Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Đọc sách đọc không chỉ là trong Ngày sách Việt Nam

Ngày hội Sách: Từ quá khứ đến đương đại

      Với chủ đề “Sách: Từ quá khứ đến đương đại”, sáng 20/4, tại Thư viện Quốc gia đã khai mạc Ngày hội sách năm 2014 nằm trong chuỗi hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam ( 21/4).



Độc giả đến với ngày hội sách. Ảnh: VGP/Huy Anh
      Đây cũng là năm thứ 9 Thư viện Quốc gia tổ chức ngày hội sách thường niên nhằm góp phần tích cực cổ vũ việc đọc sách trong cộng đồng xã hội. Năm nay, ngày hội sách có nhiều thay đổi lớn về nội dung và hình thức để tiếp tục khẳng định những giá trị to lớn của việc đọc sách, tôn vinh tác giả, tác phẩm, nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc đọc sách.
     Triển lãm “Sách: Từ quá khứ đến đương đại” trưng bày gần 1.000 tư liệu tiêu biểu được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến của dân tộc hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, các thư viện, bảo tàng, tủ sách trong cả nước.
     Đây là nguồn tư liệu phong phú về nội dung, đang dạng về hình thức, thể loại, ngôn ngữ giúp công chúng và bạn đọc hiểu thêm về di sản văn hiến thành văn của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
     Để phục vụ đông đảo độc giả đến tham quan, mua sách cũng như tham dự các hoạt động tại, các đơn vị làm sách đã bài trí, sắp xếp không gian cũng như trưng bày mô hình sách tạo điểm nhấn ấn tượng cùng nhiều thức quảng bá sách sáng tạo.
    Tại triển lãm, có những loại sách quý, sách hiếm được bảo quản nghiêm ngặt, nhiều loại chỉ dành phục vụ việc nghiên cứu, bao gồm các loại sách Hán – Nôm, sách Đông Dương, sách thời kỳ tạm chiếm, sách kháng chiến và một số sách bằng tiếng Việt trước và sau năm 1975.
     Công chúng còn được chiêm ngưỡng sách trên các loại chất liệu đặc biệt như đá, da, lá, tre trúc, đồng, gốm, sứ và trên các chất liệu giấy dó đặc biệt. Sách đạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam… và một số sắc phong của vua ban cho các cá nhân, các vùng như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng được trưng bày.
     Tại Hội sách còn diễn ra tọa đàm, giao lưu với tác giả, tác phẩm về chủ đề "Hành trình lịch sử" với sự tham gia của GS Sử học Lê Văn Lan, nhà Sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học Phong Lê… về các tác phẩm kinh điển và các tác phẩm mang hơi thở cuộc sống hiện đại.
     Triển lãm mở cửa từ 20-26/4/2014 giúp đông đảo những người yêu quý sách hiểu sâu sắc hơn giá trị của sách, thêm yêu sách và tích cực học – đọc để mở rộng kiến thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
    Lênin từng nói "Không có sách thì không có trí thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội". Sách, đọc sách đối với học viên Trường Sĩ quan Chính trị không những là yêu cầu bắt buộc mà còn là chìa khóa để mở mang, nâng cao hiểu biết về mọi mặt của người chính trị viên tương lai, vừa là điều kiện cần và đủ để mỗi cán bộ, học viên của Nhà trường không những sưu tầm, học tập kiến thức, trí thức, văn hóa, xã hội nhất là về lịch sử, về CTĐ,CTCT về nghệ thuật quân sự Việt Nam...phục vụ trực tiếp cho học tập rèn luyện tại Trường. Do vậy, đọc sách đọc không chỉ là trong Ngày sách Việt Nam mà đọc là mạch chảy không dừng, đọc mỗi ngày, mọi lúc, đọc không chỉ trong sách, mà đọc cả những điều hay, ý đẹp trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong sinh hoạt, đọc để sửa mình, đọc để thấy mình trong hay đục, đọc để học và hành, đọc để hiểu biết sâu hơn về cuộc sống, đọc là mạch chảy không dừng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét