Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Phải thay đổi tư duy sau một năm vụ giàn khoan 981 Trung Quốc đặt trái phép vảo vùng biển Việt Nam


 Một năm sau đó, quan hệ Việt - Trung phần nào được khôi phục, nhưng nó sẽ không thể trở lại tình trạng "bình thường" như trước tháng 5/2014.
     Bài học sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam là rất lớn, rất nhiều trên tất cả các vấn đề của mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. 
      Trước hết, không bao giờ ảo tưởng, mơ hồ, mất cảnh giác, không được một phút nơi lỏng, xem nhẹ bất kỳ vấn đề gì khi quan hệ với Trung Quốc và trong bất kỳ lúc nào dù yếu hay mạnh dù ở cấp to hay cấp nhỏ. Phải luôn chủ động, nắm chắc sớm mưu mô, ý định, thủ đoạn, mục đích của mối quan hệ với ông anh này; tìm ra ngay kế sâu, sách hay, mưu lược đúng thông lệ quốc tế để đấu tranh ngay từ đầu và kiên quyết, nhất quán ngay từ đầu.
       Thứ hai, Giữ nước ngay từ  lúc chưa nguy, chủ động thay đổi ngay tư duy giữ nước của chúng ta, tiềm lực- thế trận chính trị, ngoại giao, chính nghĩa, quân sự, thế liên kết Asean, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng thế chủ động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm ngăn chặn sự bành trướng của ông anh này với chúng ta.
         Thứ ba, Xây dựng tiềm lực quân sự đủ mạnh, đủ sức bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đây là bài hoc hàng nghìn năm nay khi ở cạnh ông hàng xóm bát nháo, lật lọng, tư tưởng đại hán này, hãy xem ông anh này có 14 quốc gia có biên giới với ông đó mà ông gây sự, lấn chiếm, bành trướng, tìm mọi cách để nô dịch tất cả, kể cả các quốc gia lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản...  Không bao giờ nhân nhượng trước ông anh này vấn đề gì về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo dù chỉ một tất.  
          Thứ tư, tăng cường đấu tranh trên tất cả các mặt trận, nhất là tuyên truyền về chính nghiã cuả Việt Nam, tăng cường giáo dục lòng yêu nước, đi đôi với tạo thế đan cài xen kẽ lợi ích chính đáng trên Biển Đông theo thông lệ và luật pháp quốc tế, nhất là với các quóc gia có tiềm lực có trách nhiệm để giữ vững hòa bình, ổn định ở Asean, ở Biển Đông, giữ vững lợi ích chính đáng của Việt Nam... 

Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hãn đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, gần nơi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981.
The Diplomat ngày 12/5 bình luận, một năm trước đây Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan nước sâu 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn trong quan hệ giữa  nước. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu những nỗ lực của Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng các lực lượng phi quân sự.
Diễn biến tóm tắt vụ giàn khoan 981 đã được đưa  vào trong báo cáo về tình hình quân sự Trung Quốc năm 2015 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ngày 3/5/2014 Cục An toàn hàng hải tỉnh Hải Nam tuyên bố rằng giàn khoan 981 sẽ bắt đầu hoạt động khoan thăm dò ở (cái gọi là) ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và sẽ kết thúc vào tháng 8 cùng năm. Ngay hôm sau chính phủ Việt Nam đã phản đối động thái này của Trung Quốc.
Bắc Kinh tuyên bố bán kính an toàn 3 hải lý xung quanh giàn khoan 981, vượt xa vùng an toàn 500 mét đối với các công trình khoa học kỹ thuật trên biển theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bắt đầu từ ngày 11/5, Việt Nam đã nổ ra những cuộc tuần hành, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Truyền thông Việt Nam thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến, va chạm giữa các tàu hải cảnh Trung Quốc với tàu cá Việt Nam.
Trung Quốc đã triển khai "tàu cá" kết hợp với hải cảnh, tàu hải quân để tạo thành vòng vây bảo vệ giàn khoan 981. Ngày 26/5, một chiếc tàu cá Việt Nam bị lật sau khi bị tàu cá Trung Quốc (hung hãn) tông vào. Cuối cùng, Trung Quốc sơ tán công dân của họ khỏi Việt Nam sau khi một số cuộc biểu tình bùng phát thành bạo lực. Trong tháng 6 nhằm xoa dịu căng thẳng, Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sang Việt Nam.
Chuyến thăm này rất ít tiến bộ cụ thể về việc giải quyết tranh chấp, nhưng nó ngăn chặn leo thang căng thẳng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn kiên quyết khẳng định, hành động của Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm Mỹ cuối năm ngoái và trở về với sự đảm bảo rằng lệnh cấm vũ khí sát thương của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ được nới lỏng, đặc biệt là Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam các thiết bị cải thiện năng lực đảm bảo an toàn hàng hải. Vụ giàn khoan 981 đã làm cho quan hệ Việt - Mỹ có được những hữu ích đáng kinh ngạc, The Diplomat bình luận.
Thời điểm đó, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận hành động của Trung Quốc là "bất ngờ, khiêu khích và phi pháp". Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7, sớm hơn dự kiến, ông Thayer bình luận rằng áp lực chính trị và địa chính trị buộc Trung Quốc phải xuống thang. Người Việt đã thể hiện quyết tâm sắt đá khi đối mặt với sự hung hăng của Trung Quốc.
Giàn khoan 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam sẽ vẫn là một trường hợp cần nghiên cứu tiếp về cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tất nhiên từ năm 2014 dư luận đã thấy mức độ tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang phình to. Vụ giàn khoan 981 không chỉ là sự khởi đầu cho hoạt động nạo vét, cải tạo, xây dựng (bất hợp pháp) quy mô lớn của Trung Quốc ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), mà còn là khởi đầu, bước ngoặt của sự hung hăng Trung Quốc theo đuổi trên Biển Đông.
Một năm sau đó, quan hệ Việt - Trung phần nào được khôi phục, nhưng nó sẽ không thể trở lại tình trạng "bình thường" như trước tháng 5/2014. Lo ngại về chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại và an ninh của Việt Nam hơn bao giờ hết. Đối với người Việt, tất cả mọi thứ đã thay đổi từ mùa hè năm ngoái, The Diplomat bình luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét