Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Ngang ngược lếu láo coi thường nhân loại của Trung Quốc - Thế giới là của tất cả nhân loại

Ông Trung Quốc ơi, ông chỉ có trên 1 tỷ người dẫu biết rằng chiếm khá lớn số dân của nhân loại, dẫu biết rằng ông là nước lớn nằm trong thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có vai trò vị trí quan trọng trong bàn bạc quyết định các vấn đề của thế giới. Nhưng ông nhớ rằng ông chỉ là một nước, môt quốc gia, một thành viên của nhân loại, mà sự tồn tại phát triển của mỗi quốc gia, thế giới nói chung đều cần thủ luật của quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán cuả từng nước về chủ quyền độc lập lãnh thổ biển đảo, hải đảo... trong Hiến chương Liên hợp quốc mà ông cũng đã ký rồi đó. Ông đi cướp đất, đảo, biển của nước khác, ông vẽ bậy vẽ bạ đường lưỡi bò rồi sau ông lại tuyên bố đó là chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi; ông cậy thế nước lớn làm càn, đẩy cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan bành trướng bá quyền Hán; ông lôi kéo dụ dỗ, mua chuộc ức hiếp các nước nhỏ... Khi thế giới phản đối quyết liệt trên tất cả các phương diện của lương tri nhân loại; giờ ông lại giở thói côn đồ, bành trướng, lếu láo, ngang ngược, bất chấp lẽ phải và những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi (ông chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam), ông lại coi trời bằng vung và với cách hành xử kiểu giang hồ, xã hội đen, lấy thịt đè người như thế này chắc chắn sẽ dẫn đến ông Trung Quốc sẽ bị nhân loại coi thường, khinh bỉ và nhất định ông sẽ bị cô lập tự trói tư duy, trói chân, tay và người chịu thiệt thòi nhất là nhân dân Trung Quốc. Nào ta xem sự ngáo đá, ngáo đất, biển trời, ngáo đường lưỡi bò; đặc biệt là ngáo hành xử phát ngôn lếu láo của Nhà cầm quyền Trung Quốc khi họ nêu 4 điểm then chốt liên quan đến Biển Đông đều rất ngỗ ngược, ngổ ngáo. 

Trung Quốc đưa ra những vấn đề mà họ cho là quan trọng nhất liên quan đến Biển Đông, như vụ kiện của Philippines, máy bay Mỹ tuần tra. 

Trung Quốc bồi đắp trái phép thực thể thành đảo nhân tạo, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: ARMED FORCES OF THE PHILIPPINES
Trung Quốc bồi đắp trái phép thực thể thành đảo nhân tạo, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Armed Forces of the Philippines
Theo điểm them chốt đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát đi hôm 27/5, nước này tuyên bố sẽ không bao giờ chấp nhận vụ kiện về Biển Đông, bất kể tòa trọng tài quốc tế có phán quyết thế nào. 
Bắc Kinh cho rằng vụ kiện của Philippines là sự "khiêu khích chính trị" và Manila không định giải quyết tranh chấp, thay vào đó cố bác bỏ cái gọi là chủ quyền Trung Quốc. 
Theo People's Daily, thứ hai, Trung Quốc muốn Mỹ dừng hoàn toàn việc triển khai máy bay trinh sát gần cái gọi là "không phận" nước này ở Biển Đông. Trong điểm then chốt thứ ba, Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông không phải là việc của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và các thành viên của nhóm.
"Bất cứ âm mưu nào nhằm làm xói mòn quyền chủ quyền Trung Quốc thông qua cưỡng ép hay các biện pháp khác sẽ thất bại", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong điểm then chốt cuối cùng. 
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Ngày 26/5, lãnh đạo các nước G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italy và Canada, trong hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản, đã ra tuyên bố tái khẳng định tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết "hòa bình" và tôn trọng "tự do đi lại trên biển, trên không". Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cho biết nước này "vô cùng bất mãn" với tuyên bố của lãnh đạo G7 liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông
.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Đường hoa phượng dài nhất Việt Nam - chiêm ngưỡng vẻ đẹp không thể không ngắm

Với hơn 4.000 cây phượng và hàng trăm cây bằng lăng đang đồng loạt ra hoa, con đường gần 20 km mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trở thành đường hoa dài và đẹp nhất Việt Nam.
Đường Phạm Văn Đồng dài gần 20 km, bắt đầu từ cầu Rào chạy qua quận Dương Kinh tới ngã ba Bốt Bà Thau, quận Đồ Sơn. Trước 12/5/2005, đường mang tên tỉnh lộ 353 chỉ với 2 làn, không dải phân cách.
Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, Hải Phòng nâng cấp tỉnh lộ 353 lên 6 làn xe, mỗi chiều 3 làn. Trong đó 2 làn dành cho xe cơ giới, một làn dành cho xe thô sơ, xe gắn máy. Ngăn cách giữa là dải phân cách bằng cây xanh, cỏ, hoa.
2012 là năm đầu tiên thành phố Hải Phòng tổ chức lễ hội Hoa Phượng đỏ với chủ đề gắn kết du lịch vùng duyên hải đồng bằng sông Hồng, nhà chức trách cho trồng thêm 400 cây hoa phượng 2 bên đường, nâng tổng số cây hoa này lên 4.068.
Ngoài ra, nhà chức trách cũng cho trồng xen hoa bằng lăng tím để tạo điểm nhấn cho tuyến đường.
Đường Phạm Văn Đồng được du khách cũng như người dân đất Cảng mệnh danh là con đường hoa phượng dài nhất, độc đáo nhất Việt Nam. Những ngày tháng 5, con đường đẹp nhất bởi sắc đỏ ngập tràn, đan xen cùng sắc bằng lăng tím.
Đợt hoa này chưa phai, đợt hoa tới đang hé nở. Còn đường sẽ như dải nhung đỏ khổng lồ kéo dài đến giữa tháng 6 mới hết thúc.
Cô giáo Nguyễn Kim Liên (THCS An Đà quận Ngô Quyền) cho biết, mỗi năm hè về, nhìn phượng đỏ cháy và những cánh hoa rơi, kỷ niệm thời học sinh lại ùa về. Tranh thủ ngày cuối tuần, cô Liên cùng đồng nghiệp dạo bước trên con đường, nhặt cánh hoa ép vào sổ lưu niệm.
Cô giáo trẻ làm duyên với hoa phượng đỏ rực.
Với những cặp uyên ương, đường hoa Phạm Văn Đồng trở thành địa chỉ để thực hiện bộ ảnh cưới đầy ấn tượng.
Tháng 5 là lúc phượng rực rỡ nhất. Sang tháng 6, mưa nhiều hơn, hoa nhạt màu và không còn sai.
Với chiếc điện thoại thông minh, các thiếu nữ thoải mái chụp ảnh cùng hoa.

Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội- Việc tử tế quá hay

Nếu mọi làng xã, thôn bản, khu dân cư ở Việt Nam dù giàu hay nghèo nhưng nếu có tổ chức chặt chẽ, có sự đồng thuận, thống nhất cao trong xây dựng khu phố, thôn bản xanh, sạch đẹp văn minh lại có sự kết hợp cả truyền thống văn hóa của làng xã, khu phố quê hương dân tộc vào xây dựng và trình bày qua tranh như thế này thì Tuyệt và thật tuyệt. Không ở đâu đẹp bằng quê hương mình đang sống. Cảm ơn các bác, nhân dân khu  ngõ 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nào cùng xem lịch sử dân tộc, truyền thống quê hương Việt Nam qua tranh của các bác.

Những bức tranh gốm cỡ lớn hội tụ khung cảnh cuộc sống, sinh hoạt làng quê, được thiết kế độc đáo trong ngõ 78 đường Duy Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến nhiều người thích thú chiêm ngưỡng.

