụy Sĩ, World Wide Web được phát minh vào năm 1989. Trong vòng 27 năm ấy, xu hướng kỹ thuật số như điện toán đám mây, các dịch vụ web di động, mạng thông minh, các phương tiện truyền thông xã hội... đã làm thay đổi toàn diện hình thức kinh doanh, định hình lại bản chất công việc; nó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng, cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế.
Quan sát ở những quốc gia phát triển, tôi thấy không chỉ có hệ thống tài chính, mà các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, đặc biệt là an ninh quốc phòng, tất cả đều chạy trên mạng kết nối Internet. Nhưng có một nghịch lý lớn của thời đại, khi mà công nghệ cao mang lại những thành tựu vĩ đại cho con người thì nó cũng được sử dụng để phá hoại con người, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn, những tổn thương không thể lường trước được.
Cuộc tấn công không gian mạng chiều 29/7 mới chỉ lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng ở sân bay, tin tặc rạng sáng 4/8 mới chỉ ăn trộm 500 triệu đồng trong tài khoản của một cá nhân, nhưng rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ chiếm quyền không lưu điều khiển bay, hay phá hủy dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng, các mối đe dọa không gian mạng, cũng giống như chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác, đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm lớn trong vấn đề này.
Việt Nam, với 48% dân số sử dụng Internet, đang trở thành quốc gia đứng trong tốp 20 nước có tỷ lệ truy cập mạng nhiều nhất thế giới. Đặc biệt, chúng ta nằm trong số bốn quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng 40% theo số liệu thống kê. Nhưng Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia sử dụng Internet thiếu an toàn nhất thế giới.
Phần lớn doanh nghiệp, kể cả cơ quan công sở tại Việt Nam vẫn còn rất bàng quan với vấn đề an ninh mạng. Tâm lý phổ biến là chuyện bị tấn công chắc hẳn sẽ xảy ra với ai đó, chứ không phải với mình.
Tại rất nhiều công ty ở Việt Nam, một nhân viên hoàn toàn có thể dễ dàng tải và cài đặt phần mềm miễn phí nào đó trên mạng. Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức nước ngoài kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Tôi có người bạn đang làm nghiên cứu sinh tại Nhật. Anh cho biết, khi ở lab, anh không được phép vào các trang mạng xã hội bằng thiết bị công, không sử dụng email công việc cho các trao đổi cá nhân… Họ coi bảo mật là vấn đề sống còn và sẽ phạt nặng đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào.
Ở các nước mà tôi đã đến, tôi thấy ít nơi người dân có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm không bản quyền như Việt Nam. Trong khi thống kê cho thấy 90% phần mềm miễn phí có chứa virus và mã độc.
Với gần 50 triệu người Việt Nam dùng Internet, với cách sử dụng thiếu an toàn đó, chúng ta đã mở toang bao nhiêu cánh cửa cho tin tặc cài cắm công cụ phá hoại vào hệ thống và có thể kích hoạt tấn công bất cứ lúc nào.
Tôi tin rằng, nhiều người cũng như tôi, không thể từ bỏ ATM, IB. Công nghệ được phát minh ra để giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu người sử dụng thiếu hiểu biết, công nghệ sẽ đến lúc nào đó trở thành công cụ đáng sợ trong tay những kẻ xấu.
Những sự cố khởi đầu hy vọng là một cảnh báo ý nghĩa để con người sử dụng Internet trách nhiệm hơn. Bởi trong thời đại này, chúng ta hoàn toàn có thể phải trả giá đắt bởi một thói quen dễ dãi của mình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét