Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Không quân sự hóa Biển Đông trách nhiệm của cả cộng đồng thế giới

Tình hình hiện nay ở Biển Đông không chỉ đòi hỏi các nước Mỹ - ASEAN mà cả thế giới và lương tri nhân loại phải vào cuộc để chống sự cường quyền của Trung Quốc về âm mưu Quân sự hóa và biến Biển Đông thành ao nhà của họ, tất cả lưu thông hàng hải, thương mại, đi lại kể cả bay trên trời khi qua vùng biển này đều nằm trong âm mưu nham hiểm, thâm độc bành trướng nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Rõ ràng hội nghị  thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands đã làm cho thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật xấu xa, thâm độc và bất chấp luật pháp của Trung Quốc lộ rõ hơn bao giờ hết. Với Việt Nam- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Mỹ - ASEAN thúc đẩy chấm dứt quân sự hóa Biển Đông. Nhưng đồng thời cũng cho mỗi người dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng chỉ có dựa vào chính mình, đoàn kết để xây dưng một Việt Nam có nội lực vững vàng, Đảng tiên phong trong lãnh đạo để kinh tế khỏe, an ninh, quốc phòng vững chắc, chống tham nhũng hiệu quả... tiềm lực đất nước và vị thế quôc tế nâng cao chống ta mới có thể củng cố quan hệ quốc tế- ngoại lực được tốt đẹp khỏe khoắn để chống lại bành trướng bá quyền hiệu quả và chống được độc chiếm  và quân sự hóa Biển Đông, giữ vững được chủ quyền biển đảo quyền thiêng liêng của đất nước Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ an ninh ở Biển Đông có tầm quan trọng mang tính toàn cầu, do đó các nước cần tăng thúc đẩy thực thi luật pháp ở đây.
viet-nam-keu-goi-my-asean-ngan-chan-quan-su-hoa-tren-bien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hôm qua tại Sunnylands. Ảnh: AFP
"Diễn biến phức tạp ở Biển Đông nảy sinh từ những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Gần đây nhất là những hành động đơn phương bồi đắp, xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau", ông Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình hình trên biển trong phiên họp với Mỹ và lãnh đạo các nước ASEAN hôm qua tại Sunnylands, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Theo Thủ tướng, ngay đầu tháng một vừa qua, Cơ quan quản lý bay khu vực FIR-Hồ Chí Minh không hề nhận được thông báo về việc đưa máy bay ra các đảo nhân tạo. Điều đó vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn bay của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đe dọa an ninh và an toàn hàng không trong khu vực.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trong phiên họp có chủ đề "Bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương". Phiên họp do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì, có sự tham gia của lãnh đạo 10 nước ASEAN.
Đại diện của Việt Nam nhấn mạnh vấn đề an ninh biển có ý nghĩa đặc biệt do không chỉ liên quan trực tiếp đến các nước khu vực, mà còn liên quan mật thiết đến hòa bình và an ninh trên thế giới. Biển Đông là nơi diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến đầu tư, thương mại, giao lưu kinh tế với trên 50% vận tải thương mại quốc tế và nhiều đường hàng không quốc tế đi qua khu vực này.
"Những diễn biến phức tạp gần đây trên một số vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, đang gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, bị đánh giá thuộc mức rủi ro cao nhất liên quan đến xung đột và có thể ảnh hưởng tiêu cực cho hòa bình và phát triển ở khu vực và toàn cầu", Thủ tướng Việt Nam nói.
Nhắc lại quan điểm của các nước ASEAN, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết Tuyên bố Chủ tịch các Hội nghị cấp cao của ASEAN tháng 11 năm ngoái đã thể hiện quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây. Hành động đó làm xói mòn sự tin cậy và lòng tin giữa các bên và có thể làm nguy hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và cả khu vực.
Cũng trong cuộc họp tại Malaysia năm ngoái, Mỹ và ASEAN đã nhất trí cam kết nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển 1982 (UNCLOS), nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC), không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không làm phức tạp tình hình và không quân sự hóa.
Bày tỏ sự đánh giá cao tiếng nói kịp thời của cộng đồng quốc tế, Thủ tướng cũng hoan nghênh các đề xuất, sáng kiến của các nước, trong đó có Mỹ góp phần duy trì an toàn, an ninh ở Biển Đông.
Thủ tướng Dũng cho rằng để thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực này, Việt Nam đề xuất Mỹ phối hợp chặt chẽ với ASEAN để phát huy các cơ chế hợp tác trong khu vực như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cơ chế bộ trưởng quốc phòng ASEAN và 8 đối tác (ADMM+). Hai bên cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng lòng tin, thực hiện các biện pháp ngoại giao phòng ngừa trên biển.
"Chúng tôi đề nghị Mỹ và ASEAN tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để tiếp tục thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Các bên liên quan không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC, sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC", Thủ tướng nói.
Theo Việt Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét