Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979

Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hoà bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh", sử gia Dương Trung Quốc chia sẻ với VnExpress.

- Trước lúc tiến hành cuộc chiến, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Theo ông thực chất của việc phát động cuộc chiến biên giới 1979 là gì ?
- Trước hết, tự thân lời tuyên bố của ông Đặng Tiểu Bình vào thời điểm ấy cho thấy thái độ kẻ cả của một nước lớn với Việt Nam. Ông Đặng không nói ra nội dung "bài học gì" nhưng theo tôi với một cuộc chiến tranh thì cuối cùng, cả bên đánh lẫn bên đỡ, bên được hay bên thua... đều rút ra được những bài học thích đáng.
Thời điểm Bắc Kinh phát động cuộc chiến, mục tiêu đầu tiên là cứu vãn chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vừa bị đánh bật khỏi Phnom Penh và có nguy cơ diệt vong ở Campuchia. Đây là kết quả cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam và giúp đỡ lực lượng yêu nước Campuchia chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là khẳng định với Mỹ không còn ràng buộc gì với yếu tố hệ tư tưởng giữa các quốc gia từng là một khối liên minh chống Mỹ và là đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến tranh mà Mỹ vừa thất bại. Mục tiêu đó cũng phù hợp với chính sách của Mỹ là duy trì cấm vận và thù địch mang “hội chứng Việt Nam”.
Nói cách khác, cuộc chiến này giúp tăng cường mối liên minh với Mỹ được xác lập từ sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nixon khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra (1972).
duongtrungquoc-1349875729-480x-2295-6286
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc một cuộc chiến tranh chống xâm lược như chiến tranh biên giới 1979 cần tôn vinh công lao và sự hy sinh của một thế hệ.
Cuộc chiến tranh này cũng nhằm đối phó với mối quan hệ Việt-Xô được tăng cường, trong bối cảnh căng thẳng Trung-Xô ngày càng tăng, đã xảy ra xung đột vũ trang trên biên giới Trung-Xô. Nói cách khác, Trung Quốc đã đảo chiều chiến lược từ chỗ là đồng minh với Liên Xô thành đồng minh của Mỹ chống Liên Xô. Điều đó cũng gắn với mục tiêu cơ bản nhất là muốn Việt Nam phải trở lại vòng ảnh hưởng luôn được giới lãnh đạo Trung Quốc coi là mang tính “truyền thống”.
Và cũng không thể không nói đến ý đồ của Trung Quốc với Biển Đông mà cuộc đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974 là bước thăm dò quan trọng, trong đó có thái độ thoả hiệp của Mỹ.
- Vậy những bài học ấy đã được nhận thức như thế nào?
- 35 năm sau cuộc chiến tranh ấy, có rất nhiều bài học được rút ra không phải theo cách tuyên truyền mà bằng thực tế những gì đã diễn ra và chắc không chỉ có bài học với riêng Việt Nam.
Đầu tiên là bài học về hoà bình. Trong quá khứ, nếu cộng tất cả thời gian diễn ra các cuộc động binh của phương Bắc đánh vào nước ta và những cuộc kháng chiến của người Việt qua các triều đại, thì chiến tranh rất ngắn so với thời gian duy trì quan hệ hoà hiếu giữa hai nước. Qua trải nghiệm, ông cha ta đã tạo được bản lĩnh biết cách tồn tại cạnh một nước Trung Hoa có nhiều thăng trầm và có sức mạnh bành trướng, cũng như nguồn lực văn minh, để cùng một lúc vừa giữ được hoà hiếu vừa giữ được chủ quyền.
Khi Trung Quốc động binh ào ạt đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc, bài học rút ra là sự trưởng thành về nhận thức của người Việt Nam. Không thể ảo tưởng rằng có những giá trị cao hơn tinh thần và lợi ích dân tộc, đương nhiên không phải chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thực tiễn cho thấy Việt Nam vẫn đứng vững là một quốc gia độc lập, tự chủ và có chủ quyền.
Sau đổi mới là tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới, trong đó có việc xác lập quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả với các quốc gia trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia từng thù địch trong quá khứ, đặc biệt là Pháp và Mỹ hay Hàn Quốc, Nhật Bản... là những bằng chứng sống động về bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh. Bài học rút từ chiến tranh luôn là bài học để gìn giữ hoà bình.
Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.
Với Trung Quốc, trong 35 năm qua chúng ta cũng chứng kiến những bước đi dài và đầy khó khăn từ chỗ bình thường hoá đến việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện như ngày nay. Đó là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển mối quan hệ với nước láng giềng nhiều tiềm năng, đồng thời giải quyết những vấn đề của quá khứ liên quan đến chủ quyền giữa hai nước mà nổi cộm nhất là quần đảo Hoàng Sa và Biển Đông, cùng với cộng đồng quốc tế. Không có môi trường hoà bình sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề của quá khứ. Cho dù biết trước là rất khó khăn nhưng đó là cuộc đấu tranh kiên trì và không chỉ của riêng hai nước.
Việc Toà án quốc tế đang tiếp tục hoàn thành việc xét xử tập đoàn diệt chủng Pol Pot như tội phạm chiến tranh; việc cố Quốc vương Norodom Xihanuc hay những nhà lãnh đạo Campuchia đương đại xác nhận sự đóng góp to lớn và quyết định, bằng xương máu của nhân dân Việt Nam trong việc tiêu diệt Khmer Đỏ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là bằng chứng thuyết phục để thế giới hiểu hơn về cuộc chiến tranh Trung Quốc đã phát động 35 năm về trước.
Hành động của Trung Quốc thời kỳ đó đã khiến Việt Nam phải mất ngót một thập kỷ mới giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt được hoàn toàn Khmer Đỏ. Người dân Việt Nam không chỉ hy sinh xương máu mà còn bị thế giới cô lập vì tuyên truyền của Trung Quốc lên án Việt Nam xâm lăng Campuchia.
Trên bình diện quốc tế, những xung đột lợi ích của Trung Quốc với Mỹ (đồng minh cách đây 35 năm), đòi hỏi quá đáng và không căn cứ của Trung Quốc với chủ quyền nhiều nước khác trên biển, trong đó có Biển Đông, cho thấy bài học quá khứ vẫn còn giá trị trong những nỗ lực phát triển mối quan hệ hoà hiếu với “người láng giềng định mệnh” này. Người Việt Nam vẫn phải thuộc bài học lớn nhất, mà tổ tiên qua bao thế hệ đúc kết, là phải biết đoàn kết bên trong thì mới giữ vững chủ quyền và phát triển đất nước, mới giữ được mối quan hệ hoà hiếu thực sự với thiên hạ bên ngoài mà Trung Quốc luôn có một vị thế quan trọng.
- Ông nghĩ sao về việc nhiều năm nay giai đoạn lịch sử này gần như biến mất khỏi chính sử, sách giáo khoa, giáo trình đại học?
- Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham quan, nhất là các bạn trẻ.
Tôi tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm.
Vấn đề là cách trình bày, thông điệp của chúng ta khi đề cập tới những sự kiện loại này không nhằm kích động hận thù mà là những bài học về trách nhiệm với hoà bình. Nhân dân nước nào cũng ưa chuộng hoà bình. Ứng xử của chúng ta với những giai đoạn lịch sử thời kháng chiến chống Pháp hoặc chống Mỹ là những bằng chứng. Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP HCM thu hút không chỉ khách trong nước mà cả khách nước ngoài và những người từng ở bên kia chiến tuyến đến xem, mang lại hiệu ứng rất tích cực. Tại sao Chiến tranh biên giới 1979 lại ngoại lệ? Một cuộc chiến tranh chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh với công lao và sự hy sinh của một thế hệ.
Phải chăng ai đó vẫn viện vào cái phương châm “khép lại quá khứ để hướng tới tương lai?”. Hiểu khép lại như thế nào là đúng mới quan trọng. Chiến tranh là một hiện tượng mà nhiều dân tộc đã trải qua, phải đối diện với những di sản của nó.
Giới sử học nhiều nước từng có chung mong muốn là làm sao sách giáo khoa không che giấu sự thật về các cuộc chiến tranh trong quá khứ, đồng thời không khoét sâu tâm lý thù địch giữa các dân tộc, quốc gia. Nói cách khác là thái độ của chúng ta trước những hố sâu ngăn cách bởi những cuộc chiến tranh trong quá khứ như thế nào. Khoét sâu thêm thù hận? Lấp đầy bằng sự quên lãng? Cuối cùng, cách tốt nhất là trân trọng giữ lại nguyên vẹn sự thật của quá khứ như những trải nghiệm đau thương và vượt qua hố sâu đó bằng một cây cầu hữu nghị mà mỗi bên đều có trách nhiệm xây đắp.
 Theo Nguyễn Hưng

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

10 bê bối nổi tiếng của Mike Tyson - Chữ tài đi với chữ tai một vần

Cựu vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới vừa thừa nhận dùng dương vật giả để thử nước tiểu nhằm làm sai lệch kết quả xét nghiệm doping.

                                                
       Mike Tyson từng là một tay đấm lừng danh trong lịch sử quyền Anh thế giới. Cựu võ sĩ người Mỹ là tay đấm trẻ nhất trong lịch sử từng đoạt các đai vô địch WBC, WBA và IBF. Tuy nhiên song hành cùng sự nghiệp vang dội, Mike Tyson cũng gây ra không ít scandal cả trên võ đài lẫn trong cuộc sống. Trong cuốn tự truyện mang tên "The Undisputed Truth" (Sự thật không phải bàn cãi) ra mắt thứ hai vừa qua, Mike Tyson thừa nhận sử dụng ma túy và các chất kích thích trong các trận so găng của mình. Tờ Mirror liệt kê 10 bê bối nổi tiếng của tay đấm huyền thoại này.
son-5354-1384425196.jpg
Mike Tyson là một võ sĩ lắm tài nhiều tật của lịch sử boxing thế giới. Ảnh: Mirror.
1. Cắn tai đối thủ
Vụ bê bối lớn nhất của Mike Tyson trên võ đài là hành động cắn vào tai của Evander Holyfield trong trận tái đấu vào năm 1997.  Sau khi bị hạ knockout ở trận đầu tiên hồi đầu năm, Tyson tiếp tục bị trọng tài xử thua vì cắn vào tai của Holyfield. Tyson sau đó đã lên tiếng xin lỗi Holyfield nhưng anh thừa nhận lời xin lỗi đó là không chân thành và anh cũng không hề hối hận về việc làm của mình.
2. Trò đùa 'Cá tháng tư'
Năm 2003, Tyson trình làng hình xăm biểu tượng của bộ lạc Maori xung quang mắt trái. Vào đầu năm nay, trong ngày 1/4, Tyson tung tin đồn anh chuẩn bị xóa hình xăm này nhưng sau đó thừa nhận đó chỉ là một lời nói đùa. Hình xăm này bị nhiều người chê xấu nhưng nó lại đem lại may mắn cho Tyson khi anh được mời tham gia bộ phim Hangover 2.
xam-3338-1384425196.jpg
Hình xăm trên mặt mang lại cho Tyson một vai diễn trong Hangover 2. Ảnh: Mirror.
3. Dùng dương vật giả thử nước tiểu
Trong cuốn tự truyện mới ra mắt, Tyson thừa nhận sử dụng cocaine trước một số trận đấu và dùng một chiếc dương vật giả để thử nước tiểu. Tyson dùng nước tiểu của người khác đựng trong dương vật giả nhằm làm sai lệch kết quả thử doping.
4. Đi tù vì án hiếp dâm
Năm 1992, Mike Tyson bị kết án 6 năm tù giam sau vụ hiếp dâm người đẹp da màu Desiree Washington. Án tù này sau đó được giảm xuống còn 3 năm, Tyson vẫn một mực kêu oan mặc dù thừa nhận có tấn công cô gái. Tyson được thả tự do vào năm 1995 sau 3 năm ngồi bóc lịch.
5. Bạo lực gia đình
Trong cuộc phỏng vấn với Barbara Walters vào năm 1989, Tyson và người vợ cũ Robin Givens gây sốc cho khán giả khi tiết lộ về chuyện bạo lực gia đình. Givens ngồi ngay bên cạnh Tyson thừa nhận cô rất sợ chồng mình vì thường xuyên bị anh đánh đập. Givens miêu tả cuộc hôn nhân với Tyson như một cuộc tra tấn dã man. Một tháng sau đó, Robin Givens công khai ý định chia tay với Tyson.
6. Muốn giết chết Razor Ruddock
Năm 1991, Mike Tyson đánh bại Donovan Razor Ruddock trong một trận đấu mà anh đã đấm vỡ hàm, dập môi và bầm mắt đối thủ. Trong một cuộc phỏng vấn sau trận, Mike Tyson thừa nhận muốn giết chết Ruddock ngay trên võ đài. “Nếu anh ta không chết thì không tính kết quả”.
7. Muốn giết Lennox Lewis
Trước trận so găng với Lennox Lewis năm 2002, Tyson tuyên bố ý định của mình: “Tôi sẽ thi đấu một cách chuyên nghiệp nhưng là để giết chết anh ta. Tuy nhiên, kết quả trên võ đài thì hoàn toàn ngược lại, Tyson bị Lewis hạ knockout ở hiệp thứ 8.
lenox-8989-1384425196.jpg
8. Trận so găng cuối cùng
Sự nghiệp boxing của Mike Tyson kết thúc vào năm 2005 sau thất bại đáng xấu hổ trước võ sĩ Ireland Irishman Kevin McBride tại Washington. Thể trạng của Tyson rất tồi tệ khi tham gia trận đấu và anh thừa nhận hầu như không tập luyện gì. Tuy nhiên, Tyson cũng mang về nhà 5 triệu USD sau thất bại và sau này anh thú nhận tham gia trận đấu chỉ vì tiền.
9. Nghiện rượu
Hồi hè năm nay, Tyson thú nhận rằng anh từng trở thành một con ma men và suýt chút nữa mất mạng vì nghiện rượu. “Tôi biết tôi là một gã tồi. Tôi làm rất nhiều việc xấu và mong muốn được tha thứ. Tôi muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi từng suýt chết vì nghiện rượu”, Tyson tiết lộ.
10. Là fan của Luis Suarez
Trong khi nhiều CĐV không khỏi phẫn nộ với Suarez vì hành vi cắn vào tay của Ivanovic trong trận đấu giữa Chelsea và Liverpool ở cuối mùa giải trước, Tyson lại lên tiếng ủng hộ tiền đạo người Uruguay. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tyson trở thành một trong những người theo dõi của Suarez trên Twitter.
Theo Lan Chinh

Dân giả quan uống rượu thề không tham nhũng- ý tưởng này hay quá- quan nào cũng phải thề

Các cụ cao niên và người dân Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng) cùng uống rượu pha tiết gà rồi đọc lời thề 'không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, hách dịch, làm việc chí công vô tư'.


Sáng nay, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng diễn ra lễ hội Minh Thế (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc trí công vô tư nếu ai làm trái với lời thề sẽ bị trời chu đất diệt.
Sáng 13/2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng diễn ra lễ hội Minh Thế (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề “không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc chí công vô tư”. Ai làm trái với lời thề sẽ bị trời tru đất diệt.
Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các vị bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống.
Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2 m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống.
Chủ tế cắm mạnh con dao vào tử địa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống tử địa giữa vòng thiêng. Sau đó, chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng âm Hán - Việt.
Chủ tế cắm mạnh con dao vào tử địa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống tử địa. Chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng chữ Hán - Việt. Sau mỗi hồi đọc, các "vị quan” - do nông dân nhập vai, đồng thanh hô vang lời thề năm xưa của các bậc tiền nhân làm quan: “ ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công làm của tư xin thần linh đả tử...”.
a4-6795-1392344518.jpg
Một con gà trống được cúng tế trước ban thờ.
a6-5130-1392344518.jpg
Con gà được mang ra cắt tiết, chủ tế và một người trong làng sẽ cho vào mỗi chén rượu một giọt tiết gà...
a7-2846-1392344518.jpg
... và mời các cụ cao niên, chức sắc, các vị quan trong làng cùng uống.
a8-6721-1392344518.jpg
Ông Nguyễn Trọng Khải - Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên cho biết, hội Minh thề có từ hơn 500 năm nay, được khôi phục từ năm 2003. Lời thề có ý nghĩa giáo dục các vị chức sắc, người dân phải công tâm chính trực, chí công vô tư, đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương...
Theo tài liệu Hán Nôm còn lưu giữ và theo truyền khẩu của người dân địa phương, người có công xây dựng nên chùa và đền Hòa Liễu là một Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc họ Vũ. Vào thập niên 1650, khi vương triều Mạc còn thịnh, bà đã kêu gọi các hoàng thân quốc thích khác cùng đóng góp, dựng nên ngôi chùa Thiên Phúc ở làng Hòa Liễu và mấy chục chùa khác ở các nơi. Riêng Hòa Liễu, bà xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào ruộng cúng Tam bảo. Nhiều vị trong hoàng tộc hưởng ứng, sau số ruộng cúng chùa đạt tới 47 mẫu 3 sào. Từ số ruộng đó, làng cho nhà chùa 4 mẫu để cày cấy, còn lại làm ruộng công để đảm bảo người nào trong làng cũng có ruộng. Tương truyền, nhân đó, Thái hoàng Thái hậu đã đặt ra những lời thề với người được sử dụng đất và bản văn Minh Thệ "không lấy của công làm của tư" đã dần dần định hình.
Theo Trường Giang

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc- Luôn cảnh giác, sẵn sàng với sự an nguy của Tổ quốc

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
TQ2-8774-1392045894-7179-1392174334.jpg
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".
Cuộc chiến 30 ngày
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.
Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).
Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.
Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.
Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn kiên cường đã chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.
TQ3-7880-1392045894-3800-1392174334.jpg
Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.
Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.
Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.
Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.
Trung Quốc rút quân
Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.
Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc.
Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị thiệt mạng, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.
Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.
Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.
Ngày 19/1/1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Quần đảo Hoàng sa của Việt Nam.
Ngày 17/2/1979 sau khi Việt Nam cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng ngày 7/1/1979, Trung Quốc đánh Việt Nam.
Hai sự kiện quan trọng trong thế kỷ 20 về sự thật Trung Quốc tấn công, đánh chiếm Hoàng Sa và toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, cùng với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta luôn là bài học lịch sử đắt giá nhất cho nhân dân ta phải luôn cảnh giác cao, luôn sẵn sàng để đập tam mọi âm mưu xâm chiếm, bành trướng của bất cứ thế lực nào.


Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Bản sắc văn hóa Kinh Bắc – Bắc Ninh

                         

Bắc Ninh, xưa là xứ Kinh Bắc, nằm ở phía Bắc sông Hồng, có thế đất núi sông hùng vĩ linh thiêng, hội tụ tinh hoa của đất trời, nên sớm là địa bàn dân cư sinh cơ lập nghiệp và sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước.



Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Phan Huy Chú viết vào đầu thời Nguyễn, đã ghi nhận về địa thế núi sông hùng vĩ của xứ Kinh Bắc như sau: “Kinh Bắc có mạch núi cao chót vót, nhiều sông núi vòng quanh, là mạn trên của nước ta… Mạch đất tụ vào đấy, càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần, vì là khí hồn trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi”. Quả vậy “địa linh sinh nhân kiệt”, Bắc Ninh là một vùng đất có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, văn hiến và đã được hội tụ, toả sáng ở bản sắc văn hoá.

Với vị trí là “phên dậu” phía Bắc của nước ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nên người Bắc Ninh sớm có truyền thống yêu nước, đánh giặc, thời nào cũng có các bậc anh hùng hào kiệt cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. Sử sách và dân gian còn mãi truyền tụng về “Thánh Gióng” người xứ Kinh Bắc, là người anh hùng đầu tiên của dân tộc đánh giặc cứu nước. Và tự hào thay cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh là những người đầu tiên đã viết nên trang sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt Nam.

