Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông - nỗi niềm cần nhớ của mọi gia đình Việt

6.000 người cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

     Ở Việt Nam mỗi ngày có trung bình 24 người chết vì tai nạn giao thông và trên 60 người bị thương. Mỗi năm trung bình khoảng 10 000 người chết. Thật khủng khiếp vì đằng sau con số đó là biết bao nhiêu gia đình bị mất người thân,  con mất cha, vợ mất chồng... hơn nữa còn để lại biết bao di chứng cho người còn sống, trước hết là mất đi những trụ cột của mỗi gia đình, tương lai hạnh phúc đều bị dang dở, gián đoạn thậm chí rất khó khăn mờ mịt, người chết không được toàn thây...  Song Phật giáo luôn làm điều thiện, đức, nhân... để mỗi kiếp người khi về với Phật được luân hồi trở lại làm người, trước hết là giải thoát được lên cảnh giới để siêu thoát. Nhìn hình ảnh này mỗi chúng ta đều cần phải cẩn  trọng khi tham gia giao thông chấp hành tốt luật, không uống rượu bia khi tham gia giao, giáo dục con em, gia đình chấp hành tốt luật giao thông và tôn trọng pháp luật.
      Sáng 8/11, đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đã diễn ra tại chùa Trúc Lâm Thiên Trường (Nam Định).
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức tại chùa Trúc Lâm Thiên Trường, trung tâm Phật giáo của tỉnh Nam Định. Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân, phật tử, trong đó nhiều người có người thân tử vong do tai nạn giao thông đã tới dự lễ.
8h sáng, nơi diễn ra đại lễ đã chật kín người, xung quanh là các tấm áp phích nhắc nhở tham gia giao thông an toàn. Ban tổ chức ước tính số lượng người tham gia lễ cầu siêu trong sáng 8/11 lên tới hơn 6.000.
Nhiều người là người thân của nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tranh thủ làm lễ cầu cho vong linh người đã khuất trước đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Trúc Lâm Thiên Trường. Đây được cho là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
Chư Tôn lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thắp hương mở màn cho các hoạt động pháp hội cầu siêu cho nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.

Đây là năm thứ tư Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông trên toàn quốc, trong đó có Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông. 
Các tăng ni, phật tử cùng hàng nghìn người dân dành phút mặc niệm cho các nạn nhân, bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông, chia sẻ mất mát với người thân của họ.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Đinh La Thăng cho biết, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 24 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống, cùng trên 60 người người bị thương tật suốt đời. Ông kêu gọi các cơ quan hữu quan cùng toàn thể nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông để niềm vui an toàn và bình yên trọn vẹn đến với mọi người, mọi nhà.
Ban tổ chức cũng phát miễn phí sách hướng dẫn lái xe môtô, xe gắn máy an toàn cho người dự lễ. Đây là sách dạng cẩm nang bỏ túi của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, rất bổ ích cho người tham gia giao thông.
Quý Đoàn

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Không ra được tuyên bố chung của Hội Nghị quốc phòng 11.2015 do vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp hơn

Việc các bộ trưởng quốc phòng ASEAN không ra được tuyên bố chung sau hội nghị phản ánh sự chia rẽ trong khối do hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra. Điều này rõ ràng cho thấy dù ASEAN đã là khối thống nhất, nhưng lợi ích của mỗi quốc gia luôn là vấn đề then chốt quyết định trong các vấn đề liên quan đến tuyên bố, ngoại giao và chi phối trực tiếp đến chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Hơn nữa ASEAN bị chi phối có thể nói là có chia rẽ trong khối khi bị Trung Quốc áp đặt, vận động để hủy tuyên bố chung của Hội nghị do vấn đề mưu mô độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Điều này cho thấy hơn bao giờ mỗi cuộc họp dù ở cấp nào cũng cần có tuyên bố chung và nhất quán về cách giải quyết các vấn đề cơ bản của khối, nhất là giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay là cấp bách do Trung Quốc gây ra.
cuoc-doi-dau-khien-hoi-nghi-quoc-phong-asean-huy-tuyen-bo-chung
Hội nghị ADMM+ kết thúc mà không ra được bản tuyên bố chung. Ảnh: AFP
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác (ADMM+) diễn ra từ ngày 3 đến 5/11 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã lần đầu tiên trong lịch sử không ra được bản tuyên bố chung vì những bất đồng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc đưa vấn đề Biển Đông vào bản tuyên bố, Reuters đưa tin.
Tờ Stars and Stripes của Mỹ dẫn lời các quan chức giấu tên của nước này cho biết Trung Quốc đã "thành công trong việc gây sức ép với một số thành viên ASEAN giữ im lặng" về hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay khác với các buổi họp báo chung truyền thống sau mỗi hội nghị ADMM+, buổi họp báo năm nay sẽ chỉ có duy nhất nước chủ nhà Malaysia tổ chức. Malaysia sẽ ra một bản tuyên bố riêng về hội nghị này với tư cách là chủ tịch ASEAN, nhưng hiện chưa rõ vấn đề Biển Đông có được đề cập đến trong bản tuyên bố này hay không.
Đối đầu trong hội nghị
Hồi đầu tuần, các quan chức ngoại giao cho biết Mỹ và Nhật Bản đã tìm cách đưa vấn đề Trung Quốc bồi đắp trái phép và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông vào tuyên bố chung của hội nghị ADMM+. Động thái này diễn ra trong bối cảnh tàu chiến USS Lassen của Mỹ vừa hoàn thành chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải vào phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.
Ngay từ hồi tháng hai, Bắc Kinh đã tuyên bố rõ rằng họ không muốn vấn đề Biển Đông được thảo luận trong hội nghị diễn ra ở Malaysia, một quan chức quốc phòng cấp cao khác của Mỹ cho biết. Tuy nhiên, khi hội nghị diễn ra, nước chủ nhà Malaysia đã đồng ý đưa những từ ngữ có đề cập đến Biển Đông vào bản tuyên bố cuối cùng, theo tiết lộ của một quan chức quốc phòng Philippines tháp tùng bộ trưởng quốc phòng nước này.
Quan chức trên từ chối nói rõ về những từ ngữ được đề cập trong bản dự thảo tuyên bố chung, và cho biết Philippines đã thể hiện sự "hài lòng với việc đề cập này". "Điều đó còn tốt hơn là không có gì trong văn kiện, nhưng tất nhiên chúng tôi có thể đạt được một tuyên bố còn hay hơn", quan chức này nói.
Trong một bản bình luận bị phát nhầm cho báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein nói rằng ASEAN tìm kiếm một "giải pháp hòa bình cho các tranh chấp" ở Biển Đông, và "phải tránh các cuộc đụng độ trên biển và trên không bằng mọi giá". Văn bản này sau đó đã được phía Malayasia thu hồi, theo Reuters.
Trong cuộc gặp mặt với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải gần những đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông.
Đáp lại, ông Thường nói rằng Trung Quốc có những "ranh giới" trên Biển Đông mà nếu Mỹ vượt qua, Bắc Kinh sẽ có hành động để "bảo vệ". "Người dân và quân đội Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ hành động xâm phạm 'chủ quyền' và lợi ích liên quan nào", ông Thường nói.
Các quan chức quân sự Mỹ cho biết tuyên bố này của ông Thường sẽ không phải là thứ răn đe Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong tương lai, theo AFP.
cuoc-doi-dau-khien-hoi-nghi-quoc-phong-asean-huy-tuyen-bo-chung-1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) bắt tay tướng Thường Vạn Toàn. Ảnh: NavyTimes
Vận động hành lang
Phát biểu sau khi Malaysia thông báo về việc không ra bản tuyên bố chung của hội nghị, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ khẳng định rằng chính Trung Quốc đã vận động hành lang một số nước Đông Nam Á không chấp nhận bất cứ từ ngữ nào liên quan đến Biển Đông trong văn kiện.
"Nguyên nhân là vì Trung Quốc đã vận động hành lang để loại bỏ bất cứ yếu tố nào có đề cập đến vấn đề Biển Đông trong bản tuyên bố chung cuối cùng", quan chức giấu tên này cho hay.
