Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Nhục lắm thay, nhục lắm thay các ông Trung Quốc nếu gây xung đột với Việt Nam

Trung Quốc sẽ tự hại mình nếu gây xung đột

Nếu Trung Quốc khăng khăng áp đặt ý chí của mình bất chấp các nước láng giềng, sẽ dẫn tới xung đột và tác động xấu tới an ninh của chính Trung Quốc.
Theo tôi Trung Quốc đang không có được ban lãnh đạo xứng tầm của một quốc gia lớn, một ban lãnh đạo mà với láng giềng thì "Cận công" mà ngoài xa thì cũng chẳng "Viễn giao"; với 14 nước láng giềng thì Ông bạn này đánh nhau và xâm lấn gần hết tất thảy. Hiện nay Ông ngáo ộp này còn vừa dọa dẫm, xâm lấn, cướp, hét, la làng nhất là cục cằn, thô lỗ nói năng như kiểu chí Phèo, như kiểu ta là nạn nhân của tất cả các nước đến xâm lấn Ông; Ông này nên học lại  bài học Căn, Minh, Dụng của các tiền nhân Khổng Tử, Lão tử, Mạnh Tử, Tuân Tử ... đi, nói phải có căn cứ pháp lý đi cùng, nói phải có minh chứng lịch sử, hiện tại và sự công nhận quốc tê đi cùng, nói phải có dụng ý sáng, rõ, tỏ tường công tâm, khách quan và đúng quy định luật pháp quốc tế. Nói phải có sách, mách phải có chứng như Việt Nam có hàng ngàn chứng liệu lịch sử về chủ quyền không thể chối cãi được đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu các ông bảo các cụ Tổ nhà ông sống lại và vẽ lại bản đồ Trung Hoa nhà các ông thì chắc mới có một tý chứng cớ; chứ không thể đưa và học bài văn Chí phèo vào ứng xử phát ngôn với thế giới theo kiểu tao cứ nói thế đấy chúng mày làm gì được tao; các ông đang tự trói mình, đang tự giết gà và dọa chính mấy con khỉ ngu lúc nào cũng muốn bành trướng, dọa dẫm, nước lớn, các ông đang tự bôi do trát trấu vào mặt mình trước thế giới, các ông đang đi một nước cờ giống tổ tiên các ông về moi mặt nhưng lại không hợp thời, mất thời, không có thế, lực các ông chưa khỏe đâu nhìn lại các vụ Tân Cương, Thiên An Môn... các ông đừng hão huyền, không thời, thế, lực chưa khỏe đâu, tâm địa lại độc ác, thâm hiểm xấu xa, mưu kém, sách ngu, kế hèn mà đòi Trung tâm thế giới ư? xem lại chính mình đi ông Chiếm Quốc ơi đừng mơ hão huyền. Thế giới này đâu chỉ của nước ông, nước tôi mà là của nhân loại, của thế giới vậy nên ông phải chấp nhận luật quốc tế trên mọi phương diện, ông làm sao tự đá bóng và tự thổi còi được, ông làm sao mà thích làm gì thì làm được như kiểu thời Tần Thủy Hoàng nhà các ông được. Một trong những ngu sách nhất của các ông là mưu khá hiểm, hiếm có, độc, lạ, rất sâu, rất xảo trá biến chủ thành khách, biến khách thành chủ; nhưng lại rất ngô nghê, thiếu thực dụng, khi thế giới này đâu chỉ ngồi xem ông trỗi dậy kiểu bành trướng, kiểu lấy thịt đè người nữa; ông đang bắt đầu sai lầm nhỏ đến sai lầm to, từ bỏ ngay ý thức bành trướng đi ông bạn này, ông đọc lại Binh thư yếu lược, Bình Ngô Đại cáo... lịch sử Việt Nam đi, ông muốn làm bá chủ thế giới ư,  nhưng hãy đọc lại, học lại bài học về lịch sử nước ông, nước tôi, lịch sử thế giới đi ông, ngu không học: tức là tâm không sáng hơn người, trí không bằng người, lực kém người, dũng không hơn người, mưu hiểm hơn người nhưng lại không hợp thời, thế không bằng người ... mà muốn bá chủ ư, hão huyền, hão huyền, hão huyền, rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam đi đừng cố đâm lao mà không đủ sức theo lao vì tâm, tài, trí, lực, mưu, dũng đều không bằng người thì không khéo lao kéo chìm và dìm ngay các ông, con cháu các ông xuống Biển Đông đấy, tai tiếng, tai tiếng, tai tiếng; Thật nhục nhã, nhục nhã, nhục nhã cho các Ông khi vận dụng ngu kế trên, ban lãnh đạo các ông tuyên là thằng dốt, ngu, ngang, ngỗ ngược, nghèo trí, nghèo đức, nghèo tâm, nghèo tầm, nghèo mưu, ngu sách thật hổ thẹn, hổ thẹn,hổ thẹn thay. Mời các ông xem thế giới người ta bình luận, nhận xét về các ông này, đừng mang giọng văn bành trướng ra các hội nghị nữa, nhục lắm thay, nhục lắm thay các ông Trung Quốc à.



Chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Ernest Bower. Ảnh: mfa.go.th
Chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Ernest Bower. Ảnh: Mfa.go.th
- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La tuyên bố sẽ hỗ trợ tối đa cho các nước ASEAN trong bảo vệ vùng biển và vùng trời, đồng thời cung cấp tàu tuần tra cho Philipines và Việt Nam. Ông đánh giá việc này thế nào?
- Mối quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á là một phần quan trọng của an ninh khu vực trong dài hạn. Cam kết tích cực của Thủ tướng Abe với ASEAN rất đáng hoan nghênh và hữu ích. Sự hỗ trợ này nên được hiểu là nhằm củng cố năng lực và hiện đại hóa lực lượng của các nước khu vực, chứ không nhằm chống Trung Quốc.
- Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?
- Điều đáng ngại là Trung Quốc đã tiến tới một mức mà họ nói về mình như thể là nạn nhân, trong khi họ tiến hành ngày càng nhiều hành động đơn phương, hung hăng, để cố gắng tạo ra những hiện trạng mới trên biển và trên đảo.
Những hành động của Trung Quốc gây nên mối lo ngại thực tế và dễ hiểu ở các nước lân cận. Khi các nước hiểu ý đồ của  Trung Quốc và tìm cách tự bảo vệ một cách chính đáng khỏi vị láng giềng to lớn này, thì Trung Quốc lại phàn nàn. Kiểu cư xử này đang tồn tại trong một thời gian dài và đang làm giảm uy tín của Bắc Kinh.
- Mỹ và Nhật đã có những tiếng nói tương đồng trên Diễn đàn an ninh châu Á. Việc này mang lại những hệ quả gì?
- Mỹ và Nhật có mối hợp tác đồng minh rất mạnh mẽ, được quy định trong hiệp ước. Liên minh đó là cột trụ của an ninh khu vực châu Á từ sau Thế chiến 2. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy mối quan hệ này là một nhân tố đóng góp mạnh mẽ cho hòa bình và ổn định ở châu Á Thái bình dương.
Trong nhiều thập niên qua, sự ổn định đã giúp đắc lực cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng ở cả khu vực này. Mỹ tin tưởng rằng Nhật sẽ là một đồng minh còn vững mạnh hơn nữa nếu Nhật có các mối quan hệ khăng khít và tích cực với các nước láng giềng, trong đó có các nước Đông Nam Á.
- Ông đánh giá thế nào về bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Shangri- La?
- Bộ trưởng Thanh đã có một bài phát biểu rất mạnh mẽ và đầy can đảm.Ông ấy đã nói ra những điều cần phải nói về thực tế trên Biển Đông. Cho dù Bắc Kinh sẽ không thích thú gì, nhưng Bộ trưởng Thanh đã nói điều cần phải nói.
Trung Quốc từ lâu cố gắng ép buộc các nước ASEAN tránh nói về Biển Đông và các tranh chấp lãnh thổ và trên biển, nhưng đây không phải cách mà những quốc gia trưởng thành áp dụng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp.
Bài phát biểu của Bộ trưởng Thanh rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích các đối tác khác ở ASEAN chia sẻ quan điểm một cách thẳng thắn nhằm thuyết phục Trung Quốc cùng hợp tác để thảo nên bộ Quy tắc ràng buộc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN, để rồi các bên cùng tuân thủ luật lệ.
- Những quan điểm rõ ràng của các bên Mỹ, Nhật, Australia, Việt Nam và các nước khác tại Shangri-La lần này liệu có tác động như thế nào đến tình hình ở Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép và triển khai nhiều tàu hộ tống?
- Cuối cùng thì Trung Quốc sẽ phải đưa ra quyết định: hoặc là tuân theo luật pháp và các quy tắc quốc tế, hợp tác với các nước láng giềng để thúc đẩy an ninh năng lượng của nước này; hoặc là theo đuổi con đường dẫn đến xung đột.
Nếu Trung Quốc khăng khăng theo đuổi mong muốn của mình, bất chấp mối quan hệ với các nước xung quanh, thì Trung Quốc sẽ không được tin cậy nữa. Và chúng ta sẽ thấy một viễn cảnh xung đột giữa Trung Quốc với các nước khác  ở châu Á Thái Bình Dương.
Điều đó không ích lợi gì cho Trung Quốc, vì thế tôi tin rằng Trung Quốc sẽ tìm ra cách để trở thành một cường quốc mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới bằng cách cùng với các nước tuân thủ nguyên tắc và pháp luật.
Trung Quốc sẽ tự gây hại cho an ninh quốc gia của chính họ nếu cứ đi theo những con đường tiêu cực khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét