Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Bắc Ninh - Đô thị Loại I - Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai gần


Bắc Ninh- Thị xã “ngủ quên” chính thức vươn lên đô thị loại I

Bắc Ninh chính thức được phê duyêt lên đô thị loại I là một tin khá bất ngờ với nhân dân tỉnh nhà bởi theo dự tính, tới năm 2020 mới có kế hoạch phê duyệt...

43

Thành phố Bắc Ninh nhìn từ trên cao (Ảnh: Lưu Hải))
Thành phố Bắc Ninh nhìn từ trên cao (Ảnh: Lưu Hải))
“Khách đến í đến chơi .. nhà là chơi… nhà
Đốt than ư dọn nhà quạt nước với pha trà
Mời người xơi là chén í à trà này
Quý vậy ơ quý vậy đôi người ơi.”

Những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào dẫn lối du khách đến với Bắc Ninh, xứ Kinh Bắc nên thơ với chiếc nón Quai thao của Liền Anh, Liền Chị, bên con Sông Cầu lơ thơ nước chảy, bên dòng sông Đuống cát trắng phẳng lì …

Bắc Ninh- Kinh Bắc, vùng đẩt nổi tiếng từ ngàn xưa Địa linh nhân kiệt, nơi đã sản sinh ra những bậc kì tài như Nguyễn Gia Thiều, Lí Công Uẩn, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đăng Đạo, Ngô Gia Tự…
Bắc Ninh cũng là mảnh đất ghi danh với hào khí Đông A, cùng những chiến công chông giặc ngoại xâm lẫy lừng của cha ông, vang danh khắp non sông, khiến quân thù “kinh hồn bạt vía” với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”…
Xứ Kinh Bắc, cũng là quê hương của dòng nghệ thuật Tranh Đông Hồ sáng bừng trên giấy Điệp, của những cô hàng xén răng đen “cười như mùa thu toả nắng”.

Trang Đông Hồ- Nghệ thuật khắc bút trên giấy Điệp

Về với Bắc Ninh, là về với cội nguồn văn hoá lễ hội và tín ngưỡng tâm linh. Quê hương Bắc Ninh, nơi giang sơn tụ khí với thế đất tựa núi núi sông hùng vỹ linh thiêng và thơ mộng. Nổi tiếng văn chương và khoa bảng, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương và đất nước, được ví là vùng đất của 1 giỏ Ông Đồ, một bồ Ông Cống, một đống Tiến Sỹ, một vì Trạng Nguyên, hay một thuyền Bảng nhãn.
Trải qua hơn 1000 năm khoa bảng phong kiến (1075-1919), Bắc Ninh- Kinh Bắc với nét đặc sắc nổi trội, trải qua gần 100 năm phát triển, ngày 25 tháng 12 năm 2017, Bắc Ninh chính thức được Thủ tướng chính phủ công nhận trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Thành phố Bắc Ninh sau 10 năm kể từ khi tách tỉnh đã chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, trở thành đô thị sầm uất, khang trang và hiện đại với những con đường lớn, các khu phố kinh doanh sôi động cả đêm lẫn ngày. Bắc Ninh ngày nay khiến người đi xa khi quay trở lại không khỏi kìm lòng muốn khám phá thành phố trẻ hiện đại. Nơi các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cả đêm lẫn ngày, các siêu thị lớn mọc lên như Siêu thị Dabaco, siêu thị điện máy Trần Anh, siêu thị Media Mart, Him Lam Plaza, trung tâm thương mại Vincom Bắc Ninh…

Thành phố Bắc NInh hôm nay

Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn cao cấp toạ lạc ngay tại Trục đường chính Lí Thái Tổ như Đông Đô, Hoàng Gia, Phượng Hoàng, World Hotel…cùng các dự án tiện ích công cộng như Công viên tượng đài Hoa Sen, công viên Nguyễn Văn Cừ, tượng đài Lí Thái Tổ, Trung tâm văn hoá Kinh Bắc…là những công trình đổi thay bức tranh diện mạo thành phố tương lai.
Những ngày cuối năm, khi đi trên những con đường rợp bóng đèn hoa của thành phố, hoà cùng không khí rạo rực, vui mừng của người dân khi Bắc Ninh chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Chúng tôi cảm nhận rõ lòng tự hào về quê hương. Nhớ lại những năm tháng đổi thay của thành phố trẻ, khi khắp nẻo đường là vỏn vẹn trục đường chính QL1A liên tỉnh chỉ sôi động mỗi dịp hội hè, lễ tết. Xung quanh thành phố, người ta chỉ thấy cánh đồng, thì hôm nay, bước đi trên đường cũ, nơi đâu cũng thấy nhà nhà tầng cao, mái lợp đỏ tươi, xen giữa những hàng cây xanh lá…Mỗi ngày qua đi, Bắc Ninh lại khiến ngươi ta khó lòng hinh dung nổi bởi sự thay đổi thần kì cả về Kinh tế- Chính Trị- Xã hội.

Thành phố Bắc Ninh nhìn từ trên cao (Ảnh: Lưu Hải))
Thành phố Bắc Ninh nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)

Vài năm trước, sống nheo nhắt trong một tỉnh nhỏ nghèo bậc nhất cả nước, gia đình cô Trần Thị Đang (Yên Phong, Bắc Ninh) chỉ sống phụ thuộc vào nghề nuôi lợn và trông vào vài sào lúa. Nhưng đến nay, gia đình cô không những giàu có, mà bản thân cô còn tin rằng mình giàu có hơn hết thảy người dân thủ đô, lí do…đó là nhờ Samsung.

Samsung tạo công ăn việc làm cho gần 30.000 người lao động

Từ khi tập đoàn Samsung về mở nhà máy sản xuất giữa những cánh đồng ở Bắc Ninh để bắt đầu chuỗi quy trình tạo ra linh kiện điện thoại xuất khẩu đi khắp mọi nơi trên thế giới, bao số phận đã đổi đời.
Chính hoạt động này đã biến Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ “ngủ quên” lâu năm, đến nay chính thức trở thành trung tâm xuất khẩu lớn nhất cả nước, vượt mặt TP.HCM.

Quyết định chính thức phê duyệt Bắc Ninh trở thành đô thị loại 1

“Giờ đây, thay vì trồng lúa, nuôi gà, lợn, chúng tôi tận dụng đất rộng để xây dãy trọ, bán tạp hoá hay hàng cơm, nhà nghỉ…Trung bình 2 triệu/phòng trọ cho công nhân thuê trên tổng số 20 căn, mỗi năm, gia đình tôi kiếm được hơn 500 triệu đồng chưa tính chi phí khác. Gia đình tôi chuẩn bị sắm ô tô rồi!”- chị Đang tâm sự.

Người dân quanh đây trở lên giàu có nhờ Samsung và KCN

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, từ 2010-2015, có khoảng 2.000 nhà ở cho thuê ở Bắc Ninh, trong đó bao gồm cả những khách sạn hạng sang cho đội ngũ Kỹ sư công nghệ cao Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản…đang sinh sống và làm việc tại các KCN, khu chế suất.
Các nhà máy của Samsung Bắc Ninh đang giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động trong nước và kéo theo hàng trăm nhà sản xuất linh kiện nước ngoài về với tỉnh nhà. Được biết, hiện tại ở Việt Nam, Samsung đang có hợp đồng với khoảng 200 nhà cung cấp trong nước.
Hiện tại, không chỉ các tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới như Samsung, Cannon, Foxconn,…mà các doanh nghiệp lớn trong nước như Hanaka, Bia Việt Hà, Vinasoy, Vinamilk, Dabaco…cũng góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15,1% trong 20 năm, GRDP nă 2016 ước tính đạt 26 nghìn tỷ đồng, năm 2017, Bắc Ninh phấn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phấn đấu đứng trong top 15 của cả nước, hoạt động kinh tế của tỉnh nhà tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, nhất là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ.
Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vượt trong năm 2018.
Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là thu hút FDI, năm 2017, cấp mới đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD.
Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong năm 2017, nhất là tin vui trong những ngày cuối năm khi thành phố đạt chuẩn đô thị loại I, năm 2018 chính là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế. Một số hạn chế vẫn tồn tại như vấn đề ô nhiễm môi trường tuy có chuyển biến nhưng còn chưa được giải quyết triệt để, nhất là ô nhiễm tại các Khu công nghiệp và làng nghề; đẩy mạnh chất lượng giáo dục, cơ sở, trang thiết bị giáo dục trường học; thiếu minh bạch, giải quyết hồ sơ chậm chạp trong một số cơ quan hành chính…
Trong thời gian tới, lãnh đạo và chính quyền Bắc Ninh sẽ có định hướng phát triển Kinh tế Tư nhân, phát triển các làng nghề truyền thống và các nghành công nghiệp phụ trợ. Những làng nghề truyền thống như Tranh Đông Hồ, Đúc đồng Quảng Bố, làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng gốm Phù Lãng,..sẽ được hỗ trợ đầu tư để giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Thành phố Bắc Ninh của chúng ta, hy vọng trong tương lai không xa sẽ chuyển mình mạnh mẽ xứng đáng với Đô thị loại I trực thuộc TW.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Ôi cuộc đời! Thật đáng thương cháu

Xã hội và mọi thành viên còn đang sống trong xã hội cần thể hiện rõ thái độ, quan điểm và trách nhiệm trong sự việc này. Không có gì để nói về sự thất đức, bất nhân, mất hết chữ người nữa, đến cả hầu hết các loài vật cũng không ăn và đánh đập con như thế; trong con người cần nhất là chữ nhân, người với người sống để yêu nhau. Và cũng thật buồn và thật phải đáng trách mẹ, và các ông bà đã bỏ bê cháu hai năm không biết cháu thế nào. Xã hội lên án, pháp luật phải đầy đủ, mọi cấp độ nghiêm minh để làm gương cho những kẻ hành hạ, ngược đãi trẻ em bất kể vì lý do gì.

Bố và mẹ kế hành hạ bé trai 10 tuổi bị khởi tố

Đôi vợ chồng hành hạ bé trai bằng cách không cho đi học, bắt nhịn đói, đánh nứt sọ não.



Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) hôm nay khởi tố vụ án, khởi tố bị can với vợ chồng Trần Hoài Nam (34 tuổi) và Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi) về hành vi Ngược đãi con, theo điều 151 Bộ Luật hình sự. Nạn nhân là bé trai 10 tuổi, con riêng của Nam.
Nam bị bắt, còn Trinh được tại ngoại song cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hai ngày trước, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu cơ quan chức năng quận Cầu Giấy khẩn trương điều tra, sớm có kết luận và xử lý nghiêm hành vi bạo hành trẻ em này.
Bé trai 10 tuổi cho hay, ngày 5/12, sau trận đòn từ mẹ kế vì “nghi ăn vụng thịt bò vừa hầm”, cậu quyết tâm bỏ trốn khỏi căn nhà đang ở cùng bố và mẹ kế tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Gần 17h hôm đó, khi mẹ kế và bố ra ngoài, bé cầm 5.000 đồng chạy ra gặp ông xe ôm ở đầu ngõ xin chở về nhà ông bà nội. Tài xế cho cậu bé thêm 2.000 đồng rồi chở ra điểm xe buýt, giúp bắt xe về phố Hoàng Hoa Thám.
Người thân ngỡ ngàng khi nhận lại bé trong vòng tay sau gần 2 năm bị mất liên lạc. Cậu bé 10 tuổi lúc này gầy guộc, tóc dài phủ kín tai như con gái, mặt và người chi chít vết thương, quần áo rách tươm.
Bé trai nói phải nghỉ học khi vừa xong năm lớp 2, phải làm những công việc của người lớn và liên tục bị bố cùng mẹ kế đánh đập, bất kể có lỗi hay không.
bo-va-me-ke-hanh-ha-be-trai-10-tuoi-bi-khoi-to
Trần Hoài Nam thực nghiệm lại cảnh bạo hành con ruột. Ảnh: CTV.
Ngày 6/12, khi bị bắt, Nam khai đã uốn chiếc móc áo nhôm thành roi, bắt con nằm úp mặt hoặc đứng sát vào tường để "dậy dỗ con". Có khi Nam dùng muôi múc canh đánh vào đầu, đạp con gãy xương sườn.
Mẹ kế cháu bé thừa nhận, chiều 5/12 đã dùng đũa vụt mạnh vào mặt bé vì “lấy trộm đồ”. Trinh cho rằng nếu không "dạy dỗ" con riêng của chồng thì khi chồng về nhà biết chuyện sẽ còn nặng tay hơn.
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC: Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Phạm Dự

