Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Hay quá tất cả các tỉnh ở Việt Nam cần phải học và thực hành ngay ở mỗi Trường

Dạy học ở cấp tiểu học chủ yếu là dạy học mà chơi, để các cháu dần hoàn thiện các kỹ năng vận động và nắm được kiến thức rất cơ bản và vừa sức để ưu tiên cho các cháu được chơi. Hiện nay cháu tôi vừa vào lớp 1 đã tuần 3 buổi học thêm từ  5 giờ chiều đến 7 giờ tối, đúng lúc gà lên chuồng các Cụ nhà mình không bao giờ cho con cháu học vào giờ này. Nếu cứ thế này cháu tôi khi học thêm lại vẫn các bài dạy trước khi đến lớp thì có lẽ vẫn cứ mù mờ quáng gà khi học đi học lại một số bài ở nhà học thêm cũng như ở trường mà thôi. Mong sao  Bộ Giáo dục có tâm, tầm tài, quyết đoán cấm dạy thêm ở mọi cấp học ngay tức thì như thành phố Hồ Chí Minh.

TP HCM sẽ đuổij việc giáo viên vi phạm lệnh cấm dạy thêm

Giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, sẽ bị Sở Giáo dục TPHCM kỷ luật ở mức cao nhất.

Làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - cho biết Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về ngưng dạy thêm trong trường. Đơn vị này cũng đang tham mưu cho UBND TP HCM điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật.
Trong thời gian chờ điều chỉnh, Sở Giáo dục không cho phép giáo sviên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong trường hay ngoài trường. Giáo viên vi phạm có thể bị xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc.
"Hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc giáo viên ép buộc học sinh tham gia học thêm", ông Hiếu nói và cho biết Sở ngừng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường đồng thời phối hợp với các quận huyện thanh kiểm tra nhằm chấm dứt dạy thêm sai quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn cho hay, trước đây, việc dạy thêm trong trường tồn tại ở hai dạng: trường đứng ra tổ chức hoặc cho trung tâm bên ngoài thuê cơ sở vật chất để dạy thêm. Nay, quy định cấm dạy thêm trong trường được thực hiện thì phải ngưng luôn việc cho thuê.
"Chấm dứt dạy thêm và học thêm trong trường là việc cần thiết, phải làm nghiêm túc. Nhưng lắng nghe ý kiến của giáo viên thời gian qua, ngành giáo dục sẽ đề xuất lãnh đạo thành phố cho lộ trình hợp lý để thực hiện quy định này", ông Sơn nói.
tp-hcm-se-duoi-viec-giao-vien-vi-pham-lenh-cam-day-them
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn. Ảnh: Mạnh Tùng
Phản ánh với Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, nhiều lãnh đạo trường THPT cho rằng, việc cấm dạy thêm trong trường là vội vàng, thiếu căn cứ rõ ràng và sẽ gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, học sinh.
"Chúng ta thừa nhận tiêu cực trong dạy thêm thời gian qua là có nhưng tỷ lệ thấp. Ngay như trường chúng tôi có 60 giáo viên dạy thêm thì chỉ 1-2 trường hợp tiêu cực. Do đó, chúng ta cần tìm cách chấn chỉnh, quản lý những biểu hiện sai trái này chứ không phải cấm như vậy", đại diện trường THPT Lê Minh Xuân (Bình Chánh) nói.
Trong khi đó, một số trường ở huyện lo lắng học sinh có nhu cầu học thêm sẽ phải di chuyển xa để vào trung tâm thành phố, đến các trung tâm văn hóa.
"Bây giờ học sinh ở Bình Chánh phải vào quận 6 hay quận 11 để học thêm. Những lúc kẹt xe, mưa to ngập nước, việc đi lại của các em thế nào? Ai quản lý nếu chúng ham chơi, xin ba mẹ đi học nhưng vào rạp chiếu phim, la cà quán cà phê?", bà Nguyễn Thị Hồng Chương - Hiệu trưởng trường THPT Tân Túc (Bình Chánh) - đặt vấn đề.
Theo thống kê của Sở Giáo dục, có khoảng một phần ba học sinh đang học thêm. Trong đó, 100.000 học sinh tiểu học học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa; 190.000 học sinh THCS, THPT học thêm tại cơ sở dạy thêm trong trường và 30.000 em tham gia học tập tại các cơ sở ngoài nhà trường.
Việc dạy thêm, học thêm chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh lo cho các kỳ thi cuối cấp như tuyển sinh vào lớp 10 và cuối lớp 12. Đề thi THPT quốc gia hiện nay phân hóa rất lớn, nặng về kiểm tra kiến thức nên buộc nhiều học sinh phải học thêm.
Thực tế có hiện tượng dạy thêm bị biến tướng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ dưới 10%. Một thực tế khác là nhiều trường dạy thêm để có thêm nguồn thu nhập cho giáo viên, trả công cho giáo viên và nhân viên mà trường phải hợp đồng thêm vì không có biên chế.
Mạnh Tùng

