Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Giá trị xuyên thế kỷ và Bài học xương máu về cách mạnh Tháng 10 Nga

 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế". 
Ý nghĩa của “Khai sáng thời đại, vạch sáng tương lai ” xóa bỏ chế độ người bóc lột người
Sự ra đời của Liên bang Xô Viết - con đẻ của Cách mạng Tháng Mười, cùng chế độ XHCN với những đóng góp to lớn vào những kỳ tích trong thế kỷ 20. Trong đó, giá trị nhân văn, nhân đạo được nhấn mạnh là một trong những giá trị đích thực của Cách mạng Tháng Mười - cuộc cách mạng có giá trị nhân văn nhất trong tất cả các cuộc cách mạng đã từng diễn ra trong lịch sử loài người: Điều vĩ đại nhất, ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn sâu sắc nhất của Cách mạng Tháng Mười, đó là với sự ra đời của CNXH đã cơ bản xóa bỏ nạn người bóc lột người, dân tộc lớn áp bức dân tộc nhỏ, tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất để làm ra của cải xã hội không còn nằm trong tay giai cấp bóc lột mà đã thuộc về nhân dân lao động. Tư tưởng vì con người, giải phóng con người, dân chủ công bằng xã hội trên nền tảng của chế độ XHCN.
Thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, đã đưa nhân dân lao động ở nước Nga từ địa vị nô lệ dưới chế độ thống trị của Nga hoàng trở thành những người làm chủ đất nước, đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực.
Từ sự tồn tại và phát triển của Liên bang Xô Viết, chúng ta có ''mảnh đất hiện thực'' để từ đó nhận thức được những giá trị cơ bản của Cách mạng Tháng Mười - những giá trị không chỉ biểu hiện tính ưu việt của Cách mạng Tháng Mười, mà còn là những động lực cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Ngày nay, Liên bang Xô Viết không còn tồn tại trên thực tế, song những giá trị cơ bản của Cách mạng Tháng Mười vẫn là những giá trị có ý nghĩa nhiều mặt đối với thời đại chúng ta.
Một trong những giá trị mà Cách mạng Tháng Mười đưa lại, đó chính là bài học về cách mạng tự bảo vệ. Cách mạng Tháng Mười đã chỉ rõ, để bảo vệ CNXH không chỉ dồn sức đánh bại các cuộc tấn công vũ trang của các lực lượng đế quốc thù địch từ bên ngoài, mà còn biết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thẩm thấu hòa bình nham hiểm của chúng từ bên trong. Mặt khác, cách mạng tự bảo vệ không chỉ bằng những công cụ, biện pháp của chuyên chính vô sản, mà cách tốt nhất là phải tăng cường sức mạnh nội sinh, luôn chủ động đổi mới một cách sáng tạo toàn diện cả trong tư duy lý luận lẫn hành động thực tiễn, tạo ra thế và lực đủ mạnh để tiến hành hiệu quả công cuộc xây dựng CNXH. 
 Những bài học quý báu mang tính định hướng cho cách mạng Việt Nam
Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ; sự nghiệp giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và đi lên CNXH. Cách mạng Tháng Mười trước tiên đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Ái Quốc để từ đó tạo nên lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, của dân tộc và nhân dân Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở Chủ nghĩa Marx-Lenin con đường cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc mình. Cách mạng Tháng Mười đã có ảnh hưởng quyết định đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng một cách sáng tạo thực chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Marx-Lenin, những kinh nghiệm mang tính phổ biến của Cách mạng Tháng Mười, những kinh nghiệm phong phú của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vào những điều kiện cụ thể của đất nước, để vạch ra đường lối chính trị và phương pháp cách mạng đúng đắn nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tất cả những đặc điểm ở Lenin, đó là: Sáng suốt một cách lạ thường trong việc dự đoán mọi tình huống, quyết đoán một cách nhanh chóng và hết sức đúng đắn trong những trường hợp cấp bách và hiểm nghèo; rắn như thép và nguyên tắc nhưng hết sức uyển chuyển về sách lược, tất cả những đặc điểm ấy ở Lenin, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười, là những bài học vô cùng quý báu đối với Đảng Cộng sản Việt Nam về phương diện chỉ đạo chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng.
Phân tích những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển CNXH ở Liên Xô về kinh tế, chính trị cũng như nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với thực tiễn cách mạng và con đường phát triển đi lên CNXH ngày nay ở Việt Nam, như: Cần có tư duy linh hoạt phù hợp qua từng giai đoạn, luôn lấy lợi ích nhân dân làm gốc, đảm bảo dân chủ thực sự, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xác định công tác xây dựng Đảng và cán  bộ có ý nghĩa then chốt, đạt được sự công bằng thực sự về lợi ích trong quan hệ quốc tế...
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không thành công cùng với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở những nước đó là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số những nước theo con đường XHCN vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển. Việt Nam có được thành tựu đó là nhờ đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và quá độ lên CNXH vào tình hình thực tiễn đất nước.
Còn mãi những giá trị xuyên thời đại về giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác cán bộ, chống diễn biến và tự diễn biến trong Đảng
Một thế kỷ đã trôi qua, nhưng tinh hoa, giá trị thời đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn tỏa sáng; là một nguồn động lực lớn thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.  Cách mạng Tháng Mười đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, trong đó có những vấn đề chiến lược về bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tư tưởng quân sự của Cách mạng Tháng Mười có giá trị vận dụng trong xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như hiện nay.
Tình hình thế giới, khu vực và trong nước hiện nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là toàn cầu hóa, hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang ra sức phủ nhận thành quả của Cách mạng Tháng Mười, ra sức chống phá phong trào cách mạng trên thế giới và ở Việt Nam. Vì vậy, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, vận dụng tinh thần cách mạng sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười Nga trong điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa hết sức to lớn, toàn diện và  sâu sắc về nhiều mặt, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì thế, chúng ta phải kiên trì, nỗ lực tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga. Những bài học kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga, nhất là về giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác cán bộ, chống diễn biến và tự diễn biến trong Đảng ...  từ sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô cần tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Cân bằng làm việc đi đôi với rèn luyện thể thao và nghỉ ngơi - chìa khóa khỏe mạnh

Xã hội hiện đại, cuộc sống hết sức khẩn trương, linh hoạt và đòi hỏi sức lao động của mỗi cá nhân trong xã hội đều phải gần như phải bắt buộc hết mình vào từng vai việc được đảm nhiệm mới hoàn thành được nhiệm vụ, yêu cầu đề ra của công việc và chức trách. Do đó, áp lực về thời gian, về số chất lượng của từng việc, về sự tận tâm, tận lực cả sức, trí, thể lực ... tất yếu dẫn đến strees do áp lực và đương nhiên sẽ gây mất cân bằng trầm trọng về tư tưởng, thể lực, ý thức của cuộc sống của từng cá nhân, thậm chí dẫn đến trầm cảm, tâm thần phân liệt, cả tự tự nữa. Đây là xu hướng chung của xã hội hiện đại và nó được biểu hiện ngày càng gia tăng hơn nhất là ở các nước phát triển. Muốn cân bằng nó; các bạn cần phải duy trì tốt đều đặn việc ăn uống khoa học, đủ chất, ngủ đủ giờ, làm việc khoa học và cân bằng thư giãn nghỉ ngơi hợp lý tránh làm việc quá nhiều thời gian trong ngày, tuần, tháng mà không có nghỉ ngơi... nhưng tốt nhất là phải tập luyện thể dục, thể thao rèn thể lực đều đặn, kiên trì, thường xuyên, khoa học và phù hợp lứa tuổi, môi trường và điều kiện công tác, cố gắng xỏ giầy vào mỗi sáng và mỗi buổi chiều hoặc tối cho thể thao đó là cách tối ưu nhất giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, luôn yêu đời... thỉnh thoảng lên bỏ tất cả mọi công việc để thư giãn thăm thú bạn bè, du lịch ngắn xả trại, câu cá, thăm danh lam thắng  cảnh... Sự cân bằng của cuộc sống sẽ luôn bên bạn, và một cuộc sống yêu đời, hiệu quả trong công việc sẽ đến với các bạn. Chúc mọi người luôn khỏe yêu đời làm nền tảng cho cuộc sống của mình và gđ luôn bình an, hanh thông, như ý. Nào cùng xem những bài học rất nóng và đáng suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống của Những con thiêu thân tại công sở Nhật Bản

Mỗi năm, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người Nhật Bản, chết do làm việc quá sức.


nhung-con-thieu-than-tai-cong-so-nhat-ban
Miwa Sado, phóng viên chính trị 31 tuổi của đài NHK Nhật Bản, tử vong do làm việc quá sức. Ảnh: NHK.
Tuần vừa qua, việc đài truyền hình NHK công khai vụ một nữ phóng viên tử vong do làm việc quá sức, một lần nữa khiến dư luận chú ý tới vấn nạn nhức nhối "làm việc tới chết" tại Nhật Bản, Washington Post đưa tin. 
Cô Miwa Sado, phóng viên chính trị 31 tuổi, tham gia đưa tin bầu cử Hội đồng thủ đô Tokyo và bầu cử thượng viện Nhật Bản từ tháng 6 đến 7/2013. Sau khi làm thêm 159 giờ và chỉ nghỉ hai ngày trong vòng một tháng, cô Sado tử vong do suy tim. 
Phóng viên Sado là một trong số hàng trăm nạn nhân mỗi năm của hiện tượng "karoshi", trong tiếng Nhật có nghĩa là chết do làm việc quá sức. Theo các chuyên gia, nếu tính cả thống kê không chính thức, con số này có thể lên tới hàng nghìn. 
Đại diện của đài NHK tuyên bố trong cuộc họp báo rằng cái chết của Sado cho thấy "vấn đề nằm trong bộ máy tổ chức của đài, bao gồm hệ thống nhân sự và cách thức đưa tin các cuộc bầu cử". Tuy nhiên, vấn nạn "làm việc tới chết" ở Nhật Bản không đơn giản như vậy.
Văn hóa làm việc như thiêu thân
Người Nhật không có khái niệm "cân bằng giữa cuộc sống và công việc". Họ coi làm việc ngoài giờ là điều tất nhiên. 
Văn hóa này bắt đầu từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Lúc đó, do đồng lương ít ỏi, người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ để gia tăng thu nhập. Dân Nhật duy trì thói quen này suốt những năm 1980 khi kinh tế bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Và họ tiếp tục làm việc như những con thiêu thân kể cả khi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thế rồi, khi bước vào thập niên 90, thời kỳ kinh tế bong bóng xảy ra khiến hàng loạt các công ty phải tái cấu trúc và cắt giảm nhân sự. Trong cơn khủng hoảng, người lao động Nhật Bản căng mình làm thêm giờ để giữ bằng được công việc. Đến lúc này, làm việc liên tục 12 tiếng một ngày đã trở thành điều bình thường ở Nhật Bản. 
"Trong môi trường công sở Nhật Bản, người ta luôn làm thêm giờ. Lao động ngoài giờ gần như là một phần của công việc. Không ai cưỡng ép nhân viên làm vậy nhưng họ cảm thấy đây là điều bắt buộc",  giáo sư đã nghỉ hưu Koji Morioka tại trường đại học Kansai cho biết. Ông Morioka đồng thời là chuyên gia tư vấn cho chính phủ các giải pháp đối phó với vấn nạn "karoshi".
Theo luật, giờ làm việc ở Nhật Bản là 40 tiếng mỗi tuần. Nhưng đa số người lao động làm thêm giờ vì sợ bị cấp trên đánh giá là yếu kém. Bên cạnh đó, đa số người Nhật, sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ đầu quân cho một công ty với hy vọng sẽ gắn bó với doanh nghiệp đó đến ngày về hưu. 
"Ở những quốc gia như Mỹ, mọi người tự do chuyển sang làm việc cho một công ty có chế độ đãi ngộ tốt hơn", giáo sư Kenichi Kuroda giảng dạy tại trường đại học Meiji ở Tokyo cho biết. "Nhưng tại Nhật Bản, người ta thường có xu hướng chôn chân tại một công ty cho đến hết đời. Không dễ mà chuyển chỗ làm".
Chưa kể các tổ chức công đoàn thường chỉ tranh đấu để đòi tăng lương cho người lao động chứ không quan tâm tới việc yêu cầu doanh nghiệp giảm giờ làm cho nhân viên. 
Chết do làm việc quá sức
nhung-con-thieu-than-tai-cong-so-nhat-ban-1
Một người đàn ông đi bộ trong hành lang một tòa nhà văn phòng ở Tokyo. Ảnh: Reuters
Các nạn nhân chết do làm việc quá sức ở Nhật Bản thường bị trụy tim hoặc trầm cảm dẫn tới tự tử. Bộ Lao động Nhật Bản ước tính 189 người đã chết do làm việc quá sức vào năm 2015, trong đó 49% tự tử và 51% do đau tim, đột quỵ hoặc nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này phải lên tới hàng nghìn. 
Ngoài ra, người Nhật thường xuyên không dùng hết ngày nghỉ phép theo quy định. Vào năm 2015, thống kê cho thấy trung bình một người lao động chỉ nghỉ phép 9 ngày một năm, tức là chưa tới một nửa tổng số ngày nghỉ. 
Hiện tượng "karoshi" vốn được coi chỉ xảy ra với lao động nam giới. Nhưng ngày càng nhiều lao động nữ, đa phần tự tử, trở thành nạn nhân của văn hóa làm việc này. Quan trọng hơn, các nạn nhân nữ thường còn rất trẻ, thậm chí chỉ mới hơn 20 tuổi, theo luật sư Hiroshi Kawahito, tổng thư ký của hiệp hội bảo vệ nạn nhân của karoshi. 
"Thực sự, thanh niên mới ngoài 30 chết vì đau tim không phải là chuyện hiếm ở Nhật Bản", ông Kawahito cho biết.
Sau khi cơ quan chức năng xác nhận nạn nhân chết do hậu quả của làm việc quá sức, gia đình sẽ tự động được nhận đền bù qua một hệ thống phúc lợi dành cho người lao động. Tuy nhiên theo luật sư Kawahito, chỉ chưa tới 1/3 số trường hợp nộp đơn đề nghị nhận đền bù được chấp nhận. 
Theo một nghiên cứu của chính phủ thực hiện với 10.000 công ty vào năm ngoái, hơn  20% số doanh nghiệp được hỏi cho biết nhân viên của họ làm thêm quá 80 giờ mỗi tháng. Và cứ một trong 5 người lao động Nhật, tương đương với 20% tổng số nhân lực, làm 49 tiếng trở lên mỗi tuần. Con số này cao hơn hẳn 16,4% ở Mỹ, 12,5% ở Anh và 10,1% ở Đức. 
Chính phủ vào cuộc
Nữ phóng viên Sado làm thêm 159 giờ có nghĩa là trong suốt một tháng trước khi tử vong, cô đã liên tục làm thêm 5,5 giờ mỗi ngày. Theo báo địa phương Asahi ShimbunSado quá bận rộn đưa tin về các ứng cử viên và những người ủng hộ. Cô vừa ghi hình các bài phát biểu vừa phải tham dự các buổi họp trong suốt mùa bầu cử. 
"Cô ấy ở trong tình thế mà không thể nghỉ. Trách nhiệm công việc buộc cô phải làm việc rất muộn. Có thể nói rằng Sado phải chịu đựng mệt mỏi về thể chất và thiếu ngủ tích tụ qua nhiều ngày", cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động cho biết. 
Sado bắt đầu làm việc tại đài NHK từ năm 2005 khi cô mới hơn 20 tuổi, theo Japan Times. Và 4 năm sau cái chết của cô, đài NHK mới quyết định công bố nguyên nhân. 
"Thậm chí cho tới tận bây giờ, 4 năm đã trôi qua, chúng tôi vẫn không thể chấp nhận sự thật rằng con gái mình đã mất", cha mẹ của phóng viên Sado nói trong một thông cáo báo chí. "Chúng tôi hy vọng nỗi đau đớn mà các gia đình nạn nhân phải gánh chịu sẽ không hoài phí".
nhung-con-thieu-than-tai-cong-so-nhat-ban-2
Mẹ của Matsuri Takahashi khóc trong buổi họp báo. Nữ nhân viên 24 tuổi Takahashi của tập đoàn quảng cáo Dentsu đã tự tử vì áp lực công việc. Ảnh: Reuters.
Vào năm 2015, Matsuri Takahashi, làm việc tại tập đoàn quảng cáo Dentsu, nhảy lầu tự tử vào đúng ngày Giáng sinh khi mới 24 tuổi. Trước khi chấm dứt cuộc sống, cô gái trẻ đã tâm sự trên mạng xã hội Twitter rằng cô phải làm thêm hơn 100 giờ trong suốt một tháng. 
"Tôi sắp chết. Tôi quá mệt mỏi rồi", Takahashi viết trong một tin nhắn điện thoại. 
Sau thảm kịch hơn một năm, chủ tịch Dentsu từ chức để nhận trách nhiệm vụ việc. Và vào ngày 6/10, Dentsu phải nộp phạt 4.400 USD vì không khắc phục được tình trạng người lao động làm quá giờ bất hợp pháp. Tập đoàn này bị cáo buộc có hành vi ép bắt 4 nhân viên làm việc ngoài giờ và dẫn tới hậu quả là một trong số đó, cô gái trẻ Takahashi, đã tự tử.
Cũng vào cuối năm 2015, Kiyotaka Seriwaza, nam nhân viên 34 tuổi tại một công ty chuyên sửa chữa nhà ở, đã tự sát vì không chịu nổi cường độ làm việc 90 giờ mỗi tuần. Trước khi chọn cái chết, anh Seriwaza đã gửi thư xin từ chức nhưng không được chấp thuận. 
Chính phủ Nhật Bản cố gắng từng bước thay đổi văn hóa làm việc để giải quyết tận gốc rễ vấn nạn nhức nhối "karoshi", bao gồm thông qua luật giảm số lượng người lao động làm hơn 60 giờ mỗi tuần và khuyến khích người lao động dùng hết số ngày nghỉ phép hàng năm. 
Phát ngôn viên của chính phủ tuyên bố rằng Nhật Bản "cần phải chấm dứt văn hóa làm việc nhiều giờ để người dân cân bằng cuộc sống, (có thời gian) nuôi dạy con cái và chăm sóc người già", theo Bloomberg.
Hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, các công ty bắt đầu khuyến khích nhân viên tan sở đúng giờ, đi nghỉ, tránh xa công việc. Tập đoàn quảng cáo Dentsu áp dụng biện pháp cụ thể hơn là tắt hệ thống chiếu sáng trong công ty vào lúc 10h tối và yêu cầu tất cả các nhân viên cứ 6 tháng phải nghỉ ít nhất 5 ngày. Tương tự, hãng bảo hiểm nhân thọ Japan Post Insurance cũng tắt đèn vào đúng 7h30 tối. Trong khi đó, Yahoo tại Nhật đang tính tới phương án làm việc 4 ngày một tuần. 
"Không thể chỉ xóa bỏ karoshi", giáo sư Morioka tại trường đại học Kansai nhận định. "Điều chúng ta cần làm là dần dần thay đổi văn hóa và tạo ra thói quen dành thời gian cho gia đình và các sở thích cá nhân... Con người ta bận đến mức còn chẳng có thời gian mà phàn nàn". 
Trong một e-mail mà Sado gửi đi trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nữ phóng viên này đã có dự cảm không tốt về cái giá phải trả vì làm việc quá sức. 
"Mình quá bận và quá căng thẳng. Ngày nào, mình cũng nghĩ đến bỏ việc ít nhất một lần. Nhưng chắc là phải cố thôi", Sado viết. Khi phát hiện xác của Sado trên giường, người ta thấy trên tay cô vẫn cầm chiếc điện thoại di động. 
An Hồng