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan


Những cung đèo tuyết phủ trắng, cảnh yên bình của Thimphu và những đàn sếu cổ đen di trú đem lại cho Bhutan một nét riêng vào mùa đông.

Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Mùa đông Bhutan kéo dài từ tháng 12 đến giữa tháng 2 cũng là lúc du lịch nơi đây vào mùa thấp điểm nên lượng khách ít hơn những thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên đây lại là lúc cho phép du khách tận hưởng được một Bhutan bình yên hơn, không có những đám đông khách hành hương hay trekking. Ảnh: Camille.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Hang Hổ (Tiger Nest), một điểm đến thường xuyên đông khách du lịch thì tới mùa đông cũng vãn đi rất nhiều, đường khó đi hơn nhưng phong cảnh vẫn đẹp hút hồn. Ảnh: Gopackup.
00:00| 01:42
Tuyết rơi ở Bhutan tháng 3/2017. Video: Tshangkhab Nakchu.
 
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Chính vì ít khách hơn mà các dịch vụ xin visa, đặt phòng, ăn ở, đi lại có thể thoải mái hơn nhiều và du khách bớt phải lo lắng nếu phải thay đổi lịch trình vào phút chót. Hơn nữa giá cả tour cũng như các dịch vụ du lịch cũng rẻ hơn so với mùa cao điểm. Ảnh: bhutan-weather.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Một góc phong cảnh trên con đèo Dochula nằm ở độ cao 3.100 m so với mực nước biển. Vào những ngày trời trong, du khách có thể ngắm nhìn dãy Himalaya  hoặc đỉnh núi cao nhất Bhutan là Gangkar Puensum đẹp mê mẩn. Thực tế vào mùa đông số lượng ngày đẹp trời nhiều hơn so với xuân và thu. Ảnh: Camille.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Nói đến mùa đông Bhutan thì không thể bỏ qua vẻ đẹp của tuyết. Du khách sẽ thấy nhiều tuyết hơn ở những khu vực cao như đèo Dochula, đèo Chelela... Ảnh: Camille.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Nhiều người nghĩ mùa đông Bhutan sẽ rất lạnh nhưng thực tế ban ngày trời nắng và có phần ấm áp hơn. Nhiệt độ ban ngày thường ở 10 - 20 độ C, đêm đến từ 0 đến -5 độ C hoặc có thể xuống tới - 10 độ C. Ảnh: Camille.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Những chuyến trekking vẫn được tổ chức vào mùa đông, nổi bật là tuyến Nabji Korphu ở khu vực Trongsa. Độ cao ở đây chỉ dao động trong khoảng 2.000 m và nếu tới đúng dịp du khách có thể tham gia lễ hội Nabji-Korphu Drup vào tháng 12 hoặc tháng 1. Ảnh: himalayajourneys.
Vẻ đẹp của mùa đông Bhutan
Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 2 năm sau cũng là thời điểm những đàn sếu cổ đen bay từ Tây Tạng về Bhutan trú ngụ. Một số địa điểm để du khách ngắm nhìn loài chim linh thiêng này là thung lũng Phobjika, Chummey ở Bumthang và khu vực Bombeling ở Tashi Yangtse. 
Ảnh: gobackup.
Hương Chi

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản

Xem những hình ảnh này chắc chắn rằng trái tim mỗi con người nhất định sẽ rung động, cảm khái yêu đời và nhất là mơ ước được đến thưởng ngoạn cảnh mùa thu này. Đẹp rực rỡ, như trong viễn tưởng, hơn cả thần tiên. Tuyệt vời cho góc thư thái tâm hồn.

Màu vàng, đỏ, cam của lá phong ẩn hiện trong màn sương bảng lảng dưới thung lũng Korankei làm say lòng khách thập phương.


Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Tọa lạc ở thành phố Toyota (tỉnh Aichi, Nhật Bản), thung lũng Korankei nằm trong top 3 điểm ngắm lá vàng lá đỏ đẹp nhất xứ sở mặt trời mọc. Hàng năm, mỗi dịp cuối thu, chốn này lại trở nên đông đúc hơn bởi khách du lịch kéo tới chiêm ngưỡng tuyệt tác của thiên nhiên.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Thung lũng Korankei nằm bên dòng sông Tomoe, dưới chân dãy núi Iimori, được bao phủ bởi 4.000 cây phong từ 11 giống khác nhau, đồng loạt thay sắc lá vào tháng 11. Đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội  Korankei Momiji kéo dài khoảng một tháng, với nhiều hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí dành cho khách du lịch.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Toàn bộ thung lũng sẽ bắt đầu được "nhuộm màu" từ giữa tháng 11. Những cây phong tán thấp, sà xuống con đường nhỏ, tạo nên một "đường hầm" rực rỡ sắc màu - nơi lý tưởng để thả bước thong dong và ghi lại những khuôn hình lãng mạn nhất.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Thế kỷ 17, những nhà sư ở ngôi đền Kojakuji trên đỉnh núi Iimori bắt đầu trồng những cây phong đầu tiên. Sau đó, người dân địa phương cũng trồng loại cây này gần nơi ở của mình. Trải qua bốn thế kỷ, khách du lịch ngày nay khi tới đây có thể thưởng ngoạn thành quả là bức tranh mùa thu rực rỡ.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Cây cầu Taigetsukyo bắc ngang qua sông Tomoe được coi là biểu tượng của thung lũng Korankei và cũng là nơi dừng chân của những người mê nhiếp ảnh. Màu đỏ của cây cầu lẫn vào màu cam đỏ của rừng cây phía sau, đứng từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ra toàn bộ thung lũng.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, một sân khấu được dựng giữa rừng cây, ngay gần cây cầu Taigetsukyo với nhiều màn biểu diễn nhạc sống; ngoài ra còn có nhiều gian hàng ẩm thực, đồ lưu niệm...
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Bên cạnh cây phong, khung cảnh thung lũng còn được tô điểm sắc vàng của hàng bạch quả vàng rực.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Tới đây, du khách còn có thể ghé qua ngôi làng cổ Sanshu Asuke Yashiki với các xưởng mỹ nghệ đồ thủ công truyền thống mang đậm dấu ấn Nhật như: ô giấy, rổ tre, dép rơm, giấy bưu thiếp washi, khăn tay…
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Thời điểm này, từ 17h đến 21h, toàn bộ thung lũng được thắp sáng bởi hàng nghìn ánh đèn, quyện với màu sắc của lá phong tạo nên một màn trời rực rỡ trong đêm.
Mùa thu ở điểm ngắm lá vàng đẹp bậc nhất Nhật Bản
Du khách Việt muốn tới thung lũng Korankei có thể đáp chuyến bay thẳng của Vietnam Airlines từ Hà Nội hoặc TP HCM đến sân bay Nagoya. Có nhiều cách để tới đây nhưng bạn đều phải đổi tàu điện ngầm và di chuyển bằng bus với khoảng thời gian 2 giờ và có thể lâu hơn vào mùa cao điểm. Một cách khác là bạn có thể đặt trực tiếp các tour của công ty du lịch Việt Nam có khai thác khu vực miền Trung Nhật Bản.
Bài và ảnh: Nguyên Chi