Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Luôn giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc phòng với Mỹ

|

        Quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam là một bước tiến mới trong hành trình hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa hai nước. 
      Tuy nhiên, mối quan hệ này cần được nhìn nhận đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở chiều cạnh của chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn là bạn và sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với tất cả các nước, cũng như quá trình phấn đấu nỗ lực giữa hai nước sau gần 20 bình thường hóa quan hệ thì chúng ta đã thành công. Nhưng ở khía cạnh của quân sự, nghệ thuật quân sự, nhất là khả năng làm chủ, không bị lệ thuộc vào vũ khí kỹ thuật quân sự ở một số quân binh chủng mà nếu Mỹ bán vũ khĩ cho Việt Nam thì chúng ta luôn cần xem xét, quan tâm và nhận thức sâu hơn về vấn đề này. Trước hết, phải xây dựng củng cố vững chắc tiềm lực quân sự, kinh tế quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân vững chắc khắp cả nước, tiếp tục thực hiện tốt các quan điểm của Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục củng cố xây dựng quân đội nhân dân Viêt Nam thực sự cách mạng, chính quy, tiên tiến, hiện đại, gắn bó mật thiết với nhân dân...
    Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng trong những năm tới; chủ động nghiên cứu, vận dụng, thử nghiệm, với tinh thần chú trọng phát huy vai trò của công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong thử nghiệm vũ khí, trang bị của các nước vào nghệ thuật quân sự của ta, đan xen trong thế trận phòng thủ chung của từng khu vực và đất nước, kiên quyết thực hiện sử dụng hiệu quả, nhưng không được làm lộ bí mật và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
      Không lơ là mất cảnh giác, hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào vũ khí trang bị các nước; tiếp tục đan cài xen kẽ phát huy tốt các mối quan hệ đối ngoại và đối ngoại quốc phòng tạo điều kiện để giữ vững môi trường đất nước ổn định về mọi mặt cho phát triển kinh tế xã hội và xây dựng tiềm lực quân sự Việt Nam. Phát huy vai trò tự lực tự cường trong Quân đội, nhất là việc đi tắt, đón đầu trong công nghiệp quốc phòng, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến thẳng lên hiện đại của một số quân binh chủng...
Trong những năm gần đây, các tàu và sĩ quan hải quân Mỹ, đặc biệt là Hạm đội 7, đơn vị hoạt động tại Thái Bình Dương, thường xuyên có các chuyến thăm cảng và giao lưu với hải quân Việt Nam. 
Trong hình là tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS-50) neo tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm vào tháng 4/2012. Đi cùng Safeguard là tàu chỉ huy Hạm đội 7 USS Blue Ridge và tàu USS Chafee (DDG-90) với hàng trăm thủy thủ. Ảnh: Nguyễn Đông
Trong thời gian lưu lại Việt Nam, hải quân Mỹ tham gia nhiều hoạt c như khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, giao lưu âm nhạc với trẻ em, tập huấn cứu hộ, kiểm soát thảm họa... Trong hình, các sĩ quan trên tàu USS Safeguard diễn tập huấn luyện cấp cứu y tế khẩn cấp dành cho thợ lặn. Ảnh: Nguyễn Đông
Tháng 6/2012, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Leon Panetta có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước. Ông đã trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới vịnh Cam Ranh kể từ sau chiến tranh và có bài phát biểu tại đây.

Trong hình, ông Panetta đứng trên tàu chở hàng USNS Richard E. Byrd đậu tại vịnh Cam Ranh để sửa chữa. Ảnh: AFP
Trong cuộc hội đàm ở Hà Nội sau đó, ông Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã nhất trí về việc mở rộng khu vực tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh. Hai bộ trưởng cũng trao đổi các kỷ vật của các binh sĩ hai nước, trong đó có những bức thư của cựu binh Mỹ viết trong thời gian tham chiến ở Việt Nam. Ảnh: Hawaii Army Weekly
Tháng 10/2012, ngôi sao của Hạm đội 7 Mỹ, hàng không mẫu hạm USS George Washington, đón đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam lên thăm, khi con tàu đi qua vùng biển quốc tế gần Việt Nam lần thứ ba trong ba năm liên tiếp. Ảnh: Quốc Huy 
Tháng 7/2012 tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ đến Nghệ An mang theo 1.200 thành viên quân sự và dân sự của nhiều quốc gia để thực hiện sứ mệnh nhân đạo. Đây là lần thứ 3 tàu Mercy đến Việt Nam trong chương trình "Hợp tác Thái Bình Dương". 

Sĩ quan Mỹ cùng với các nước khác đã hỗ trợ tỉnh Nghệ An nâng cấp và cải tạo các cơ sở hạ tầng y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân và động vật. Ảnh: Nguyễn Khoa
 Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ vào tháng 6/2013 trở thành quan chức đầu tiên trên cương vị này thăm chính thức Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc gần 40 năm trước.
Người đồng cấp của Mỹ, tướng Martin Dempsey, đánh giá chuyến thăm của đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay. Ảnh: VOV
Tháng 12 năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam dài 4 ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington dự kiến cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ mới cho Việt Nam nhằm tăng năng lực triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các hoạt động khác. Sự hỗ trợ này sẽ bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân lực và cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng hành pháp trên biển của Việt Nam. 

Ông khẳng định hòa bình ở châu Á- Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Washington. Ảnh: AFP
Đầu tháng 8, hai thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse đến Việt Nam để trao đổi các vấn đề an ninh song phương và khu vực.

Trong chuyến thăm này, ông McCain khẳng định sẽ cùng ông Whitehouse đề nghị Quốc hội Mỹ sớm bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hai ông cho biết Mỹ cũng mong tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Ảnh: VGP News 
Tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Martin Dempsey, dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ sang thăm Việt Nam. Ông Dempsey và người đồng cấp của Việt Nam Thượng tượng Đỗ Bá Tỵ đã trao đổi về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, thực thi pháp luật trên biển, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình...

Tướng Dempsey là sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Mỹ thăm chính thức Việt Nam trong hơn ba thập kỷ qua. Ông là cố vấn quân sự chính của Tổng thống, Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: AP 
Ngày 2/10/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vừa dỡ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, được áp đặt từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây nhiều thập kỷ. Động thái mang ý nghĩa lịch sử này nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc tuần tra và phòng thủ trên Biển Đông.

Đang có chuyến thăm chính thức tới Mỹ và hội đàm với người đồng cấp John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hoan nghênh quyết định này và cho rằng Washington tiến tới bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam là bước đi bình thường sau 20 năm hai nước nối lại quan hệ. Ảnh: Reuters .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét