Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Việt Nam đẹp ngỡ ngàng không thua kém thế giới qua Bộ ảnh ghép

Bộ ảnh ghép Việt Nam đẹp ngỡ ngàng không thua kém thế giới

Blogger du lịch ghép ảnh thắng cảnh Việt Nam với các cảnh quan nổi tiếng khác trên thế giới cho thấy sự tương đồng bất ngờ.
Một bộ ảnh ghép đối sánh các địa danh trong nước và thế giới đang được đông đảo người xem chia sẻ khi thể hiện rõ vẻ đẹp của các điểm du lịch trên mọi miền đất nước Việt Nam. Trong bộ ảnh này, nhiều địa điểm như vịnh Lăng Cô, Côn Đảo, Bản Giốc... sở hữu những nét tương đồng đáng ngạc nhiên so với các danh lam thắng cảnh quốc tế.
Ý tưởng này của anh Quang Quick, MC chương trình radio nổi tiếng Quick & Snow đồng thời là một blogger du lịch. Anh Quang cho biết thực hiện dự án này vào một đêm đông nhằm gửi tặng quê hương, sau khi đọc thông tin khách du lịch Việt Nam giảm trong năm 2015. "Hy vọng mọi người khi xem được những bức ảnh này sẽ có thêm cảm hứng để du lịch khám phá đất nước mình nhiều hơn nữa, còn những bạn bè quốc tế nếu có nhìn thấy thì hãy come to Vietnam - my beautiful country", tác giả gửi gắm.
title
Trung Quốc ư? Không đâu, đây chính là miền Bắc Việt Nam.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Việt Nam lên án Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông trước LHQ

Nhẽ ra vấn đề này cần được đưa ra trước cộng đồng quốc tế mà chính thống là LHQ trước rồi, rõ ràng mục đích, ý đồ, âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ bây giờ mới lộ mà lịch sử quan hệ với các quốc gia láng giềng, lịch sử bành trướng, cường quyền, nước lớn, lịch sử của sự thât không thể chối cãi là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm dần từng bước để thực hiện mưu đồ này.  Lịch sử thế giới hiện đại lần đầu ghi lại chủ nghĩa bá quyền, bành trướng coi thường luật pháp quốc tế, coi thường đạo lý,nhân nghĩa coi thường các giá trị nhân văn mà nhân loại ngàn đời nay xây dựng nên của Trung Quốc trong hành động đơn phương xây dựng, san lấp các đảo đá ở Trường Sa chiếm trái phép của Việt Nam, Đồng thời, về quan hệ quốc tế chứng minh cuộc đấu tranh để bảo vệ luật pháp quốc tế, chủ quyền độc lập chính đáng, quyền phán quyết về chủ quyền biển đảo, chủ quyền lãnh hải của các nước ven biển đều cần tuân thủ đúng việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Các nước cũng cần tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đặc biệt, không đươc làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông như Trung Quốc đang dã tâm áp bức, bắt nạt các quốc gia ven biển, rõ ràng việc lên án Trung Quốc về vấn đề xây dựng trái phép ở Biển Đông là rất cần thiết, đúng đắn, thể hiện rõ quan điểm lập trường nhất quán, trước sau như một về vấn đề Biển Đông của Việt Nam.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc lên án hành động đơn phương xây dựng, mở rộng đảo, đá bất hợp pháp ở Biển Đông gây phương hại nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
viet-nam-len-an-trung-quoc-xay-dung-o-bien-dong-truoc-lhq
Bà Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN
Đại sứ Nguyễn Phương Nga hôm qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước thành viên ASEAN nhất trí trong bảo đảm cấu trúc an ninh ở khu vực, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Phát biểu của bà Nga được đưa ra khi cùng đại diện các nước tham dự phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ với chủ đề "Tôn trọng các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương LHQ - yếu tố then chốt nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế”.
Theo Đại sứ Nga, những hành động đơn phương xây dựng, mở rộng đảo, đá bất hợp pháp ở Biển Đông gây phương hại nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Đại diện của Việt Nam đề nghị các bên liên quan chấm dứt việc thay đổi hiện trạng, quân sự hóa hoặc làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Các nước cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Các nước cũng cần tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), bà Nga cho hay.
Đại sứ cũng cho rằng LHQ cần phát huy vai trò hỗ trợ giải quyết hoà bình tranh chấp và ngăn ngừa xung đột. HĐBA cần ưu tiên sử dụng các biện pháp hoà bình theo Điều 33 của Hiến chương, tăng cường quan hệ với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, thực hiện tốt vai trò trung gian hoà giải, huy động nguồn lực và nâng cao năng lực cho các hoạt động gìn giữ hoà bình. 
Trước đó Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon khẳng định phương châm hoạt động của LHQ dựa trên hợp tác, minh bạch và tôn trọng chủ quyền quốc gia theo đúng tinh thần của Hiến chương.
Trong cuộc họp, các nước đều đề cao các giá trị cốt lõi mà LHQ đưa ra như tôn trọng độc lập và bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết hoà bình tranh chấp, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Các nước cũng nêu bật vai trò quan trọng của LHQ trong việc hỗ trợ giải quyết hoà bình các tranh chấp, giải quyết các vấn đề gốc rễ để ngăn ngừa xung đột, đặc biệt trong bối cảnh an ninh, hoà bình khu vực và thế giới bị đe doạ bởi những tranh chấp chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các thách thức khác.
Cuộc họp do bà Delcy Rodriguez, Ngoại trưởng Venezuela, nước Chủ tịch HĐBA tháng 2 năm nay, chủ trì. 
Theo Việt Anh

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Không quân sự hóa Biển Đông trách nhiệm của cả cộng đồng thế giới

Tình hình hiện nay ở Biển Đông không chỉ đòi hỏi các nước Mỹ - ASEAN mà cả thế giới và lương tri nhân loại phải vào cuộc để chống sự cường quyền của Trung Quốc về âm mưu Quân sự hóa và biến Biển Đông thành ao nhà của họ, tất cả lưu thông hàng hải, thương mại, đi lại kể cả bay trên trời khi qua vùng biển này đều nằm trong âm mưu nham hiểm, thâm độc bành trướng nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Rõ ràng hội nghị  thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands đã làm cho thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật xấu xa, thâm độc và bất chấp luật pháp của Trung Quốc lộ rõ hơn bao giờ hết. Với Việt Nam- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Mỹ - ASEAN thúc đẩy chấm dứt quân sự hóa Biển Đông. Nhưng đồng thời cũng cho mỗi người dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng chỉ có dựa vào chính mình, đoàn kết để xây dưng một Việt Nam có nội lực vững vàng, Đảng tiên phong trong lãnh đạo để kinh tế khỏe, an ninh, quốc phòng vững chắc, chống tham nhũng hiệu quả... tiềm lực đất nước và vị thế quôc tế nâng cao chống ta mới có thể củng cố quan hệ quốc tế- ngoại lực được tốt đẹp khỏe khoắn để chống lại bành trướng bá quyền hiệu quả và chống được độc chiếm  và quân sự hóa Biển Đông, giữ vững được chủ quyền biển đảo quyền thiêng liêng của đất nước Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ an ninh ở Biển Đông có tầm quan trọng mang tính toàn cầu, do đó các nước cần tăng thúc đẩy thực thi luật pháp ở đây.
viet-nam-keu-goi-my-asean-ngan-chan-quan-su-hoa-tren-bien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hôm qua tại Sunnylands. Ảnh: AFP
"Diễn biến phức tạp ở Biển Đông nảy sinh từ những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Gần đây nhất là những hành động đơn phương bồi đắp, xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau", ông Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình hình trên biển trong phiên họp với Mỹ và lãnh đạo các nước ASEAN hôm qua tại Sunnylands, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Theo Thủ tướng, ngay đầu tháng một vừa qua, Cơ quan quản lý bay khu vực FIR-Hồ Chí Minh không hề nhận được thông báo về việc đưa máy bay ra các đảo nhân tạo. Điều đó vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn bay của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đe dọa an ninh và an toàn hàng không trong khu vực.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trong phiên họp có chủ đề "Bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương". Phiên họp do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì, có sự tham gia của lãnh đạo 10 nước ASEAN.
Đại diện của Việt Nam nhấn mạnh vấn đề an ninh biển có ý nghĩa đặc biệt do không chỉ liên quan trực tiếp đến các nước khu vực, mà còn liên quan mật thiết đến hòa bình và an ninh trên thế giới. Biển Đông là nơi diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến đầu tư, thương mại, giao lưu kinh tế với trên 50% vận tải thương mại quốc tế và nhiều đường hàng không quốc tế đi qua khu vực này.
"Những diễn biến phức tạp gần đây trên một số vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, đang gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, bị đánh giá thuộc mức rủi ro cao nhất liên quan đến xung đột và có thể ảnh hưởng tiêu cực cho hòa bình và phát triển ở khu vực và toàn cầu", Thủ tướng Việt Nam nói.
Nhắc lại quan điểm của các nước ASEAN, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết Tuyên bố Chủ tịch các Hội nghị cấp cao của ASEAN tháng 11 năm ngoái đã thể hiện quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây. Hành động đó làm xói mòn sự tin cậy và lòng tin giữa các bên và có thể làm nguy hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và cả khu vực.
Cũng trong cuộc họp tại Malaysia năm ngoái, Mỹ và ASEAN đã nhất trí cam kết nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển 1982 (UNCLOS), nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC), không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không làm phức tạp tình hình và không quân sự hóa.
Bày tỏ sự đánh giá cao tiếng nói kịp thời của cộng đồng quốc tế, Thủ tướng cũng hoan nghênh các đề xuất, sáng kiến của các nước, trong đó có Mỹ góp phần duy trì an toàn, an ninh ở Biển Đông.
Thủ tướng Dũng cho rằng để thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực này, Việt Nam đề xuất Mỹ phối hợp chặt chẽ với ASEAN để phát huy các cơ chế hợp tác trong khu vực như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cơ chế bộ trưởng quốc phòng ASEAN và 8 đối tác (ADMM+). Hai bên cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng lòng tin, thực hiện các biện pháp ngoại giao phòng ngừa trên biển.
"Chúng tôi đề nghị Mỹ và ASEAN tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để tiếp tục thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Các bên liên quan không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC, sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC", Thủ tướng nói.
Theo Việt Anh