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Không có từ ngữ nào tả được sự láo lếu, ngỗ ngược, mất nhân tính như ngư dân Trung quốc

Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Thật là mất nhân tính, thật ngỗ ngược lếu láo, không còn gì để nói khi Nhà nước và nhân dân lẫn ngư dân Trung Quốc đang trở thành ngu dân - dân láo- dân mất nhân tính- dân ngỗ ngược - dân cướp biển- dân cướp dân vét dân vơ- dân tận diệt mọi nguồn hải sản ở tất cả các vùng biển trên thế giới. nhất là cướp nguồn hải sản của các quốc gia khác ngay trong vùng biển thuôc chủ quyền của nước họ. Thật là trước đây Nhà nước và quân đội họ đi ăn cướp bành trướng giờ thì đến dân Trung Quốc còn mất dạy hơn là  tận diệt, còn ngáo đá, ngáo hải sản - ngáo đến mức sẽ dẫn đến tự chết- tự tay diệt mình- tự làm cho mình ngu  hơn- tự cô lập hơn- tự bôi do trát trấu vào mặt mình- Tưởng là khôn nhưng thật không có dân nào ngu như ngư dân Trung Quốc. Chẳng cần nhìn hãy xem thủ đoạn tận diệt hải sản khắp thế giới của ngư dân Trung Quốc


Ào ạt tràn ra các vùng biển khắp thế giới và đánh bắt theo kiểu tận diệt, ngư dân Trung Quốc đang đe dọa môi trường đại dương toàn cầu.

thu-doan-tan-diet-hai-san-khap-the-gioi-cua-ngu-dan-trung-quoc
Các tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Ảnh: Xinhua
Các vùng nước lạnh giá ngoài khơi bờ biển phía đông Nhật Bản có nguồn cá mòi, cá thu, cá trống và sò điệp dồi dào. Đây được xem là một trong những vùng đánh bắt trù phú nhất châu Á. Thế nhưng, hiện tại, nguồn lợi tự nhiên này của Nhật Bản đang bị đe dọa bởi những kẻ đánh bắt trộm táo tợn.
Một hạm đội tàu cá Trung Quốc với khoảng 200 chiếc hồi đầu tháng tới và thả neo ngay tại rìa Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Nhật. Các tàu trên được cho là đã sử dụng những biện pháp đánh bắt hủy diệt như dùng lưới vét để "quét sạch" mọi sinh vật biển, một quan chức Nhật tiết lộ với tờTime.
"Khu vực này là nơi sinh sản nên họ đang đánh bắt rất nhiều sinh vật nhỏ", vị quan chức giấu tên cho biết. "Nó ảnh hưởng khủng khiếp tới ngành ngư nghiệp Nhật".
Một số tàu Trung Quốc thậm chí đã đi vào vùng biển của Nhật Bản, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật phải triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu giải thích. Nhưng Nhật không phải quốc gia duy nhất đang phải chứng kiến sự tàn phá do hoạt động đánh bắt thủy sản Trung Quốc.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường khẳng định hoạt động đánh bắt "ba không" - không tuân thủ luật pháp, không bị quản lý và không báo cáo - của Trung Quốc đang tiệm cận "điểm khủng hoảng" tại những khu vực dễ tổn thương nhất thế giới. Trong khi đó, các vùng biển ven bờ Trung Quốc hiện thường xuyên rơi vào trạng thái cạn kiệt hải sản.
Trung Quốc mỗi năm đánh bắt khoảng 13 triệu tấn cá trong vùng biển nước mình, cao hơn từ 4 - 5 triệu tấn so với ngưỡng bền vững. Những lo ngại của Bắc Kinh về vùng biển gần bờ đang trở thành tin xấu cho các vùng biển ở những khu vực khác, khi tàu cá Trung Quốc lũ lượt kéo tới các địa điểm này.
Dữ liệu từ các nhóm môi trường cho thấy nhiều "hạm đội đánh bắt xa bờ" với hàng trăm tàu đang không ngừng triển khai kiểu đánh bắt "ba không" để thu lời nhiều triệu USD từ nguồn tài nguyên thủy sản.  
Các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo nếu không hành động ngay, thế giới sẽ đối mặt với  nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt loài thủy sản. Ngoài ra, kiểu khai thác tận diệt này còn đe dọa sinh kế của không ít người, ảnh hưởng an ninh toàn cầu.
Tây Phi là nơi có những vùng đánh bắt màu mỡ nhất thế giới song khoảng 1/3 thủy sản được đánh bắt ngoài khơi Tây Phi hiện do ngư dân Trung Quốc khai thác bất hợp pháp, Steve Trent, giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Environmental Justice Foundation, khẳng định.
"Nó đang diễn ra ở quy mô đáng báo động và lớn chưa từng thấy", ông Trent cảnh báo.
Hầu hết cư dân vùng Tây Phi nghèo khó phải trông cậy vào nguồn thu nhập cũng như dinh dưỡng từ hoạt động đánh bắt. Tuy nhiên, các tàu cá Trung Quốc sử dụng những kỹ thuật phi pháp như "lưới vét", vốn bị Liên Hợp Quốc cấm từ năm 1992, đã khiến lượng cá đánh bắt được ngày một ít và kích thước cá cũng ngày càng nhỏ đi.
"Hai hoặc ba tàu đánh bắt công nghiệp có thể quét sạch các vùng biển gần bờ, ví dụ như ở Sierra Leone, trong thời gian ngắn nếu họ dùng thiết bị và phương thức đánh bắt hủy diệt", Trent nói. "Không cần tới vài trăm hay vài nghìn, chỉ cần vài tàu cũng đủ sức gây thiệt hại lớn".
Che giấu danh tính
thu-doan-tan-diet-hai-san-khap-the-gioi-cua-ngu-dan-trung-quoc-1
Tàu cá Trung Quốc dàn hàng để đối phó tuần duyên Hàn Quốc trên biển Hoa Đông. Ảnh: AFP
5 năm trước, hầu hết tàu hướng tới các vùng biển Tây Phi là của Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Nay, đa phần chúng đều đến từ Trung Quốc. Các tàu này cố ý gây trở ngại cho nỗ lực ngăn chặn hoạt động đánh bắt "ba không" bằng cách che giấu danh tính.
Thông thường, họ sẽ thay đổi tên trên thân tàu, treo cờ nước khác, hoặc chạy trốn ra hải phận quốc tế nếu bị tàu tuần tra địa phương truy đuổi. Nhưng gần đây, ngày càng nhiều tàu che giấu vị trí thật bằng cách can thiệp vào Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS). AIS là bộ phát tín hiệu định vị truyền tới vệ tinh toàn cầu, cung cấp thông tin vị trí một con tàu.
Suốt ba năm qua, tổ chức phi chính phủ SkyTruth, Mỹ, đã phối hợp với Google và nhóm hoạt động môi trường Oceana phát triển một hệ thống theo dõi toàn cầu mang tên Global Fishing Watch, giúp giám sát tàu cá theo thời gian thực.
Bjorn Bergman, nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc SkyTruth, tiết lộ ông từng có lần phát hiện một tàu Trung Quốc với biểu hiện lạ.
Theo tín hiệu AIS, con tàu ở hải phận quốc tế ngoài khơi New Zealand, nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, nó thực tế lại nằm trên vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ. "Rõ ràng, con tàu hoạt động ở khu vực Eo Magellan", ông Bergman nói.
Sau đó, bằng cách đối chiếu dữ liệu AIS với dữ liệu quan sát quang học cùng nhiều dạng dữ liệu khác, SkyTruth xác định có ít nhất 40 tàu Trung Quốc phát tín hiệu AIS không chính xác.
Nhưng phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định không tàu nào của nước này phát tín hiệu định vị giả mạo hay sử dụng cách thức đánh bắt phi pháp. Bộ này cũng nhấn mạnh Trung Quốc tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp hàng hải quốc tế.
"Chúng tôi đã tiếp nhận một khiếu nại từ Nhật và đang tiến hành điều tra", ông này cho biết.
Một đại diện từ Bộ Ngư nghiệp Trung Quốc thêm rằng các hệ thống AIS trên tàu cá được kiểm tra nghiêm ngặt khi lắp đặt, đồng thời cơ quan chức năng định kỳ vẫn kiểm tra.
"Các công cụ đánh bắt phải tuân thủ quy định của luật pháp Trung Quốc, bất kỳ ai vi phạm sẽ bị trừng phạt", người này nói.
Kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc xem vấn đề dư thừa công suất là đáng lo ngại. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 24/8 còn ca ngợi một chiến dịch hoạt động chung với Lực lượng Tuần tra Bờ biển Mỹ tại Thái Bình Dương, mà theo báo cáo đã ngăn chặn "hàng trăm" tàu cá đánh bắt phi pháp.
Dù vậy những chính sách ở thượng tầng dường như đang bị trì hoãn ở khâu triển khai. "Chúng tôi đã phản đối rất nhiều lần nhưng họ chỉ phớt lờ", quan chức từ Bộ Ngư nghiệp nói.
Các nhà hoạt động môi trường hiện kêu gọi giới chức Bắc Kinh phải quản lý tốt hơn hoạt động đánh bắt của tàu cá, giảm tình trạng dư thừa công suất, và chấm dứt trợ cấp nhà nước cho hoạt động đánh bắt. Họ cũng muốn Trung Quốc cũng như chính phủ toàn cầu phải ra quy định bắt buộc lắp đặt hệ thống AIS, và các bên phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu dữ liệu AIS không chính xác.
Bên cạnh đó, mã định danh tàu duy nhất, một mã số cố định tương tự như số máy trên mỗi ôtô, cần trở thành quy định bắt buộc đối với mọi con tàu trên thế giới.
thu-doan-tan-diet-hai-san-khap-the-gioi-cua-ngu-dan-trung-quoc-2
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Hoa Đông từ tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, tháng 8/2015. Ảnh: Xinhua
Theo Hoàng Nguyên

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Bảo mật và An ninh mạng cần được quán triệt nghiêm túc triệt để trong quân đội hơn nữa

Với 100% các cơ quan, đơn vị trong Quân đội - môi trường hoạt động đặc biệt, nhất là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về bảo mật thông tin- chìa khóa của mạch sống của tác chiến, chỉ huy và tiềm lực quân sự quốc phòng của dân tộc. Hầu hết các đơn vị trong toàn quân đều sử dụng máy tính và có truy cập internet từ nhiều nguồn khác nhau, do đó rất dễ xảy ra hiện tượng bị mât cắp dữ liệu nhất là các dữ liệu tối mật, tuyệt mật liên quan đến an ninh quốc phòng và nghệ thuật tác chiến cũng như các dữ liệu tuyệt mật có giá trị khác. Do rất nhiều nguyên nhân như: Truy cập vào địa chỉ ma có cài mã độc, lưu trữ dữ liệu mật trên máy tinh có truy câp internet, gửi dữ liệu qua emai, gmail, intrenet, sử dụng máy tính không an toàn chưa qua kiểm định của cục KHQS - Bộ Quốc phòng, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể do nhận thức, vô tình hoặc do từng cá nhân lưu trữ dữ liệu USB, thẻ lưu tin, hoặc cũng có thể để lộ mật khẩu cá nhân, hoặc lưu mật khẩu quá dễ... tất cả những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến mất dữ liệu mật trong quân đội. Do vậy, mọi người cần và rất cần cảnh giác cao độ khi sử dụng internet, USB, không lưu tin mật trên máy kết nối internet... nhé để tránh làm lộ bí mật quân sự. Cùng xem bài viết dưới đây nào.

Dẫn đường cho tin tặc

Trong một chuyến công tác ở Trung tâm Nghệ thuật Malmo (Thụy Điển), tôi có việc gấp cần phải làm trực tuyến nên hỏi nhờ mật khẩu wifi của một vị giáo sư. Ông lịch sự từ chối.

Hóa ra trước đó, một cán bộ Việt Nam khi dùng nhờ máy tính của ông đã click vào trang web có mã độc. Vì vậy, ông bị xếp vào danh sách đen, bị trung tâm cấm đăng nhập wifi trong một thời gian.
Chiều 29/7, khi tin tặc tấn công các sân bay lớn nhất của Việt Nam, tôi có chuyến bay từ Hà Nội đi TP HCM. Khi phải thực hiện mọi thủ tục bằng tay, tôi bỗng nhớ về câu chuyện trên và bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề an ninh mạng. Điều lo ngại của tôi càng được củng cố hơn khi ngày 4/8 vừa rồi, một nữ khách hàng của Vietcombank sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy tài khoản của mình mất 500 triệu đồng.
Tôi đang sử dụng một số thẻ ATM, cũng tham gia Internet Banking (IB). Bạn bè khuyên tôi nên từ bỏ ATM và IB, không để nhiều tiền trong tài khoản, mọi giao dịch thực hiện trực tiếp tại ngân hàng. Nhưng tôi không nghĩ như vậy.
Tôi cho rằng, vụ tấn công tại sân bay vừa rồi chưa gây thiệt hại an ninh nghiêm trọng, chưa đe dọa kiểm soát không lưu; trộm cắp qua IB chưa gây đảo lộn cuộc sống phần lớn khách hàng; nhưng nó báo động vấn đề an ninh mạng và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng.
Khởi điểm từ phòng thí nghiệm của Tim Berners Lee ở Thụy Sĩ, World Wide Web được phát minh vào năm 1989. Trong vòng 27 năm ấy, xu hướng kỹ thuật số như điện toán đám mây, các dịch vụ web di động, mạng thông minh, các phương tiện truyền thông xã hội... đã làm thay đổi toàn diện hình thức kinh doanh, định hình lại bản chất công việc; nó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng, cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế.
Quan sát ở những quốc gia phát triển, tôi thấy không chỉ có hệ thống tài chính, mà các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, đặc biệt là an ninh quốc phòng, tất cả đều chạy trên mạng kết nối Internet. Nhưng có một nghịch lý lớn của thời đại, khi mà công nghệ cao mang lại những thành tựu vĩ đại cho con người thì nó cũng được sử dụng để phá hoại con người, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn, những tổn thương không thể lường trước được.
Cuộc tấn công không gian mạng chiều 29/7 mới chỉ lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng ở sân bay, tin tặc rạng sáng 4/8 mới chỉ ăn trộm 500 triệu đồng trong tài khoản của một cá nhân, nhưng rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ chiếm quyền không lưu điều khiển bay, hay phá hủy dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng, các mối đe dọa không gian mạng, cũng giống như chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác, đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm lớn trong vấn đề này.
Việt Nam, với 48% dân số sử dụng Internet, đang trở thành quốc gia đứng trong tốp 20 nước có tỷ lệ truy cập mạng nhiều nhất thế giới. Đặc biệt, chúng ta nằm trong số bốn quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng 40% theo số liệu thống kê. Nhưng Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia sử dụng Internet thiếu an toàn nhất thế giới.
Phần lớn doanh nghiệp, kể cả cơ quan công sở tại Việt Nam vẫn còn rất bàng quan với vấn đề an ninh mạng. Tâm lý phổ biến là chuyện bị tấn công chắc hẳn sẽ xảy ra với ai đó, chứ không phải với mình.
Tại rất nhiều công ty ở Việt Nam, một nhân viên hoàn toàn có thể dễ dàng tải và cài đặt phần mềm miễn phí nào đó trên mạng. Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức nước ngoài kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Tôi có người bạn đang làm nghiên cứu sinh tại Nhật. Anh cho biết, khi ở lab, anh không được phép vào các trang mạng xã hội bằng thiết bị công, không sử dụng email công việc cho các trao đổi cá nhân… Họ coi bảo mật là vấn đề sống còn và sẽ phạt nặng đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào.
Ở các nước mà tôi đã đến, tôi thấy ít nơi người dân có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm không bản quyền như Việt Nam. Trong khi thống kê cho thấy 90% phần mềm miễn phí có chứa virus và mã độc.
Với gần 50 triệu người Việt Nam dùng Internet, với cách sử dụng thiếu an toàn đó, chúng ta đã mở toang bao nhiêu cánh cửa cho tin tặc cài cắm công cụ phá hoại vào hệ thống và có thể kích hoạt tấn công bất cứ lúc nào.
Tôi tin rằng, nhiều người cũng như tôi, không thể từ bỏ ATM, IB. Công nghệ được phát minh ra để giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu người sử dụng thiếu hiểu biết, công nghệ sẽ đến lúc nào đó trở thành công cụ đáng sợ trong tay những kẻ xấu.
Những sự cố khởi đầu hy vọng là một cảnh báo ý nghĩa để con người sử dụng Internet trách nhiệm hơn. Bởi trong thời đại này, chúng ta hoàn toàn có thể phải trả giá đắt bởi một thói quen dễ dãi của mình

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Thân bại danh liệt- Vừa đáng thương vừa đáng trách

Nghèo mà muốn làm giàu thì đó là rất chính đáng. Nhưng thuê người chặt tay chân để lấy tiền bảo hiểm nhân thọ như chị Lan thế này thì có lẽ chưa từng có ở Việt Nam, không lấy được tiền  bảo hiểm, lại bị đứt luôn cả tay lẫn chân, lại bị mang tiếng nhục suốt đời. Vừa lại bị nghèo thêm, vừa mang tội bất hiếu với cha mẹ tổ tiên, tay chân do cha mẹ sinh thành đầy đủ. Đúng là ngu trăm đường không bằng cách nào để thân bại danh liệt như cách này. Mọi người đừng như vậy nhé.