Những thế kỷ đầu công nguyên, phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta, áp bức bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn bạo. Ngay từ những năm 40, không chịu nổi ách áp bức bóc lột tàn bạo của Thái thú Tô Định, từ vùng núi Mê Linh, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, cùng với các tướng sĩ kéo quân đánh vào thủ phủ Luy Lâu, nhân dân Bắc Ninh đã tham gia khởi nghĩa giải phóng đất nước. Dấu ấn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn để lại là hàng loạt các di tích quanh thành Luy Lâu ở huyện Thuận Thành thờ các danh tướng của Hai Bà Trưng. Vào thế kỷ VI, dưới cờ khởi nghĩa của Lý Nam Đế và danh tướng Triệu Quang Phục, nhân dân Bắc Ninh đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương; các danh tướng họ Trương là Trương Hống, Trương Hát quê ở Vân Mẫu (Vân Dương, Quế Võ) đã một lòng trung quân ái quốc “sinh vi lương tướng, tử vi thần”-sống anh hùng đánh giặc chết hiển linh làm thần, đã được trên 370 làng xã dọc sông Cầu thờ làm Thành Hoàng gọi là “Thánh Tam Giang”. Đến thế kỷ XI, vương triều nhà Lý có nhiều công lao “bình Chiêm, phạt Tống”, đặc biệt  vào triều Vua Lý Nhân Tông, dưới sự chỉ huy của Thái uý Lý Thường Kiệt, quân dân Bắc Ninh đã tham gia đánh bại hàng chục vạn quân xâm lược Tống ở chiến tuyến sông Như Nguyệt (tức sông Cầu). Trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhân dân Bắc Ninh cùng nhân dân cả nước đã đập tan ba lần tiến quân xâm lược của ngoại xâm và âm vang cuộc kháng chiến vẫn còn ở những địa danh, di tích thờ phụng các danh tướng nhà Trần. Những triều đại tiếp theo, Bắc Ninh tiếp tục nổi tiếng là đất của các bậc anh hùng hào kiệt có công đánh giặc giữ nước.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, khi chúng xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất ngay lập tức vấp phải làn sóng yêu nước của các sĩ phu và nhân dân Bắc Ninh. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hoè các đội quân nghĩa dũng của Bắc Ninh đã tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch ở Gia Lâm, Hà Tây, Hà Nội và Bắc Ninh. Đầu năm 1882, thực dân Pháp lại tiến hành xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai, nhà yêu nước Nguyễn Cao (quê Cách Bi, Quế Võ) đã chỉ huy quân nghĩa dũng của địa phương bao vây đánh địch ở Đồn Thuỷ, Hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội). Năm 1884, thành Bắc Ninh thất thủ, quân “Tam tỉnh nghĩa đoàn” do Nguyễn Cao, Dương Khải, Ngô Quang Huy, Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy đánh nhiều trận, làm cho quân Pháp khiếp vía kinh hồn. Khi Nguyễn Cao bị thực dân Pháp bắt được, chúng dùng mọi cách dụ dỗ, đánh đập tra tấn dã man hòng mua chuộc; nhưng ông đã không khuất phục, tự rạch bụng nhổ máu vào mặt giặc mà chửi. Thực dân Pháp đã đem ông đến vườn Dừa (Hồ Gươm, Hà Nội) xử bắn. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Cao mãi là ngọn lửa thắp sáng truyền thống yêu nước đánh giặc của nhân dân Bắc Ninh.

Những năm đầu thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường làm cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước của nhân dân và phong trào công nhân đang phát triển. Trên quê hương Bắc Ninh đã có những người con ưu tú như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, những nhà cách mạng tiền bối, có công lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, gây dựng cơ sở và phong trào cách mạng khắp cả nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Bắc Ninh đã đóng góp nhiều công sức và xương máu góp phần cùng cả nước giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Người Bắc Ninh không những có truyền thống yêu nước đánh giặc, mà còn cần cù, chịu khó, hay lam hay làm. Sách “Kinh Bắc phong thổ” đã ghi lại hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống của xứ Kinh Bắc như: Gốm (Bát Tràng, Đương Xá, Thổ Hà, Quả Cảm, Phù Lãng); gò đúc đồng (Đề Cầu, Đại Bái, Quảng Phú, Trang Liệt); rèn sắt (Đa Hội, Đông Xuất, Ân Phú, Việt Yên, Thị Cầu, Nga Hoàng); nuôi tằm ươm tơ dệt vải (Vọng Nguyệt, Như Nguyệt, Viêm Xá, Đẩu Hàn, Nội Duệ, Lũng Giang, Duệ Đông, Tiêu, Hồi Quan, Xuân Ổ, Tam Đảo, Tam Sơn, Yên Phụ, Phù Ninh, Thượng Mão, Lãng Ngâm, Bà Dương, Lĩnh Mai, Ngọc Trì); nung gạch ngói và vôi (Đáp Cầu, Thị Cầu, Vĩnh Kiều, Tấn Bào…), gỗ chạm khắc mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Kim Thiều, Khúc Toại, Trà Xuyên); sơn mài (Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu, Phù Dực, Định Cương); làm cuốc, cày bừa (Nghi Khúc, Đông Xuất, Mai Cương); giấy dó (Đống Cao, Châm Khê, Bùi Xá, Đào Xá); thợ ngõa thợ nề (Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lễ Xuyên, Nội Duệ, Chi Nê, Ngăm Điền, Đặng Xá); tre trúc Xuân Lai, tranh điệp Đông Hồ v.v… Hoạt động buôn bán của người Bắc Ninh vốn có từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ với hệ thống chợ làng, chợ vùng; thậm chí có những làng buôn nổi tiếng như: Phù Lưu, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Phù Khê, Nội Duệ, Lũng Giang (Lim). Các làng nghề không những làm cho các làng xã thêm trù phú, mà còn góp phần làm nên văn hiến của xứ Kinh Bắc.

Bản sắc văn hoá của đất Kinh Bắc-Bắc Ninh còn được thể hiện đậm nét ở truyền thống hiếu học khoa bảng. Vùng đất này là cái nôi của Nho giáo, đất khoa bảng nổi tiếng cả nước, được sử sách và dân gian ca ngợi là đất của “một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn”: Gần nghìn năm khoa bảng phong kiến (1075-1919), Kinh Bắc có gần 700 vị đỗ đại khoa, chiếm 2/3 cả nước, trong đó 43 vị đỗ Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Truyền thống khoa bảng của Kinh Bắc với nhiều đặc điểm tiêu biểu như: Người đỗ thủ khoa kỳ thi đầu tiên (Lê Văn Thịnh), vị Trạng Nguyên đầu tiên (Nguyễn Quán Quang), đoạt hết thứ hạng Tam khôi (làng Tam Sơn), người đậu Tiến sĩ trẻ nhất nước 15 tuổi (Nguyễn Nhân Thiếp), 2 cha con cùng đỗ một khoa, 2 anh em ruột cùng đỗ một khoa, 5 anh em ruột cùng đỗ Tiến sĩ, 13 đời liền đỗ Tiến sĩ, 9 Tiến sĩ trong một họ làm quan cùng triều. Các làng và dòng họ khoa bảng như: họ Nguyễn, Phạm làng Kim Đôi (Kim Chân), họ Đàm (Hương Mạc), họ Ngô và Nguyễn (Tam Sơn), họ Ngô (Tam Giang). Các vị sứ thần tài hoa lỗi lạc: Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Tiến sĩ Nguyễn Đăng; các vị Thượng thư chính trực như Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật… Các nhà khoa bảng Kinh Bắc đã là rường cột của nước nhà trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao… Họ đã làm rạng rỡ những trang sử dân tộc bằng tài năng, đức độ và lòng yêu nước.

Kinh Bắc-Bắc Ninh còn là “cái nôi” của văn hoá, văn nghệ dân gian. Vùng đất này đầy ắp những huyền thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ ca, hò vè… phản ánh quan niệm về thiên nhiên, xã hội con người ở mọi góc độ như: lao động, đấu tranh, chinh phục thiên nhiên và cả tình yêu đôi lứa. Chính mảnh đất này đã nảy nở những loại hình nghệ thuật như: hát đúm, hát ghẹo, hát ví, hát tuồng, chèo, trống quân, ả đào, ca trù, múa rối và đặc biệt là dân ca quan họ. Các làng quan họ gốc khu mật bên đôi bờ sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một loại hình nghệ thuật độc đáo, bởi có hàng trăm làn điệu, hàng ngàn lời ca ngọt ngào đằm thắm. Đây không những là một loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, mà còn mang những giá trị thẩm mỹ cao được thể hiện ở nhiều mặt: từ quan hệ giao tiếp cho đến lời ca tiếng hát. Song đất quan họ từng là cái nôi của Nho học, nên trong văn hoá quan họ còn “thẩm thấu” cả những giá trị của Nho giáo, đặc biệt là ứng xử lễ nghĩa. Những Liền anh, Liền chị Quan họ trong giao tiếp hay ca hát bao giờ cũng thể hiện là người thanh lịch, hào hoa, tế nhị, khiêm nhường, trọng tình, nặng nghĩa và đây chính là một nét đẹp của văn hiến Kinh Bắc-Bắc Ninh.

Người quan họ không những giàu vốn văn hoá dân gian, mà còn rất am hiểu văn hoá bác học. Hầu như tất cả các điển tích, các cốt truyện, các mảng thơ ca đều được các nghệ nhân quan họ kế thừa, chọn lọc và sáng tạo trong lời ca tiếng hát. Cũng chính trong quá trình giao lưu văn hoá, dân ca quan họ đã rất phát triển về làn điệu và lời ca. Đã có nhà nghiên cứu nhận xét: “Quan họ là vườn hoa thơm trong đó có đầy đủ các giống hoa đẹp nhất của dân tộc ta”. Và rất tự hào, năm 2009 dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Ninh còn được sử sách và dân gian truyền tụng ca ngợi là “xứ sở” của đình chùa lễ hội: “Bắc Ninh với gần hai ngàn di tích, trong đó có những ngôi đình nổi tiếng như đình Đình Bảng, đình Diềm… Đó là những toà đại đình, mái ngói đao cong uốn lượn bồng bềnh, bộ khung gỗ to khoẻ chạm trổ “rồng bay, phượng múa”. Những ngôi chùa nổi tiếng như: Hệ thống chùa Tứ Pháp (huyện Thuận Thành) từng là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Song hành với lịch sử, những ngôi chùa nổi tiếng của Bắc Ninh còn đó là những di sản văn hoá vô giá như chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Tiêu từng là những đại danh lam thời Lý (thế kỷ XI-XII). Tiêu biểu về giá trị kiến trúc nghệ thuật là Đình Bảng (Từ Sơn) và chùa Bút Tháp (Đình Tổ-Thuận Thành) là những công trình kiến trúc điêu khắc nghệ thuật đặc sắc của thời Lê-Nguyễn còn bảo lưu đến nay. Đặc biệt, chùa Bút Tháp với cây tháp Báo Nghiêm nổi bật trên những lớp mái ngói đao cong, cây cối tươi tốt, sóng nước dập dềnh bên bờ Nam sông Đuống, tựa như cây bút khổng lồ vẽ lên nền trời xanh những nét văn hiến đặc sắc của quê hương. Đình chùa xứ Kinh Bắc còn nổi tiếng với những lễ hội lớn như: hội Dâu, hội Lim, hội Diềm, hội Thập đình, hội Tứ Yên… đã kết tinh ở đó hàng ngàn năm những nét tinh hoa văn hoá của xứ Kinh Bắc-Bắc Ninh.

Bắc Ninh-Kinh Bắc nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, có núi sông hùng vĩ, ruộng đồng bờ bãi phì nhiêu, là đất “địa linh nhân kiệt” sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. Phát huy địa thế của quê hương, truyền thống của ông cha, các thế hệ người Bắc Ninh luôn chịu thương chịu khó, hiếu học, yêu nước, đánh giặc và đã góp phần lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Tất cả những truyền thống tốt đẹp quý báu đó, đã làm nên bản sắc văn hoá đặc sắc của xứ sở Kinh Bắc-Bắc Ninh. Dân tộc ta trải hàng ngàn năm lịch sử, cũng là hàng ngàn năm dân tộc ta có một nền văn hiến Kinh Bắc. Chính vì vậy, sử sách, các học giả, các nhà nghiên cứu đã đánh giá Kinh Bắc-Bắc Ninh là “cái nôi” hình thành và phát triển lịch sử-văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Trường Sĩ quan Chính trị đóng quân tại Bắc Ninh trung tâm của nền văn hóa Kinh Bắc; trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cho Quân đội. Thật là một sự trùng hợp rất hay của yếu tố văn hóa- con người- địa linh sinh nhân kiệt của vùng quê Quan họ - Kinh Bắc ngày nay.

Những danh tướng lẫy lừng trên lưng ngựa

Napoleon Bonaparte, Alexander Đại đế, Thành Cát Tư Hãn hay Quan Vũ là những danh tướng nổi tiếng trong lịch sử thế giới, mà tên tuổi của họ gắn liền với những chiến tích lừng lẫy trên lưng ngựa.          

Alexander Đại đế
[Caption]
Alexander Đại đế là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử. Ông sinh năm 356 trước Công nguyên, là quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia. Trong thời gian trị vì đất nước, ông chinh phục được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và vùng Lưỡng Hà. 
Ngay từ khi còn nhỏ, Alexander đã theo cha đi chinh chiến khắp nơi. Năm 18 tuổi, trên lưng con thần mã Bucephalus, ông đã tiêu diệt một lực lượng tinh nhuệ được xem là bất khả chiến bại của quân địch, góp phần quan trọng vào chiến thắng vẻ vang của cha mình trong trận đánh Chaeronea.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông tiếp tục các cuộc chinh phạt của riêng mình và bách chiến bách thắng. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại. Năm 323 trước công nguyên, ông lâm bệnh và qua đời khi mới 33 tuổi.
Napoleon Bonaparte
Nhà quân sự, chính trị gia Napoleon Bonaparte. Ảnh: Baidu.
Napoleon Bonaparte sinh năm 1769 tại Pháp. Ông là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thế giới. Napoleon trở thành Hoàng đế nước Pháp ngày 6/11/1804. Trong nước, ông đã nhiều lần trấn áp các cuộc bạo loạn của các phiến quân, ban hành "Luật dân sự", "Luật hình sự"..., hoàn thiện hệ thống luật pháp của thế giới, đặt nền móng cho trật tự xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Bên ngoài, ông 5 lần đánh bại sự xâm lược của liên minh chống Pháp, dẹp bỏ chế độ phong kiến ở các nước phương Tây, bảo vệ thành quả của cách mạng Pháp. Trong thời gian trị vì nước Pháp, ông đã nhiều lần phát động Chiến tranh Napoleon, cụm từ để chỉ những cuộc chiến của hoàng đế này. Napoleon đánh chiếm được nhiều nước phương Tây khác, hình thành nên hệ thống Đế quốc Napoleon rộng lớn và lập được nhiều kỳ tích quân sự. Năm 1814 và 1815, ông hai lần bại trận và bị lưu đày. Đến năm 1821, Napoleon chết ở Saint Helena. 19 năm sau, linh cữu của ông được đưa về Paris.
Sinh thời, ông hay cưỡi một con ngựa trắng khi ra trận. Con ngựa này được đưa từ Ai Cập về. Ngựa của Napoleon là con ngựa đẹp nhất trong toàn quân và được cho là có tốc độ vượt trội những con khác. 
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn.
Thành Cát Tư Hãn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử thế giới. Ông sinh năm 1162. Năm 44 tuổi, ông lập nên đất nước Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á. Cuộc đời ông gắn liền với những trận chiến trên lưng ngựa. Ông phát động rất nhiều cuộc chiến tranh chinh phục nước khác, bao gồm các nước ở Trung Á và Đông Âu. Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn từng giẫm nát thành Roma, thành Kiev. Lãnh thổ Mông Cổ liên tục được mở rộng từ mọi hướng. 
Tương truyền, ông rất thích hai con ngựa được sinh ra cùng một mẹ. Một con gầy, một con béo. Thành Cát Tư Hãn rất yêu quý con ngựa gầy và phong là "Thần ngựa".
Năm 1227, ông qua đời khi đang dẫn quân đi đánh Tây Hạ. Có nhiều giả thiết về cái chết của hoàng đế này. Có người cho rằng ông bị chết do ngã ngựa vì tuổi già sức yếu, cũng có người nói ông bị chết vì bị kẻ thù hạ độc.
Quan Vũ
1-1-4586-1390379512.jpg
Quan Vũ, tự Vân Trường, là danh tướng cuối đời Hán. Ông sinh năm 160 tại tỉnh Sơn Tây. Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Hình tượng của ông được tiểu thuyết hóa trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh...
Quan Vũ theo Lưu Bị ngay từ những ngày đầu tiên và được Lưu Bị rất trọng dụng, tin tưởng. Ông nổi tiếng là người trọng nghĩa và trung thành, là người có công lớn trong việc thành lập nhà Thục Hán. Năm 219, ông bị giết chết trong trận giao chiến với quân Ngô.
Trên chiến trường, ông cưỡi ngựa Xích Thố để vào sinh ra tử và đã lập rất nhiều chiến tích. Tháng 5 năm 200, Quan Vũ cùng ngựa Xích Thố giúp Tào Tháo tiêu diệt Viên Thiệu. Năm 201, Quan Vũ trở về với Lưu Bị, trong trận giao tranh với Tào Tháo ông cưỡi ngựa ra trận, giết chết tướng của Tào là Sái Dương. Đặc biệt, Xích Thố đã cùng ông giành được chiến thắng vẻ vang trong trận chiến Xích Bích nổi tiếng đánh bại Tào Tháo.

      Trương Phi
1-3-4900-1390379512.gif
Trương Phi là danh tướng nhà Thục Hán, anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công. Ông sinh ra tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ngay từ khi còn trẻ, Trương Phi đã theo phò tá Lưu Bị. Ông nổi tiếng là một tướng lĩnh dũng mãnh và nóng tính, hay đánh chửi quân lính của mình. Nhưng ông lại là người rất yêu quý ngựa, ngựa mà ông hay cưỡi là Ô Vân Đạp Tuyết hay còn gọi là Vương Truy Mã.
Tương truyền, trong một lần giao chiến với Tào Tháo, quân Lưu Bị bị thua, Lưu Bị tháo chạy, Trương Phi cưỡi Ô Vân Đạp Tuyết đem theo 20 kỵ sĩ quay lại chặn quân Tào, quân Tào thấy Trương Phi mặt đằng đằng sát khí không ai dám xông vào đánh. Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết còn có công lớn trong các chiến thắng lớn như trận Xích Bích năm 208 và trận đánh chiếm Hạ Trung năm 215.
Năm 221, Trương Phi bị chính hai tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cường hại chết.
Lã Bố
1-8-9625-1390379512.jpg
Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố, là danh tướng thời cuối nhà Đông Hán, quê quán ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc. Ông từng làm tướng dưới trướng của Đinh Nguyên, Đổng Trác, sau đó chiếm giữ Từ Châu, cai quản một vùng đất riêng. Ngày 7/2/199, ông bị Tào Tháo đánh bại và giết chết.
Trong cuộc đời mình, Lã Bố dẫn quân tham gia rất nhiều trận đánh, trong những trận đánh này ông thường xuyên sử dụng ngựa Xích Thố. Người ta thường dùng câu "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố" để ca ngợi sự dũng mãnh của cặp đôi tướng quân - tuấn mã này. Ngựa Xích Thố luôn cùng ông sống chết trong các trận đánh.
Khi Lã Bố đang cai quản ở Tràng An, bị quân địch tràn vào đánh chiếm thành, ông chống cự khoảng một tuần nhưng không giữ nổi thành, đành cưỡi ngựa Xích Thố bỏ chạy. Sau đó ông về đầu quân cho Viên Thuật, giúp Viên Thuật đi đánh kẻ thù là Trương Yên. Hàng ngày ông cưỡi ngựa Xích Thố cùng mấy chục quân lính xông thẳng vào trong doanh trại quân địch vài lần, khiến cho quân của Trương Yên thua tan tác. Trong trận đánh chiếm Từ Châu, ngựa Xích Thố cũng đã góp công không nhỏ trong trận thắng này của Lã Bố.
Triệu Vân
1-5-8704-1390379512.jpg
Triệu Vân là danh tướng nhà Thục Hán, ông là người có công lớn trong việc thành lập nhà Thục Hán, ông là người tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tương truyền ông cao to, hùng dũng uy phong và rất giỏi võ nghệ. Năm 200, Triệu Vân về đầu quân cho Lưu Bị.
Ông có con ngựa quý là Dạ chiếu ngọc sư tử, tương truyền là con ngựa có sức rất lớn, rơi xuống hố sâu vẫn có thể nhảy lên được. Ông đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử. Ông cùng ngựa đã tham gia nhiều trận chiến như trận Bác Vọng, đánh quân Tào, trận Xích Bích…Ông qua đời năm 229.
Lý Quảng
1-8896-1390379512.jpg
Lý Quảng là danh tướng dưới thời Tây Hán, nổi tiếng với biệt tài cưỡi ngựa bắn cung, được mệnh danh là Phi tướng quân. Ngựa quý mà ông thường xuyên cưỡi khi ra trận là Thiên lý tuyết, ông đã cùng ngựa tham gia nhiều trận chiến trong lịch sử và giành được nhiều chiến công.
Năm 166 trước công nguyên, ông tham gia vào đội quân đánh nhà Hồ và ngay lập tức lập được nhiều chiến công nên được phong chức Võ kỵ thường thị. Năm 129 trước công nguyên, trong trận giao chiến với quân hung hô, Lý Quảng bị quân địch bắt, nhưng sau đó trốn thoát được. Sau đó, ông bị triều đình đem ra xét xử, ông phải bỏ tiền chuộc mạng để về quê làm dân thương. Đến khi quân hung nô quay lại đánh chiếm nhà Hán, Hán Vũ Đế lại phải triệu ông về triều và phong cho ông chức Thái thú. Quân hung nô sau đó sợ hãi, vài năm sau không dám đánh chiếm nhà Hán.
Đến năm 119 trước công nguyên, trong một lần dẫn quân đi giao chiến với quân hung nô, ông bị lạc đường, không kịp tham gia trận đánh với những cánh quân khác, cảm thấy đây là nỗi nhục của mình ông đã tự sát.
Theo Hà My

Tập trận Hổ Mang Vàng lớn nhất châu Á khai màn

Tập trận lớn nhất châu Á khai màn


Cuộc tập trận chung đa quốc gia lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tên Hổ mang Vàng khai mạc 11/2/2014 tại miền bắc Thái Lan, trong đó Việt Nam tham dự với tư cách quan sát viên.  


khai-mac-4616-1392108785.jpg

Giới chức các nước tại lễ khai mạc tập trận Hổ mang Vàng 2014 ở Thái Lan. Ảnh: USArmy
Giới chức Mỹ, Thái Lan và nhiều nước đối tác hôm nay tham gia lễ khai mạc cuộc tập trận Hổ mang Vàng 2014 tại Trại Akatosorot, tỉnh Phitsanulok, miền bắc Thái Lan. Sự kiện thường niên có sự tham gia của 9.000 lính Mỹ, 4.000 binh sĩ Thái Lan.

Ngoài ra 80 binh sĩ từ Singapore, 120 từ Nhật, 300 từ Hàn Quốc, 160 từ Indonesia và 120 người từ Malaysia cũng sẽ tham dự tập trận. 11 nước, trong đó có Việt Nam, Nga, Anh và Pakistan, sẽ làm quan sát viên.

Trung Quốc lần đầu tiên cử quân đến tham gia cuộc tập trận quy mô lớn do Mỹ và Thái Lan cùng tài trợ tổ chức. 25 binh sĩ Trung Quốc tới Thái Lan để diễn tập viện trợ nhân đạo và dân sự.

"Sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc tập trận là một dấu hiệu tích cực bởi nó có thể làm giảm ngờ vực... liên quan đến vai trò của lính Mỹ trong khu vực này. Động thái cũng sẽ thúc đẩy quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và ASEAN", Bangkok Post dẫn lời Trung tướng Tharnchaiyant Srisuwan, người chỉ huy tập trận, nói. Trung Quốc đã làm quan sát viên tại sự kiện năm 2002 nhưng chưa bao giờ được mời tham dự. 

Cuộc tập trận sẽ kéo dài trong 13 ngày, bao phủ các tỉnh Phitsanulok, Khon Kaen, Chon Buri, Rayong và Chanthaburi. 

Hổ mang Vàng bắt đầu năm 1982 và trở thành cuộc tập trận quân sự đa quốc gia lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

uong-mau-ran-7889-1392108785.jpg

Một binh sĩ tập uống máu rắn hổ mang trong sự kiện năm 2012 ở Thái Lan. Ảnh: Reuters
Việt Nam lần đầu tiên tham gia với vai trò quan sát viên đã từng bước hiện thực hóa bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam - Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam sẽ từng bước tham gia vào hoạt động chung trong khu vực và góp phần vào hoạt động chung của lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp quốc cuả Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chốn bồng lai trên đỉnh Am Tiên - Triệu Sơn - Thanh Hóa

      
Quyện trong làn sương huyền ảo bao phủ khắp Am Tiên (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là màu hồng rực rỡ của những cành đào phai nở rộ sau Tết làm say đắm lòng người.
 Theo chân những người con xứ Thanh du xuân dịp đầu năm, du khách sẽ đến với di tích lịch sử Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Từ thành phố Thanh Hóa, bạn có thể chọn đi theo quốc lộ 47 về phía tây khoảng 30 km, đi xe buýt 17 xuống điểm đỗ ngã ba xã Tân Ninh hoặc đi con đường liên xã Đông Yên để đến núi Nưa.
Nằm cách thành phố chừng 30 km, con đường dẫn đến di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu phủ một màu xanh mướt của hoa cỏ mùa xuân. Trong không khí rộn ràng năm mới, thấp thoáng trên đường những cánh đồng lau trắng đung đưa theo gió khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Từ chân núi Nưa lên đỉnh Am Tiên còn khoảng 4 km đường đất ngoằn nghèo nhưng quanh năm in dấu hành hương của người dân tứ xứ về thắp hương cầu lộc. Nằm trên độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, khí hậu ở Am Tiên quanh năm mát mẻ. Hai bên đường vào khu du tích lại được phủ một màu xanh rì của những cây xà cừ cổ thụ khiến không gian càng thêm thuần khiết, uy nghi.
Trinh-Quang-Minh-5-2076-1392092914.jpg
Không gian linh thiêng, trầm mặc trên đỉnh Am Tiên. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Càng lên cao, sương mờ càng sánh đặc quyện trong cây lá. Sương không chỉ xuất hiện trong những ngày ít nắng mà chờn vờn bao phủ khắp Am Tiên suốt những tháng đầu năm từ sáng sớm đến chính ngọ. Sương ẩn hiện khắp lối đi, hòa quyện trong vườn đào, ôm ấp những cánh hồng mỏng manh bung nở đón xuân, khiến du khách bước đến cứ ngỡ như lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Là di tích lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248, tương truyền Am Tiên từng là nơi cất giấu vũ khí, lương thực và rèn luyện binh đao. Bởi vậy ngày nay, cứ đến ngày 18 - 20 tháng Giêng, tại chùa Am Tiên (nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Nưa) dòng người dâng hương tưởng niệm lại đổ về nườm nượp.
Cách cửa đền không xa là một trong ba huyệt đạo thiêng của quốc gia (một là ở núi Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội; hai là ở núi Bà Đen, Tây Ninh), nơi giao hòa, đắc địa của trời đất. Bởi vậy, người người hành hương về đây không chỉ cầu sức khỏe, tài lộc mà còn cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc.
Trinh-Quang-Minh-6821-1392092914.jpg
Làn sương mờ ảo trong vườn đào hồng cổ thụ. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Rời huyệt thiêng trong cảm giác thư thái, tĩnh tại của tâm hồn, "động đào" tiếp bước đưa chân lữ khách đến giếng Tiên. Gọi là "động đào" bởi lẽ dọc hai bên đường là bạt ngàn đào hồng khoe sắc, lối đi như trải thảm với những cánh đào rơi rớt theo gió xuân mơn mởn. Dường như sắc đào thắm bao nhiêu thì nước giếng Tiên trên đỉnh Am Tiên trong và đầy bấy nhiêu.
Lòng giếng rất cạn, chỉ sâu chừng 3 m, lại ở tận đỉnh núi cao nhưng kỳ lạ thay nước giếng không bao giờ cạn dù nắng hạn kéo dài. Nước giếng từ trong núi chảy ra nên rất tinh khiết, được nhiều người thường xuyên tới đây xin về làm nước cúng trong các dịp lễ, thờ tổ tiên và cầu mong sức khỏe, sinh con theo ý nguyện.
Trinh-Quang-Minh-4-3797-1392092914.jpg
Khắp nơi sương giăng khiến khung cảnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Sau khi lấy nước giếng Tiên, thắp hương trong đền và vái lạy huyệt đạo, đừng quên chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh thủy mặc xứ Thanh từ trên đỉnh núi Nưa và cảm nhận không gian thoáng đãng, tươi xuân của vùng đất thiêng Tổ quốc, bạn sẽ có chuyến du xuân đầu năm ý nghĩa và khó quên.
Theo Vy An