"Đây là quyết định của ASEAN, nhưng quan điểm của chúng tôi là thà không có tuyên bố nào còn hơn là ra một tuyên bố né tránh những vấn đề quan trọng như hoạt động bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông", quan chức này nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng chiến thuật vận động hành lang để gây sức ép buộc một hội nghị cấp cao của ASEAN rơi vào bế tắc và không ra được tuyên bố chung.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia vào tháng 7/2012 cũng đã lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối không ra được bản tuyên bố chung vì những bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông. Theo các quan chức ngoại giao, Trung Quốc đã gây sức ép và vận động nước chủ nhà Campuchia bác bỏ bất cứ đề xuất đưa vấn đề Biển Đông nào vào dự thảo tuyên bố chung.
Trong hội nghị ADMM+ lần này, các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay một số nước ASEAN "cảm thấy không phù hợp" khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trong một tuyên bố chính thức.
"Điều này phản ánh sự chia rẽ mà hoạt động bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra cho khu vực", quan chức này nhấn mạnh.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại đổ lỗi cho "một số nước nhất định" bên ngoài Đông Nam Á đã khiến hội nghị ADMM+ không ra được tuyên bố chung.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng các nước này "tìm cách gây sức ép đưa những nội dung không liên quan vào bản tuyên bố chung", và rằng việc hội nghị lâm vào bế tắc hoàn toàn là "lỗi của những nước đó".
Hội nghị ADMM+ với sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ được tổ chức từ năm 2006 đến nay là một trong những nền tảng quan trọng để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước khi hội nghị diễn ra, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin đã đề cao vị thế và vai trò của khối ASEAN trong đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực. Ông cho rằng sự tham gia của 10 quốc gia cùng với các cường quốc khác sẽ "tạo nên điều khác biệt", và sự xuất hiện của các nước lớn ngoài ASEAN sẽ "không tạo ra tình thế đối đầu làm gia tăng căng thẳng và phức tạp trên Biển Đông".
Trí Dũng

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Việt Nam lên án hành vi sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam

         Việt Nam có đường bờ biển cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.
        Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà); vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Có thể nói Việt Nam là quốc gia về Biển; từ đó cho thấy việc khai thác nguồn lợi chung về tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi thủy sản luôn là vấn đề nhạy cảm, nóng và liên quan đến rất nhiều vấn đề của các quốc gia có liên quan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhiều năm nay việc Trung  Quốc, đến bây giờ là Thái Lan sử dụng vũ lực trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đánh bắt thủy sản đối với ngư dân Việt Nam là đáng báo động. 
        Nhà nước và nhân dân Việt Nam lên án hành vi sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam, Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam. Đây không chỉ là hành động không thể chấp nhận được mà còn là hành động làm ảnh hưởng đến hình ảnh của các quốc gia liên quan trong xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ theo cách tôn trọng và xử lý thỏa đáng các vụ như thế này với thái độ nhân văn, hiểu biết nhất là tôn trọng luật phát quốc tế, tôn trọng lợi ích hợp pháp và quyền được sống của công dân mỗi nước. Việt Nam luôn  đã, đang và phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam, đảm bảo tôn trọng vùng biển các nước liên quan.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam.

Hôm nay (17/9), trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 11/9/2015, tàu Thái Lan truy đuổi một số tàu cá Việt Nam và sử dụng vũ khí tấn công khiến 1 ngư dân Việt Nam thiệt mạng và 2 ngư dân khác bị thương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, ngày 11/9, một số tàu cá của tỉnh Kiên Giang trong khi đang đánh cá trái phép trong vùng biển của Thái Lan thì bị tàu Thái Lan truy đuổi và sử dụng vũ khí tấn công khiến 1 ngư dân Việt Nam thiệt mạng và 2 ngư dân khác bị thương".
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh rõ những thông tin liên quan. Bộ Ngoại giao cũng đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan làm việc chặt chẽ với phía Thái Lan để tìm hiểu rõ vụ việc. Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, đại diện Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết phía Thái Lan đã nhận được những thông tin liên quan và đang khẩn trương xác minh vụ việc, đồng thời cho biết sẽ sớm có thông báo chính thức về kết quả điều tra trong thời gian sớm nhất. Ngày 17/9/2015, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và yêu cầu phía Thái Lan điều tra vụ việc.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu phía Thái Lan khẩn trương điều tra, xác minh rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý những cá nhân liên quan, bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại về người và tài sản của ngư dân Việt Nam, không để xảy ra những vụ việc tương tự, tránh để ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan.
Nhân đây, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình ngư dân Ngô Văn Sinh bị thiệt mạng cùng lời thăm hỏi đến các ngư dân bị thương và tin tưởng mạnh mẽ rằng gia đình những ngư dân bị nạn sẽ sớm vượt qua những khó khăn, mất mát, sớm ổn định cuộc sống.
Về phía Việt Nam, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã, đang và phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam, đảm bảo tôn trọng vùng biển các nước liên quan".

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Hồn thiêng giang sơn - đất trời- dân tộc - con người Việt Nam quyện tụ vào Lễ kỷ niệm 70 năm- ngày Quốc khánh 2/9/1945 -2/9/2015

   Lễ mít tinh, diễu binh mừng Quốc khánh 2/9

      30.000 người đại diện cho các lực lượng quân đội, công an và nhiều tầng lớp nhân dân đã tham gia lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành qua nhiều tuyến phố trung tâm thủ đô trong sự chào đón của người dân. 
           Xem, ngẫm, nghĩ, tư duy đan cài dâng tràn xúc động, cảm xúc tột cùng của tự hào về nhân dân về dân tộc Việt Nam về Đảng, Quân đội, Công an nhất là nhân dân ta. Một đất nước mà hồn núi sông, trong mỗi ngọn cỏ, cành cây, mỗi ngọn gió, hạt mưa, mỗi ánh mặt trời đều màu máu, màu cờ đỏ sao vàng, màu của bất khuất, anh hùng, không chịu khuất phục trước bất cứ cường quyền nào, màu của sự hy sinh máu xương của biết bao thế hệ anh hùng liệt sỹ, nhân dân, màu của sáng tạo, đoàn kết, màu của tin tưởng, màu của thiên- địa- nhân tàng phong tụ khí trên Ba Đình, màu của sự biết ơn Người- Hồ Chí Minh mãi mãi; màu của 4 ngàn năm tụ lại để thấy màu của tương lai sáng lạn trên con đường đi tới của dân tộc ta là phồn vinh thịnh vượng, độc lập tư do dân chủ. Nhưng cũng là màu của đòi hỏi mỗi con dân nước Việt phải quyết tâm, đoàn kết, sáng tạo, kiên quyết, khôn khéo, phải dĩ bất biến ứng vạn biến, phải nhận rõ bạn để thêm bạn, bớt thù, phải đồng lòng cả nước chung sức, toàn dân sẵn sàng và  đánh bại mọi loại giặc cả giặc dốt, giặc tham nhũng, giặc ngoại xâm...xây dựng thế trận, tiềm lực mạnh về mọi mặt để xứng đáng với Hồn  thiêng núi sông giang sơn - đất trời- dân tộc - con người Việt Nam quyện tụ vào Lễ kỷ niệm 70 năm- ngày Quốc khánh 2/9/1945 -2/9/2015.
8h45
  • icon
    Kết thúc lễ diễu binh, diễu hành qua lễ đài ở quảng trường Ba Đình, 30.000 người chia thành hai ngả đang tiến sâu vào các tuyến phố Hà Nội. Ngả thứ nhất là quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Ngả thứ hai quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.
    db5-6115-1441161579.jpg
    Xe chỉ huy dẫn đầu đoàn diễu binh, diễu hành trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.
    mohoi-7521-1441159134.jpg
    Nhiệt độ Hà Nội sáng nay là 27 độ C. Do phải diễu hành qua quãng đường dài, hầu hết chiến sĩ đều đổ mồ hôi. Ảnh: Quý Đoàn.
    do4-1864-1441163200.jpg
    Đoàn diễu binh đi từ Hàng Khay tiến vào phố Tràng Tiền. Ảnh: Bá Đô.
    do1-1597-1441163201.jpg
    Nữ cảnh sát cơ động diễu qua phố Hàng Khay. Ảnh: Bá Đô.
    do3-6754-1441163201.jpg
    Đoàn đại diện cho lực lượng công an xã đi qua khu vực Nhà hát Lớn. Ảnh: Bá Đô.
    do1-8423-1441163934.jpg
    Người dân trên phố Nguyễn Thái Học khi đoàn hồng kỳ diễu qua. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 8h40icon
    Tại quảng trường Ba Đình, lễ mít tinh chuẩn bị khép lại với màn văn hóa - nghệ thuật, giai điệu bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vang lên. Trong khi đó, tại Sài Gòn, đường phố vắng vẻ. Ở quán cafe, nhiều người dân theo dõi diễu binh, diễu hành qua màn ảnh nhỏ.
    Ông Văn Quốc Huy (61 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, 70 năm Quốc khánh là mốc trọng đại của dân tộc, việc theo dõi diễu binh cũng là cách nhìn lại chặng đường đã qua. "Tôi kỳ vọng đất nước sẽ ngày càng phát triển, đời sống thịnh vượng hơn", vị cựu chiến binh nói.
    2a-9226-1441158313.jpg
    Người dân TP HCM theo dõi diễu binh qua màn ảnh nhỏ. Ảnh: Phạm Duy.
    camco-2996-1441164426.jpg
    Người dân Hà Nội chờ xem đoàn diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Hoàng Phương.
    Ông Hà Văn Tải (86 tuổi), nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, cán bộ tiền khởi nghĩa từng tham gia cướp chính quyền, dạy bình dân học vụ, chia sẻ cảm xúc khi theo dõi lễ diễu binh.
  • 8h35icon
    Tại quảng trường Ba Đình, kết thúc phần diễu hành là đoàn xe Quốc hiệu, đi đầu là biểu tượng nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên, sau đó là biểu tượng nhà nước Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kết thúc phần nghi lễ tại quảng trường Ba Đình, đoàn diễu binh, diễu hành sẽ chia làm hai ngả về phía Kim Mã và ngược lên Văn Miếu. 
    ptt-3646-1441162123.jpg
    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi các cựu chiến binh tham dự lễ diễu binh, diễu hành. Ảnh:Đình Nam.
    cugiaa-3716-1441158140.jpg
    Cụ ông Nguyễn Duy Ân (82 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội) thức cả đêm để chờ con đón đi xem diễu binh. Hơn 4h sáng, ông và con cháu đã có mặt tại phố Nguyễn Thái Học. Đoàn diễu hành đi qua, ông giơ cao chiếc cờ và hô vang Hồ Chí Minh muôn năm. Ảnh: Bá Đô.
    dan-4051-1441158598.jpg
    Người dân trên phố Nguyễn Thái Học ngắm đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Quý Đoàn.
    Trên các tuyến đường đoàn diễu binh đi qua, người dân đứng, ngồi kín hai bên. Nhiều cựu chiến binh đã trải qua chiến tranh, từng nếm trải những mất mát, đau thương; hay các em bé lần đầu tiên được xem diễu binh đều chăm chú theo dõi.  
    Bà Nguyễn Thị Hằng (83 tuổi ở Kim Mã) mang ghế ra vỉa hè ngồi từ 5h sáng. Cách đây 70 năm, bà Hằng là cô bé 13 tuổi theo bố mẹ đi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Khi đó không được vào quảng trường nhưng bà vẫn rất háo hức. "Đất nước 70 tuổi rồi, chỉ mong sẽ ngày càng giàu mạnh, nhân dân ấm no, lớp trẻ lớn lên được hưởng thành quả tốt nhất", bà nói.
  • 8h24icon
    vanmieu1-4086-1441157280.jpg
    Đoàn diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.
    Tại quảng trường Ba Đình, khối nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên đang tiến qua lễ đài. Trong khi đó, các khối quân đội, công an nhân dân chia thành hai ngả đã tiến sâu vào các tuyến phố. Người dân đứng kín hai bên đường vỗ tay chào đón. Rất nhiều người đã dùng điện thoại, máy ảnh để ghi lại cảnh diễu binh.
    danchao1-1454-1441157498.jpg
    Người dân vỗ tay khi đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    qd2-8364-1441157777.jpg
    Đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 8h15icon
    Tại quảng trường Ba Đình, các khối công an nhân dân gồm: cảnh sát cơ động, giao thông, phòng chống tội phạm, đặc nhiệm, phòng cháy chữa cháy... đang tiến qua lễ đài. Ra đời từ khi chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, trải qua các thời kỳ, cảnh sát nhân dân đã gắn bó với nhân dân và các lực lượng chức năng, trừng trị tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
    dacnhiem-3270-1441245193.jpg
    Đại diện của cảnh sát cơ động. Ảnh: Giang Huy.
  • 8h05icon
    Các khối nam, nữ dân quân tự vệ tiến vào lễ đài. Cùng với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, lực lượng nữ tự vệ đã có vai trò quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến, nữ tự vệ vừa lao động sản xuất, bảo vệ nhà máy, vừa chịu đựng vất vả, động viên chồng con lên đường đánh giặc.  
    Tuổi già, không thể xuống Hà Nội theo dõi lễ diễu binh trực tiếp, ông Hoàng Đình Trân (82 tuổi, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Lạng Sơn, theo dõi qua tivi. Nhận xét các đội diễu binh đi rất đẹp, thể hiện được sức mạnh, ông Trân mong rằng đất nước Việt Nam phát triển mạnh, ai cũng có công ăn việc làm, sinh viên ra trường không còn rơi vào cảnh thất nghiệp. Lao động trong nước không phải đi xuất khẩu mà Việt Nam còn thuê được người nước ngoài về làm giàu cho mình. 
    bado1-2980-1441157266.jpg
    Cảnh sát chuyển nước uống cho người dân ngồi xem đoàn diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.
    bd8-2525-1441157872.jpg
    Trẻ em ngồi bên vỉa hề tuyến phố Nguyễn Thái Học - Kim Mã chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    dan1-9299-1441158691.jpg
    Người dân trải báo xuống lòng đường, vỉa hè, ngồi chờ xem đoàn diễu binh. Ảnh: Bá Đô.
  • 8h00icon
    Khối sĩ quan đặc công đang tiến vào lễ đài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn dò lực lượng này: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt, các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt”. Thực tế đây là binh chủng mạnh trong quân chủng lục quân. 
    dantoca-8833-1441163482.jpg
    Tại TP Lạng Sơn, người dân đến khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ để mít tinh, chào mừng Quốc khánh. Ảnh: Mây Hồng.
    Ở Lạng Sơn, người dân thành phố và các huyện lân cận như Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng đổ đến khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ để theo dõi chương trình giao lưu dân ca chào mừng ngày 2/9. Bà Hà Thị Cồ (62 tuổi, huyện Cao Lộc) cho biết năm nào cũng rủ vài người cùng làng ra thành phố chơi hội 2/9. Đến đây, bà được hát sli lượn giao duyên. 
    Tại Nghệ An, cùng con cháu theo dõi tivi màn diễu binh 2/9, thiếu tướng Bùi Tùng chia sẻ cảm nhận:
  • 7h50icon
    Khối học viên các trường sĩ quan tiến qua lễ đài. Tham dự đợt kỷ niệm này có rất nhiều trường sĩ quan, gồm: lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật quân sự, phòng không không quân, không quân, hải quân, biên phòng, đặc công, tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, phòng hóa, thông tin, bộ binh... Các học viên được tập trung tập luyện từ 4 tháng trước. 
    bd7-4263-1441157558.jpg
    Nữ chiến sĩ thông tin diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.
  • 7h43icon
    Đội hình diễu binh của lực lượng vũ trang tiến vào lễ đài. Đi đầu đội hình diễu binh là xe chỉ huy của trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp theo đoàn diễu binh là các khối quân nhạc, sĩ quan lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, phòng không, không quân, hải quân.  
    vovantuan-5947-1441154961.jpg
    Trung tướng Võ Văn Tuấn trên xe chỉ huy tiến vào lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.
    gh3-2886-1441166449.jpg
    Xe rước cờ Quyết chiến, quyết thắng tiến vào lễ đài. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h35icon
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc bài diễn văn hơn 20 phút bằng lời kêu gọi đại đoàn kết toàn dân, đưa đất nước sánh vai cùng bè bạn, giữ gìn toàn vẹn non sông gấm vóc, tin tưởng dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những kỳ tích mới.
    Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu chỉ đạo lễ diễu binh, diễu hành trong tiếng quân nhạc. Đi đầu đội hình là xe Quốc huy nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc huy được đặt trên nền trống đồng tượng trưng cho lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc. Hành tiến cùng xe Quốc huy là 54 đôi nam, nữ thanh niên, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Tiếp theo là khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc và xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
    quochuya-8478-1441170736.jpg
    Xe rước Quốc huy đi qua Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h25icon
    Diễn văn của Chủ tịch nước nêu rõ, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, như: chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng trên biển Đông. 
    gh2-6561-1441166281.jpg
    Các lực lượng tham gia lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h20icon
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Cách mạng tháng 8 đưa Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến thành đất nước độc lập, nhân dân từ thân phận nô lệ thành người tự do, cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa trên thế giới. 70 năm qua, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đã giữ vững nền độc lập tự chủ, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng 8. 
    ongsang-1532-1441153327.jpg
    Chủ tịch Trương Tấn Sang đọc diễn văn trên lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.
    Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước cũng thể hiện sự tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước; khắc ghi công ơn to lớn của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; ghi nhớ sự giúp đỡ của nhân dân các nước anh em đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.
  • 7h10icon
    Trên khán đài, Ban tổ chức đang giới thiệu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn khách quốc tế tới tham dự lễ mít tinh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn, nhắc lại sự kiện cách đây đúng 70 năm, tại vị trí này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Trên nhiều tuyến phố, người dân tập trung rất đông. Các thanh niên tình nguyện và công an luôn nhắc nhở người dân đứng đúng vị trí, không tràn ra lòng đường.
    nguyenthaihoc1-7838-1441153008.jpg
    Người dân tập trung theo dõi diễu binh trên đường Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.
  • 7h05icon
    Ngọn lửa truyền thống biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn của dân tộc Việt Nam được những vận động viên tiêu biểu rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ngọn lửa được trao cho trung tướng Triệu Xuân Hòa, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để thắp lên đài lửa. Lãnh đạo Đảng, nhà nước và các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành làm lễ chào cờ trước Quảng trường Ba Đình. Cùng lúc, tại Hoàng thành Thăng Long, 21 loạt đại bác đắt đầu nổ vang rền.
    duoca-7709-1441170946.jpg
    Ngọn lửa được những vận động viên tiêu biểu rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
    db3-1345-1441154284.jpg
    21 loạt đạn bác nổ vang rền trong khu vực Hoàng thành. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 7h00icon
    Lễ chào cờ ở Quảng trường Ba Đình bắt đầu. 21 loạt đại bác cũng được khai hỏa tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long.
    Bà Lê Thi, một trong hai người tham gia kéo cờ lễ độc lập 70 năm trước kể lại:
    bd1-2541-1441153208.jpg
    Quảng trường Ba Đình lúc 7h sáng nay. Ảnh chụp qua màn hình.
    Ông Nguyễn Thanh Hiền, cựu chiến binh đến từ Yên Mỹ (Hưng Yên) chia sẻ: “Tôi may mắn so với nhiều đồng đội đã ngã xuống, được ra dự 70 năm ngày Quốc khánh. Là người dân, thấy thủ đô trang nghiêm, long trọng kỷ niệm ngày lễ lớn như thế này thì không biết nói gì hơn, kính chúc toàn thể người dân và đồng đội Đoàn 814, Mặt trận B2 Nam Bộ luôn mạnh khỏe”.
  • 6h55icon
    Đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước đang tiến ra lễ đài, chuẩn bị cho lễ chào cờ bắt đầu lúc 7h5. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch nước sẽ đọc diễn văn và đến 7h40 bắt đầu chương trình diễu binh diễu hành. Điều hành lễ diễu binh là trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
    chaocoa-1340-1441171376.jpg
    Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quan khách tham dự lễ mít tinh. Ảnh: Giang Huy.
  • 6h40icon
    Xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, hàng nghìn người dân đang chờ đợi. Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, đến nay người dân thủ đô mới lại được chứng kiến các lực lượng phô diễn sức mạnh. Dù quy mô đợt này không như trước, không có sự tham gia của vũ khí trang bị, nhưng người dân vẫn háo hức.
    Ở góc đường Nguyễn Thái Học - Lê Trực, hai cựu chiến binh Đoàn Văn Hào (89 tuổi) và Nguyễn Xuân Tiến (92 tuổi) khoác trên mình bộ áo lính gắn đầy huân chương, kỷ niệm chương ngồi lặng lẽ chờ đợi. Ngày 2/9/1945, hai cụ may mắn có mặt ở Hà Nội để chứng kiến lễ mít tinh và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
    “Khi nghe Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn, chúng tôi vỗ tay giòn vang như những tràng pháo, nhiều người đã khóc vì niềm hạnh phúc khi trở thành người dân của một đất nước độc lập”, ông Tiến chia sẻ. Sau này được dự nhiều lễ diễu binh, diễu hành, nhưng đối với ông, ngày độc lập năm 1945 để lại dấu ấn khó phai mờ. 
    phao-4963-1441151535.jpg
    Ảnh: Quý Đoàn.
    Tại Hoàng thành Thăng Long, pháo lễ đã vào đội hình, đạn pháo đã lên bệ. 75 lính pháo binh trang phục chỉnh tề sẵn sàng nhận lệnh từ 6 chỉ huy để khai hỏa. Sẽ có 21 loạt pháo đại bác được bắn cùng thời điểm chào cờ tại Quảng trường Ba Đình. Đảm nhận nhiệm vụ này là Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh), sản xuất đạn pháo 105 mm là Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).
    db2-2289-1441154095.jpg
    Đạn đại bác đã sẵn sàng. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 6h30icon
    Trời Hà Nội đang rất đẹp, gió mát, nhiều tuyến phố thoang thoảng mùi hoa sữa - báo hiệu Hà Nội đã vào thu. Người gia đình giục giã nhau dậy sớm, sau khi gửi xe ở nhà người quen, hoặc điểm trông giữ ở đầu phố, thì đi bộ vào trung tâm Ba Đình. Các tuyến đường đoàn diễu binh đi qua sẽ cấm toàn bộ phương tiện, người dân có thể đi bộ vào phố và đứng trên vỉa hè theo dõi.
    Nguyễn Minh Nguyệt (Đại học Ngoại thương) cùng bạn đến xem diễu binh từ sớm. “Em thấy mình may mắn khi được sinh ra trong thời bình, có mặt ở thủ đô Hà Nội để chứng kiến những giây phút trọng đại của đất nước như thế này”, Nguyệt nói.
    bd9-3250-1441158267.jpg
    Người dân đứng chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    nguoidan1-3757-1441150372.jpg
    Người Hà Nội xuống đường đi xem diễu binh, diễu hành từ 5h30 sáng.
    Ảnh: Hoàng Phương.
    nguoidan2a-9674-1441150372.jpg
  • 6h25icon
    dieubinh-7012-1441149858.jpg
    Các lực lượng tham gia diễu binh tiến vào vị trí chuẩn bị. Ảnh: Quý Đoàn.
    Từ đêm 1/9, các khối quân, dân tham gia diễu binh từ nhiều ngả đã di chuyển về đường Hoàng Hoa Thám, chuẩn bị cho lễ mít tinh cử hành lúc 7h sáng 2/9 tại quảng trường Ba Đình.