Những ngày gần đây, đoạn đường tranh gốm được xây dựng trong ngõ 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã khiến nhiều người dân thủ đô không khỏi ngỡ ngàng. Toàn bộ phần mặt tường dài khoảng 200 m, chạy dọc trước cửa các hộ dân tại đây đều được phủ lên bằng những bức tranh gốm khổ lớn.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 1.
 Toàn bộ phần mặt tường dài khoảng 200 m, chạy dọc trước cửa các hộ dân tại đây được phủ lên bằng những bức tranh gốm khổ lớn.
Sự hoành tráng của các bức tranh khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, thậm chí coi đây là "con đường gốm sứ" thứ hai của Hà Nội, sau "con đường gốm sứ" dài kỷ lục tại quận Long Biên.
Bà Nguyễn Thị Tho (61 tuổi), người dân sống trong ngõ cười nói phấn khởi. Bà Tho cho biết, kể từ khi lên ý tưởng xây dựng con đường tranh gốm này, mọi người ở tổ dân phố đều thấy trước nhà mình sạch sẽ và nên thơ, khác hẳn với những hình ảnh quảng cáo, tường nham nhở trước đó.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 2.
 Bức tường được chia thành hai phần, phần trên là các bức tranh khổ lớn về phong cảnh non nước, làng quê hoặc đàn cá…; bên dưới là các bức nhỏ, hình hoa sen.
"Người đưa ra ý tưởng độc đáo này là bà Vũ Thị Bắc (57 tuổi), là người ở trong ngõ. Ban đầu mọi người lấy ý tưởng trồng hàng trúc dài trước nhà nhưng sau đó thống nhất góp tiền làm tranh gốm. Các hộ dân thống nhất với nhau sẽ bỏ tiền ra thuê thợ về làm. Trong quá trình thực hiện, diện tích trước cửa nhà của mỗi hộ sẽ được phép chọn lựa khung cảnh trên bức tường nhưng tất cả phải cùng một màu sắc nhằm đảm bảo tính đồng bộ", bà Tho cho hay.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 3.
 Theo bà Tho, kể từ khi con đường tranh gốm được xây dựng, đường vào ngõ luôn sạch sẽ.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 4.
 Tất cả các bức tranh đều có màu chủ đạo là nâu đỏ, nổi bật trên nền tường màu trắng, vô cùng độc đáo và đẹp mắt.
Theo bà Tho, ngay sau khi con đường tranh gốm được xây dựng hoàn thành xong đã nhận được sự quan tâm và thích thú của nhiều người dân trong khu vực và khắp nơi hiếu kỳ đến xem.
"Mấy ngày nay nhiều người nghe tin kéo đến xem. Ở các phường, quận cũng xuống học hỏi kinh nghiệm. Bản thân gia đình tôi thích thú cảnh đồng quê với cây đa, sân đình, cảnh người dân chèo thuyền… nên đã xây dựng theo ý thích. Ngoài ra một số đường nét do chồng tôi tự vẽ trông rất hay", bà Tho cười nói.
"Xây dựng đến nay đã hai năm, ngày nào cũng nhìn các bức tranh gốm nhưng chẳng bao giờ tôi thấy chán. Được xem những bức ảnh đồng quê dân dã xua tan đi căng thẳng, mệt mỏi", bà Tho chia sẻ thêm.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 5.
 Những bức tranh gốm này thể hiện cuộc sống sinh hoạt của làng quê Việt.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 6.
 Một góc hồ Gươm.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 7.
 Bức tranh mang ý nghĩa vinh quy bái tổ.
Chứng kiến con đường tuyệt đẹp trên, nhiều người đi đường đã vô cùng thích thú. Bạn Lê Oanh, sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội cho biết, bản thân khi nhìn những bức tranh gốm mộc mạc cô cảm thấy vô cùng thoải mái và yêu thích.
"Dù được xây dựng trong ngõ thôi nhưng rất đẹp. Nếu các con ngõ khác cũng được xây dựng như thế này thì đẹp quá. Vào đây ngắm những bức tranh gốm cỡ lớn thế này tôi như sống lại nơi vùng quê yên bình, dịu mát", Lê Oanh cho hay.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 8.
 Những chi tiết của các bức tranh đều rõ nét
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 9.
Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội - Ảnh 10.
  Dù đã xây dựng được 2 năm nhưng do bảo vệ và gìn giữ nên bức tranh gốm còn khá mới.
Bà Bùi Thị Sinh, tổ phó tổ dân phố 28, cho biết, sau khi con đường được hoàn thành, bị thu hút bởi vẻ đẹp và sự hoành tráng của các bức tranh gốm, không ít người đã tìm đến đây để ngắm, để chụp ảnh. Người dân trong khu vực vẫn thường gọi con ngõ này là "tuyến đường kiểu mẫu" hoặc "đường gốm có một không hai".
"Trong thời gian sắp tới, các hộ dân sẽ đóng góp kinh phí để hoàn thiện tất cả những phần còn trống trên bức tường. Mong muốn của tổ là biến bức tường trở thành một bức tranh gốm đồng bộ, độc đáo và sinh động", bà Sinh chia sẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Một ngày của Tổng thống Mỹ Obama ở Hà Nội- Dấu mốc son lịch sử nâng tầm quan hệ Việt- Mỹ

Lịch làm việc dày đặc, vừa theo nguyên tắc quy định ngoại giao, vừa là nguyên thủ quốc gia trong giao tiếp trên nền tảng của vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn nghiêm ngặt cho đoàn và cá nhân Tổng thống. Nhưng trên hết là thái độ tiếp đón của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng chinh phủ, Chủ tịch Quốc hội và nhân dân Hà Nội vô cùng nồng hậu, thân thiện, dễ gần và rất văn hóa Việt. Đặc biệt, Ngài Tổng thống và đoàn cũng rất dễ gần, dân dã, nhưng hết sức văn minh, tôn trọng đối tác và nhân dân Việt Nam, đoàn đã để lại những hình ảnh minh chứng sống động cho sự phát triển mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Chúc sức khỏe Ngài Tổng thống và đoàn, chúc mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng phát triển góp phần giữ vững hòa bình, ổn định khu vực và thế giới; góp phần phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và Mỹ ngày càng thịnh vượng, phồn vinh, hạnh phúc. Cùng xem những hình ảnh này:
 Một ngày làm việc tại Hà Nội của Tổng thống Mỹ Barack Obama diễn ra với rất nhiều hoạt động. Trong đó  cam kết thúc đẩy một loạt lĩnh vực trong tuyên bố chung: Việt Nam và Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực như an ninh, quốc phòng, kinh tế và nhân quyền.


Theo thông cáo của cơ quan báo chí Nhà Trắng, sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay, hai bên thông qua Tuyên bố chung, khẳng định hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân, an ninh - quốc phòng, nhân quyền và cải cách pháp lý, các thách thức khu vực và quốc tế cũng như thúc đẩy một mối quan hệ đối tác lâu dài.
Hai bên cho biết "hài lòng với tốc độ phát triển nhanh, ổn định và toàn diện trong quan hệ Việt Mỹ trong những năm qua" và lợi ích chung giữa Việt Nam và Mỹ tiếp tục mở rộng.
Tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao
Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi phái đoàn tại mọi cấp độ, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan chính phủ. Việt Nam và Mỹ dự định mở rộng đối thoại thường niên cấp cao giữa bộ ngoại giao hai nước để thảo luận các biện pháp tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện cũng như các vấn đề khác dựa trên lợi ích song phương.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế
Việt Nam và Mỹ tập trung vào tăng cường hợp tác kinh tế, bao gồm thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và biến đổi khí hậu.
Hai nước nhấn mạnh Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm.
Hai nước tái khẳng định cam kết sớm phê chuẩn và thực thi đầy đủ nội dung trong hiệp định, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế là toàn diện và tạo thêm cơ hội cho tất cả mọi người.
Hai nước hoan nghênh việc ký kết những thỏa thuận thương mại lớn nhân chuyên thăm của Tổng thống Mỹ Obama.
Tăng cường hợp tác nhân dân với nhân dân
Việt Nam và Mỹ ủng hộ tăng cường quan hệ nhân dân với nhân dân nhằm củng cố hiểu biết chung, hợp tác và tình hữu nghị giữa người dân hai nước.
Hai bên hoan nghênh thỏa thuận song phương cấp thị thực một năm, xuất nhập cảnh nhiều lần, dành cho doanh nghiệp ngắn hạn và du khách từ cả hai nước. Hai bên đánh giá cao và công nhận thành công của cộng đồng Việt - Mỹ và đóng góp của họ cho quá trình thúc đẩy quan hệ song phương.
Tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng
Việt Nam và Mỹ tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng như đã nêu ra trong các văn kiện trước dó. Hai bên tiếp tục hơp tác trong an ninh, đối phó tội phạm đa quốc gia và an ninh mạng.
Việt Nam hoan nghênh quyết định của chính phủ Mỹ trong việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh sự hỗ trợ hàng hải từ Mỹ và mong muốn hợp tác với Mỹ để tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam.
Hai nước bày tỏ sự hài lòng trong những nỗ lực chung liên quan đển các vấn đề nhân đạo và hậu quả chiến tranh. Mỹ cam kết tiếp tục phối hợp với Việt Nam trong việc tẩy độc dioxin ở Biên Hòa.
Hai bên cam kết tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền phù hợp với hiến pháp riêng và tôn trọng các cam kết quốc tế. Hai nước công nhận sự đóng góp từ các tổ chức tôn giáo và xã hội trong những lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội ở cả hai quốc gia.Thúc đẩy vấn đề nhân quyền và cải cách pháp lý
Việt Nam và Mỹ khuyến khích tăng cường hợp tác hơn nữa để đảm bảo tất cả mọi người, bất kể giới tính, màu da, tôn giáo và khuynh hướng tình dục, bao gồm cả người khuyết tật, có thể hưởng đầy đủ nhân quyền của họ.
Việt Nam và Mỹ hoan nghênh một nghị định thư về hành pháp và hỗ trợ pháp lý.
Đối phó thách thức khu vực và thế giới
Mỹ và Việt Nam tái khẳng định cam kết chung sử dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp trên biển, bao gồm tôn trọng quá trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Hai nước nhấn mạnh cam kết giữa các bên có tranh chấp kiềm chế, không có hành động làm leo thang căng thẳng hoặc mở rộng tranh chấp, công nhận tầm quan trọng của việc nghiêm chỉnh thực hiện về Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hai nước bày tỏ quan ngại sâu sắc liên quan đến những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, tổn hại lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định. Việt Nam và Mỹ ủng hộ tự do đi lại trên biển và trên không, thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, kêu gọi phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong giải quyết tranh chấp, tái khẳng định cam kết chung theo Tuyên bố Sunnylands và phối hợp chặt chẽ với các đối tác ASEAN khác trong thực thi DOC.
Mỹ một lần nữa cam kết tích cực phối hợp và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công APEC 2017.
Việt Nam và Mỹ tái khẳng định giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thực hiện Thỏa thuận Paris. Mỹ hứa tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó với nạn hạn hán tồi tệ nhất 90 năm và xâm nhập mặn trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở khu vực sông Mekong.
Hai nước còn cam kết hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, phi hạt nhân hóa, sức khỏe, chống buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ đa dạng sinh học theo Quan hệ hợp tác Việt - Mỹ Đối phó Buôn bán Động vật hoang dã.
Tăng cường quan hệ đối tác dài hạn
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện, làm cho quan hệ song phương sâu hơn, thực chất hơn và hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân hai nước, cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày tại Việt Nam. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama đang duyệt đội danh dự trong lễ đón diễn ra tại Phủ Chủ tịch vào buổi sáng, mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm.
10h50, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama tại Phủ Chủ tịch. "Chúng ta đến đây, như một biểu tượng của mối quan hệ được đẩy mạnh trong vài thập kỷ qua", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Obama nói. Cuộc hội đàm kéo dài khoảng một giờ. Ảnh: Reuters
Sau lễ ký kết một số văn bản giữa Mỹ và Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Hồ Chủ tịch. Nhà sàn từng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc, mang đậm dấu ấn lịch sử và là di sản kiến trúc, văn hóa của Việt Nam.
Ông Obama cho cá ăn trước sự chứng kiến của thành viên phái đoàn Mỹ và quan chức Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã viết trong sổ ghi cảm tưởng tại nhà sàn Hồ Chủ tịch: "Mong rằng quan hệ nồng ấm giữa nhân dân chúng ta tiếp tục phát triển".
Trong cuộc họp báo chung diễn ra sau đó với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo ông, động thái này nhằm hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa những cựu thù và loại bỏ "vết tích còn sót lại của Chiến tranh Lạnh". Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh quyết định trên.
Họp báo kết thúc, Tổng thống Mỹ Obama dự tiệc chiêu đãi của Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.
Phát biểu tại buổi tiệc, ông Obama dẫn lại câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" để tôn vinh những người có công xây đắp mối quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ như ngày nay.
"Tôi được biết ở Việt Nam có một câu tục ngữ, đó là: 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'. Hôm nay, chúng ta cùng có mặt ở đây để bày tỏ sự kính trọng, trân trọng những người đã đến trước chúng ta. Những người Việt Nam và Mỹ, những người đã trồng cây và chăm cho cái cây đó ngày hôm nay đã trở thành đối tác toàn diện giữa hai nước", ông Obama nói. Ảnh: AP
15h30, sau khi dự quốc yến do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Văn phòng Chính phủ. Ảnh: Reuters
Sau khi gặp gỡ Thủ tướng, ông Obama tiếp tục cuộc hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào lúc 16h30, kết thúc ngày làm việc đầu tiên tại Hà Nội.
Khoảng 20h, ông Obama đến một quán bún chả trên phố Lê Văn Hưu, Hà Nội, để dùng bữa tối.
Trước đó nhiều giờ, quán ăn trên phố này có nhiều nhân viên an ninh nước ngoài lẫn Việt Nam kiểm tra nghiêm ngặt. Khách bước vào quán phải qua vài vòng an ninh. Khác với vẻ ngoài trang trọng khi tham dự các hoạt động chính thức, Tổng thống Mỹ mặc sơ mi trắng giản dị.
Vào bên trong, ông Obama tươi cười bắt tay một số vị khách đang dùng bữa, chào hỏi chủ nhà rồi lên tầng hai ăn tối theo lịch hẹn với đầu bếp nổi tiếng của kênh truyền hình CNN, Anthony Bourdain. Trong ảnh, ông Obama ăn bún chả và uống bia lạnh cùng đầu bếp Bourdain.
Đầu bếp Bourdain trò chuyện với Tổng thống Mỹ Obama về mục đích của chuyến thăm cũng như niềm yêu thích của ông đối với người dân, món ăn và văn hóa Việt Nam.
Trên trang Twitter của mình, Bourdain cho hay bữa ăn của ông với Tổng thống Mỹ Obama có giá 6 USD và ông là người nhận trả tiền. Cũng theo Bourdain, kỹ năng sử dụng đũa của ông Obama "rất tuyệt vời". Ảnh: Instagram
Ông Obama bắt tay một người dân địa phương trong lúc rời quán. Ảnh: Reuters
Ông chủ Nhà Trắng nán lại khoảng 5 phút để vẫy chào, bắt tay người dân trong tiếng reo hò dù hai chiếc Cadillac The Beast cùng lực lượng bảo vệ đã sẵn sàng đưa Tổng thống Mỹ rời đi



.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Tổng thống Putin của Nga Khẳng định tranh chấp Biển Đông cần giải quyết bằng luật quốc tế

Putin khẳng định tranh chấp Biển Đông cần giải quyết bằng luật quốc tế

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm qua cho biết nước này quan tâm và theo dõi tình hình ở Biển Đông. 

putin-khang-dinh-tranh-chap-bien-dong-can-giai-quyet-bang-luat-quoc-te
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi.
Chiều tối qua 19.5.2016 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thành phố Sochi để tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN - Nga.
Đón Thủ tướng Việt Nam tại Sochi, ông Putin khẳng định khi theo dõi tình hình ở Đông Nam Á nói chung, Biển Đông nói riêng, lập trường của Nga là cần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), TTXVN đưa tin. 
Theo tổng thống Nga, các bên liên quan cần triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Nga ủng hộ việc ASEAN và Trung Quốc phối hợp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). 
Ông Putin đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á, khẳng định Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 
Hai nhà lãnh đạo nhìn lại hợp tác song phương trong các lĩnh vực, nhất trí tiếp tục phối hợp trong các chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, nhất là trong trao đổi thương mại, dầu khí, điện hạt nhân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chuyển đến Tổng thống Putin lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.
Sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Nga tại Sochi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN - Nga.
     Cảm ơn Ngài Tổng thống Putin- Nước Nga đã thể hiện rõ quan điểm của mình trước thế giới về vấn đề Biển Đông hiện nay, rõ ràng, nhất quán, trách nhiệm trung thực và tôn trọng luật pháp quốc tế. Ngài Tổng thống và nhân dân Nga cao thượng tốt bụng hết mình vì Việt Nam và thế giới hãy nghe cảm nhận vài câu thơ giản dị của một công dân Việt Nam. Xin cảm ơn Ngài.
Tôi chưa một lần đến Máscova
Chưa tận mắt ngắm nhìn Kremli kỳ vĩ
Nhưng đã suốt một phần hai thế kỷ
Trong lòng tôi có một khoảng trời Nga