Ra mắt tượng 4 danh tướng Việt Nam - Việc giữ nước phải từ truyền thống- tài năng - đức độ của các Đại Tướng

Ra mắt tượng 4 danh tướng Việt Nam

Bốn bức tượng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội) thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.

Tượng Quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những danh tướng đầu tiên được chọn đúc tượng trong dự án Huyền thoại Việt Nam. 
Dự án được lập từ 3 năm trước với sự trợ giúp của nhiều tổ chức và chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, quân sự như GS Vũ Khiêu, GS Phan Huy Lê, nhà sử học Lê Văn Lan, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Huyên, Đại tá Nguyễn Huân, nhà báo Mỹ Lady Borton...
dtvn-8812-1392190504.jpg
Tượng 4 danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được đặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Là thành viên hội đồng tư vấn lịch sử văn hoá của dự án, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, 4 danh tướng được công bố tượng lần này đều là những vị tiêu biểu nhất trong hàng nghìn danh tướng của dân tộc. Còn nhiều tượng danh tướng khác như Ngô Quyền, Lê Lợi... sẽ ra mắt những đợt sau. 
Thượng tướng cho rằng, triển lãm điêu khắc Danh tướng Việt Nam nhằm khơi dậy và giáo dục các thế hệ về truyền thống yêu nước, thượng tôn dân tộc, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, để từ đó phát huy và làm tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Triển lãm đồng thời gửi thông điệp đến nhân dân thế giới về truyền thống dựng nước, giữ nước, yêu hoà bình sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt Nam.
Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nhận định, việc khắc họa hình ảnh các danh tướng Việt Nam là một cách để thế hệ sau hiểu hơn lịch sử nước nhà. "Những tác phẩm này mang ý nghĩa lớn về hình tượng anh hùng dân tộc Việt Nam. Đó vừa là nghệ thuật vừa là lịch sử, văn hóa và tinh hoa của người Việt", ông Quốc nói.
tuong-danh-tuong-viet-nam-12-3010-139218
Các bức tượng cao 1,24 m, làm từ nhiều chất liệu vàng, bạc, đồng, composite, gỗ... Ảnh: Quỳnh Trang.
Tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sáng tác mới bởi nhà điêu khắc Trần Văn Thức.
Về mặt tạo hình, theo Thượng tướng Nguyên Huy Hiệu, 3 bức tượng Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt đã tái hiện tốt cái thần, vị thế của những danh tướng tài ba. Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm ống nhòm thể hiện tầm nhìn của một thiên tài quân sự, tuy nhiên, Thượng tướng cho rằng, nên thay đổi cánh tay đang giơ thẳng của Đại tướng bằng cánh tay giơ nắm đấm đã đi vào lòng người, biểu hiện ý chí quyết đoán, phong cách của một Tổng tư lệnh. 
thuong-tuong-Nguyen-Huy-Hieu-6626-139218
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, nên thay đổi bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo hình ảnh giơ nắm đấm thể hiện ý chí, quyết tâm, phong cách của nhà lãnh đạo quân sự tài ba.
4 tác phẩm được làm từ nhiều chất liệu: vàng, bạc, đồng, hỗn hợp composite, gỗ... với chiều cao tượng 1,24 m và bệ 75 cm. Theo anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, một trong các đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam", sẽ có những tác phẩm điêu khắc tỷ lệ 1:1 (cao 1,7 m chưa kể bệ) được ra mắt sau này, phù hợp với không gian ngoài trời, hoặc trong nhà.
Tượng 4 danh tướng Việt Nam sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đến hết ngày 24/2.
TQuỳnh Trang

Nghĩa cử trung thực, cao thượng của cả người nhặt được và người có của rơi

Giúp việc trả lại 100.000 USD cho chủ nhà


Một lao công ở Mỹ phát hiện ra hộp trái phiếu trị giá 100.000 USD khi dọn vệ sinh, liền trả cho chủ nhà để rồi được tặng lại gần 200.000 USD.



893319-cb7089fe-8ef9-11e3-836d-7626-8050
Norman Saleh tìm thấy số trái phiếu gia bảo của chủ nhà trong khi dọn rác. Ảnh: News.com.au
Khi nhận việc dọn dẹp cho một ngôi nhà ở Michigan, Norman Saleh, làm công việc dọn dẹp nhà cũ trong hệ thống X-Trash, nghĩ rằng đó chỉ là một công việc như mọi ngày. Nhưng anh lại bất ngờ tìm thấy một hộp trái phiếu cũ với số tiền lớn mà chủ nhà bỏ quên, News.com.au hôm nay đưa tin.
Sau khi đếm số trái phiếu và nhẩm tính được giá trị của chúng, Saleh gọi điện thoại cho chủ nhà.
"Tôi biết rằng số tiền không hề nhỏ và tôi trả ngay lại cho gia chủ", Saleh nói.
"Ông ấy đã rất bất ngờ. Ông ấy nói sẽ đến trong khoảng 20 phút nữa, nhưng chỉ 5 phút sau thì đã đến nơi", Saleh kể về thời điểm gọi điện cho chủ nhà.
"Khi ông ấy về, tôi đưa hộp trái phiếu. Ông ấy nói: 'Norm, anh sẽ được đền đáp gấp 10 lần hơn thế'".
Và quả thật, người thật thà luôn luôn được đền đáp. Người chủ tặng cho Saleh 15.000 USD và trao tặng căn nhà trị giá 160.000 USD cho anh.
Người giúp việc trung thực trả lời rằng anh không cần gì cả. "Tôi được nuôi dạy để trở thành người trung thực và những gì không thuộc về tôi thì tôi nên trả lại", Saleh nói.
Người chủ nhà thì nhất định yêu cầu Saleh phải nhận tiền thưởng và quà tặng là ngôi nhà và nói rằng: "Anh đã cứu tôi".
Thật là chuyện cổ tích giữa đời thường.