Thuê người chặt tay, chân để trục lợi tiền bảo hiểm

Từ trình báo vụ tai nạn giao thông đường sắt, cảnh sát lần ra sự việc tự thuê người chặt tay, chân nhằm lấy tiền bồi thường gần 3 tỷ đồng.

Ngày 23/8, Cơ quan điều tra công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết vừa làm rõ vụ trục lợi bảo hiểm nhân thọ.
thue-nguoi-chat-tay-chan-de-truc-loi-tien-bao-hiem
Nơi cơ quan chức năng tìm thấy chị Lan bị “tai nạn”. Ảnh: An ninh thủ đô.
Đêm 5/5, cảnh sát được tin báo từ một thanh niên về vụ tai nạn tại đường sắt qua khu Hà Đông - Phú Diễn, địa phận quận Bắc Từ Liêm. Nạn nhân là thiếu phụ 30 tuổi, bị đứt rời 1/3 bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái.
Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 19/8 và đã được bác sĩ nối liền các phần bị đứt. Bốn ngày sau, nạn nhân xin chuyển đến Bệnh viện Việt Đức và bác sĩ tại đây buộc phải tháo bỏ phần thi thể đứt rời do vết thương bị hoại tử...
Làm việc với công an, thiếu phụ khai tên Lan, buồn chuyện gia đình nên đi lang thang và bị tàu hút vào. Lúc bị tàu nghiến tay, chân, có thanh niên đi qua, chị Lan đã kêu cứu và may mắn thoát chết.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, cảnh sát xác định chị Lan và thanh niên báo tin quen biết nhau từ trước. Sau hơn 3 tháng, cảnh sát làm rõ, vụ tai nạn trên không có thật.
Theo trình bày của thiếu phụ này, chị ta mua ba gói bảo hiểm nhân thọ. Do khó khăn về kinh tế, Lan nghĩ ra chiêu tự hại thân thể mình để được thanh toán bảo hiểm.
Lan đã bàn với thanh niên quen biết trên và thuê chặt tay, chân của mình, để được bảo hiểm nhân thọ thanh toán số tiền gần 3 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, Lan chưa nhận được tiền bảo hiểm nên không bị xem xét trách nhiệm hình sự. Nhà chức trách nhận định trong nhiều năm qua, đây là vụ trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng đầu tiên tại Việt Nam.
Theo  Hoàng Việt

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Từ chối danh hiệu Anh hùng - Hoàng Xuân Vinh vẫn mãi là Anh hùng của Thể thao Quân đội, thể thao Việt Nam

Hoàng Xuân Vinh t chi xin danh hiu anh hùng cá nhân. Tht t hào v Anh, khi rt thng thn, trách nhim cao, khiêm tn và coi trng đồng đội, nhân dân, nhng người thy, người bn, nht là ngành Th thao Vit Nam đã quan tâm để cho anh có cơ hi ta sáng ti Olimpic Tài năng, s khiêm tn, và phm cht cao đẹca anh B đội C H li càng được th hin rõ hơn sau khi anh t chi đề ngh xin danh hiu anh hùng cho cá nhân mình. Tht khâm phuc anh. Chúc mng anh mong anh luôn phn đấu hơn na để th thao Quân đội, th thao Vit Nam có thêm nhiu Huy chương vàng Olimpic na.

Xạ thủ vừa giành một HC vàng và một HC bạc tại Olympic Rio 2016 cho rằng thành công của anh có sự góp sức của rất nhiều người, việc xin danh hiệu Anh hùng Lao động cho cá nhân anh là không hợp lý.

hoang-xuan-vinh-tu-choi-xin-danh-hieu-anh-hung-ca-nhan
Hoàng Xuân Vinh được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng nhất. Ảnh: Ngọc Dung.
Chiều 16/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổ chức lễ chúc mừng Hoàng Xuân Vinh và các vận động viên của đoàn thể thao Việt Nam vừa trở về từ Olympic Rio 2016. 
“Hoàng Xuân Vinh đã mang lại niềm vui cho cả dân tộc Việt Nam. Thật tự hào khi lá cờ và quốc ca Việt Nam được nâng cao trong lễ trao huy chương Olympic. Olympic là sân chơi số một toàn cầu, trước đây chúng ta từng không được mời tham dự. Gần đây được góp mặt nhưng chưa bao giờ giành được HC vàng, mọi thứ chỉ thay đổi sau thành công của Hoàng Xuân Vinh”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng.
Nhân dịp gặp Thủ tướng, phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang xin người đứng đầu Chính phủ cân nhắc trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho xạ thủ giúp thể thao Việt Nam lần đầu tiên giành HC vàng tại một kỳ Thế vận hội.
Ngay sau khi nghe lời đề nghị trên, Hoàng Xuân Vinh xin phép đứng lên phát biểu. Anh thẳng thắn từ chối xin danh hiệu anh hùng cho cá nhân mình.
“Thành tích tôi có được hôm nay ngoài sự nỗ lực của cá nhân còn có công lao rất lớn của các chuyên gia, HLV, đồng đội và những người làm thể thao trong nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy không nên có danh hiệu cho cá nhân tôi. Nếu được tôi xin danh hiệu này cho ngành thể thao Việt Nam”, Hoàng Xuân Vinh nói.
Nhân dịp này, xạ thủ sinh năm 1974 cũng bày tỏ mong muốn thể thao Việt Nam được đầu tư một trường bắn hiện đại như các quốc gia khác để bắn súng có thể gặt hái thêm nhiều thành tích trên trường quốc tế. "Tôi xin hứa sẽ tiếp tục rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh thi đấu, giành thêm nhiều thành tích hơn nữa, mang về vinh quang cho tổ quốc. Tôi là người lính, tôi sẽ luôn phục vụ đất nước”, anh nói.
“Rất khiêm tốn, đáng quý, đáng khen ngợi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thêm về xạ thủ đang mang hàm đại tá. “Nhân đây tôi đề nghị ngành thể thao để ý chăm lo cả về mặt điều kiện tập luyện cũng như dinh dưỡng cho các vận động viên. Đặc biệt không để xảy ra tình trạng các xạ thủ thiếu đạn tập luyện. Tôi hy vọng thành công của Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016 sẽ là cú hích để thể thao Việt Nam tiến lên, phát triển bền vững”.
Với thành tích giành một HC vàng và một HC bạc tại Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh được trao Huân chương Lao động hạng nhất, HLV trưởng đội tuyển bắn súng Việt Nam Nguyễn Thị Nhung nhận Huân chương Lao động hạng nhì và chuyên gia người Hàn Quốc là Huân chương Hữu nghị.
Theo Lâm Thoả 

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Chúc mừng Đại tá Hoàng Xuân Vinh - Người Anh hùng thể thao Quân đội làm rạng danh Tổ quốc

 Sự kiện Đại tá Hoàng Xuân Vinh- Người sỹ quan công binh - Vận động viên bắn súng quân đội- Vận động viên bắn súng quốc gia đạt 2 huy chương, 1 HCV, 1HCB Olimpic Rio năm 2016 là sự kiện lịch sử vĩ đại của Thể thao Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt lớn thần kỳ, dấu ấn của thể thao Việt Nam trên đấu trường khốc liệt nhất, khó khăn nhất và cũng là Vinh quang nhất mà cũng là ở bộ môn tốn kém nhất, khổ luyện nhất, căng thẳng nhất, đòi hỏi tâm, trí, tài bền lâu dài nhất, bền bỉ nhất, chịu đựng mọi áp lực hợp lý nhất để bắn trúng vòng 10 (điểm cao nhất bắn chung kết là 10,9 điểm để tính loại trực tiếp khi thi đấu chung kết). Thật vinh dự tự hào có đồng đội giỏi xuất chúng, đúng là Họ Hoàng thật Vinh Quang - cái tên đã có duyên để vinh quang nhất ở đấu trường cao nhất, khó nhất, và là lần đầu nhất của thể thao Việt Nam ở Olimpic. Xin chúc anh, cảm ơn anh và Quân đội, Tổ quốc đã cùng gia đình tạo nên một Hoàng Xuân mang Vinh quang về cho Việt Nam.

Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước

Chủ nhân của một HC vàng, một HC bạc Olympic 2016 được chào đón như người hùng khi đáp máy bay xuống Nội Bài tối 14/8.


Chuyến bay đưa Hoàng Xuân Vinh về nước hạ cánh ở Nội Bài lúc 20h49, sớm hơn khoảng một tiếng so với lịch trình. Ra đón anh ở sảnh về là Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Nguyễn Ngọc Thiện.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Hàng trăm người hâm mộ cùng đông đảo phóng viên có mặt tại cửa ra sân bay quốc tế Nội Bài từ chập tối để chờ đón Hoàng Xuân Vinh và đội bắn súng Việt Nam trở về từ Brazil.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Anh tươi cười và vẫy tay khi người hâm mộ hô vang "Hoàng Xuân Vinh" và hò reo không ngớt.
Hoàng Xuân Vinh về nước sau khi lập chiến công hiển hách chưa từng có cho thể thao Việt Nam trong lịch sử các lần dự Olympic. Xạ thủ 41 tuổi này đoạt một HC vàng và một HC bạc.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Hoàng Xuân Vinh mất khoảng một tiếng đồng hồ để tiến ra khỏi khu vực sảnh đến quốc tế, vì quá đông người hâm mộ, truyền thông vây lấy anh cùng các thành viên của đội bắn súng để chia vui.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
"Đến giờ, tôi vẫn còn tiếc nuối vì chỉ đoạt HC bạc nội dung súng ngắn bắn chậm 50m. Về chiếc HC vàng 10m súng ngắn hơi, ở giai đoạn quyết định, tôi rất thoải mái vì đã tập luyện thi đấu nội dung này rất nhiều", Hoàng Xuân Vinh chia sẻ tại sân bay.
"Trước mắt, tôi sẽ nghỉ ngơi một thời gian để tận hưởng chiến thắng. Nhưng sau đó, tôi sẽ nhanh chóng trở lại, vì thể thao không có nghĩa là dừng lại sau khi chiến thắng".
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
HLV Nguyễn Thị Nhung cũng nhận được sự quan tâm lớn từ truyền thông. Vị chuyên gia này tiết lộ, Xuân Vinh sẽ sớm trở lại để chuẩn bị cho giải bắn súng vô địch thế giới sắp tới đây


Hoàng Xuân Vinh trả lời phỏng vấn

Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Xuân Vinh và các thành viên của đội tuyển nói họ choáng ngợp trước sự đón tiếp của người hâm mộ.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Sau khoảng một tiếng giao lưu với truyền thông, người hâm mộ, Xuân Vinh phải nhờ an ninh can thiệp để được gặp vợ con. Anh vui mừng được gặp lại người thân sau một thời gian dài tập trung thi đấu.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Con gái Hoàng Xuân Vinh và vợ anh, chị Phan Hương Giang không giấu xúc động khi gặp lại bố, chồng.
Biển người chào đón Hoàng Xuân Vinh về nước - ảnh thể thao
Hoàng Xuân Vinh vẫy tay chào người hâm mộ trước khi lên xe về nhà ở khu tập thể Nghĩa Tân. Hàng trăm người bên ngoài vẫn liên tục hô vang tên Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Nhung và cả Trần Quốc Cường dù xạ thủ này không đạt thành tích cao ở Olympic năm nay.

Theo Giang Huy

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Thật là quân ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng.

         
    Không thể chấp nhận được sự giả dối- ngụy tạo- bất chấp luật pháp của Trung Quốc sau 12/7/2016.
         Ngày 13/7 Trung Quốc ra sách trắng không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về hủy bỏ đường lưỡi bò do họ tự vẽ ra. Họ nhố nhăng, lố bịch đến mức lợi dụng cả hình ảnh của các nước khác, thuê cả màn  hình lớn tại Trung tâm quảng trường Thời đại của Mỹ để tuyên truyền sai trái về đường lưỡi bò.  Đến ngày 2/8 họ tự diễn giải 'lãnh hải' ở Biển Đông, dọa bỏ tù người xâm phạm. 
         Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 2.8 ban hành một bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc". Bản diễn giải không nhắc đến phán quyết từ Tòa Trọng tài ngày 12/7 và tự cho rằng nó phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc lẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
         Trung Quốc cảnh báo những người đi trái phép vào lãnh hải Trung Quốc và từ chối rời đi khi bị đuổi hoặc tiếp tục xâm nhập sau khi bị đuổi ra sẽ được coi là phạm tội hình sự "nghiêm trọng" và lĩnh án tối đa một năm tù.
         Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, đi sát vào vùng biển các quốc gia láng giềng. Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử với tài nguyên bên trong cái gọi là "đường lưỡi bò". Tòa còn kết luận không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm phi pháp có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho nước này.
          Rồi cũng trong ngày 2.8,  sau khi tổ chức tập rầm rộ, phô trương sức mạnh quân sự, dọa nạt các nước xung quanh. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn "kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển". Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ", ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang.        
Trung Quốc hàng năm còn đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. 
           Việt Nam khẳng định việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đi ngược lại phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế. Thật là quân ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng.